Nho Trung Quốc đổ bộ chợ Việt với giá rẻ hơn rau

Những chùm nho không hạt, mẫu mã đẹp, cứng quả, còn nguyên phấn được rao bán với giá chỉ từ 25 nghìn đồng/kg.

Thời gian gần đây, trên thị trường, nhiều loại nho được bày bán khắp các chợ truyền thống, chợ đầu mối và chợ online với giá siêu rẻ. Đặc biệt, nhiều loại nho nhập khẩu có giá thấp hơn cả rau.

Vừa đặt được rành nho kẹo với giá 125 nghìn đồng, chị Phạm Thị Nga, trú tại Long Biên (Hà Nội) cho biết, năm nay giá nho rẻ chưa từng có.

Nho Trung Quốc đổ bộ chợ Việt với giá rẻ hơn rau ảnh 1

Nho kẹo có giá chỉ từ 25 nghìn đồng/kg.

“Mọi năm, nho kẹo tôi mua rẻ lắm cũng phải 45 nghìn đồng/kg. Năm nay mua cả rành tính ra chỉ 25 nghìn đồng/kg. Rẻ ngang với cân bí xanh hoặc cải canh ở chợ, rẻ hơn cả cân súp lơ xanh”, Nga nói.

Theo chị Nga, không chỉ nho kẹo mà các loại nho khác cũng rất rẻ, ví dụ như nho ngón tay cũng chỉ 110 nghìn đồng/kg; nho đỏ ruby chỉ 50 nghìn đồng/kg; nho sữa chỉ 80 nghìn đồng/kg.

“Họ bán theo rành từ 3-5kg nên mấy chị em trong công ty tôi rủ nhau mua. Nho không hạt lại ngọt, cuống tươi, quả còn nguyên phấn và cứng quả nên rất ngon, cả nhà ai cũng thích”, chị Nga cho biết.

Nho Trung Quốc đổ bộ chợ Việt với giá rẻ hơn rau ảnh 2

Nho kẹo được bán cả rành với giá chỉ từ 109 nghìn đồng/5kg. (Ảnh chụp màn hình).

Cũng bất ngờ vì mua được nho sữa với giá chỉ 75 nghìn đồng/kg, chị Tâm, trú tại Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, bình thường chị phải mua theo chùm, mỗi chùm tầm 400-500gr có giá từ 200-250 nghìn đồng. Tuy nhiên, giờ họ bán có 230 nghìn đồng/rành.

“Mỗi rành nho sữa từ 3-4 kg lõi, quả xanh, tươi, không hạt, ăn giòn như cà pháo. Nho đỏ ruby thì có giá từ 30-40.000 đồng/kg. Họ cũng bán online theo rành, không bán lẻ”, chị Tâm nói.

Nho Trung Quốc đổ bộ chợ Việt với giá rẻ hơn rau ảnh 3

Nho sữa giá rẻ chưa từng có.

Theo chị Tâm, không chỉ trên chợ online mới có giá rẻ như vậy mà tại chợ truyền thống, nho cũng được bày bán la liệt với đủ các chủng loại, giá cũng “rẻ như rau”.

Trao đổi với PV, chị Ngọc, đầu mối bán trái cây tại chợ Long Biên (Hà Nội) cho biết, hiện tại đang là mùa nho của Trung Quốc nên loại quả này được chị nhập về bán. Giá rẻ lại tươi ngon nên mỗi ngày chị bán cả tấn.

“Mùa nho của Trung Quốc kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Giá lúc này cũng rẻ, mẫu mã đẹp, bán chạy nên tôi thường bán cả rành, không bán lẻ. Đa số các cửa hàng nhập về rồi tách lẻ để bán kiếm lời”, chị Ngọc cho biết.

Theo chị Ngọc, loại nho rẻ nhất phải kể đến là nho kẹo, giá chỉ từ 25 nghìn đồng/kg, sau đó là nho đỏ ruby có giá từ 35-40 nghìn đồng/kg, nho sữa bắp từ 75-85 nghìn đồng/kg, nho móng tay chỉ từ 90-100 nghìn đồng/kg. Tất cả đều là hàng nhập từ Trung Quốc.

Nho Trung Quốc đổ bộ chợ Việt với giá rẻ hơn rau ảnh 4

Nho đỏ ruby có giá chỉ từ 40-45 nghìn đồng/kg.

“Tôi bán thì nói luôn là nho Trung Quốc nhưng họ lấy về bán lẻ thì quảng cáo là nho Úc, nho Mỹ, nho Hàn để bán được giá cao hơn. Mặc dù cao nhưng mặt bằng chung giá nho năm nay rẻ hơn mọi năm từ 10-15 nghìn đồng/kg do sản lượng nhập về lớn mà người dân thắt chặt chi tiêu hơn nên đẩy hàng với giá rẻ để lấy số lượng”, chị Ngọc phân tích.

Theo quan sát, không chỉ nho được bày bán với giá rẻ mà tại các chợ, vô số các loại hoa quả nhập từ Trung Quốc được bày bán có giá chỉ từ 15-25 nghìn đồng/kg.

Cụ thể, táo đá đường có giá 250 nghìn đồng/thùng 20kg, tức là chỉ hơn 10 nghìn đồng/kg; mận róc hạt chỉ 10-12 nghìn đồng/kg; lựu chỉ 15-20 nghìn đồng/kg; lê đường chỉ 15 nghìn đồng/kg; dưa lưới vàng chỉ 24 nghìn đồng/kg; táo đá cherry chỉ 260 nghìn đồng/thùng 20kg…

Đưa giống nho "quý tộc" về làng, vụ đầu tiên đã thu tiền tỷ

Anh Hoàng Văn Tuấn ở xã Xuân Du, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) bỏ tiền tỷ đưa hai giống nho "quý tộc" là nho sữa của Hàn Quốc và Kyoho của Nhật Bản về trồng, vụ đầu tiên đã thu về tiền tỷ.

Xuân Du vốn là thủ phủ của đào phai. Bản thân gia đình anh Hoàng Văn Tuấn cũng trồng đào, với diện tích trên 2ha. Mặc dù cây đào mang lại giá trị cao, song với sức trẻ và hoài bão, Tuấn luôn mong muốn mang giống cây mới về trồng tại địa phương, đem lại thu nhập cao hơn.

Qua những lần tìm hiểu thông tin trên mạng, trên báo chí, anh biết đến mô hình trồng nho sữa của Hàn Quốc và nho Kyoho của Nhật Bản. Không ngần ngại, Tuấn quyết tâm “cơm đùm cơm nắm” vào tận miền Nam để tìm hiểu mô hình trồng nho.

Dua giong nho

Khu vườn trồng nho rộng hơn 7.000m2 của anh Hoàng Văn Tuấn

“Lần đầu tiên tận mắt chứng kiến vườn nho sữa tôi như bị hút hồn. Được tham quan, được chủ vườn chia sẻ kinh nghiệm, ngay lập tức tôi đã muốn đưa giống nho này về quê trồng”, anh Tuấn kể.

Cuối năm 2021, anh Tuấn quyết định mua 1.500 cây nho giống về trồng trên diện tích 7.000m2. Ngoài tiền mua giống, anh còn đầu tư giàn, mái che, hệ thống tưới tiêu,... tổng chi phí hơn 2 tỷ đồng.

Theo anh Tuấn, thời điểm anh công bố bỏ số tiền lớn đầu tư vào trồng nho và đưa giống về địa phương, không chỉ người thân trong gia đình mà hàng xóm cũng xì xào, nói anh là... "hâm".

Đầu năm 2022, anh bắt đầu xuống giống. Đến thời điểm này, hai giống nho anh trồng đã cho lứa quả đầu tiên. Mỗi gốc nho cho 4-5kg quả. Với hai vụ một năm, giá bán từ 500.000 đến 600.000 đồng/kg, năm đầu tiên anh đã thu về tiền tỷ.

Dua giong nho

Nho bói vụ đầu tiên, anh Tuấn đã thu về tiền tỷ

Anh Tuấn cho biết, sở dĩ gọi là nho “quý tộc” vì giống nho này rất đắt. Việc chăm sóc nho cũng rất phức tạp. Ngoài xây hệ thống nhà giàn, hệ thống tưới tự động thì việc cắt tỉa lá, cắt cành cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng quả.

“Theo tôi biết, cả nước mới có 3 hộ trồng được giống nho sữa này, nhiều hộ khác cũng trồng nhưng thất bại. Ở Thanh Hóa, đây là mô hình đầu tiên thành công nên khi vườn nho ra quả, rất nhiều người hiếu kỳ đến xem và muốn học cách làm theo”, anh Tuấn chia sẻ.

Không chỉ trồng nho, với diện tích hơn 2ha, anh Tuấn còn trồng các loại rau quả khác như: ớt, mướp đắng, rau má,... tạo công ăn việc làm cho khoảng 15 lao động thời vụ.

Dua giong nho

Những gốc nho xum xuê trái

Dua giong nho

Những quả nho căng đều

Anh Tuấn đang làm thêm nhà giàn để mở rộng diện tích vườn nho, hướng tới xây dựng khu tham quan trải nghiệm.

Ông Bùi Đức Chính, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Du, cho biết, người dân địa phương ở đây chủ yếu trồng đào với diện tích hơn 280ha. Mô hình nho sữa của anh Tuấn lần đầu xuất hiện ở địa phương cho thấy đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài mong đợi.

“Mô hình này thực sự rất hiệu quả, là tiền đề để địa phương phát triển trong thời gian tới”, ông Chính cho biết.

Cũng theo vị Phó chủ tịch xã, anh Tuấn không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn là một Bí thư Đoàn gương mẫu, nhiệt huyết. Anh được nhiều giải thưởng liên quan đến thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 

Cận cảnh vườn nho “bên tông” trĩu quả thu trăm triệu giữa Sài thành

Ban đầu trồng chỉ để gia đình ăn và tạo bóng mát nhưng nay vườn nho của ông Ở cho thu nhập hàng trăm triệu đồng từ việc bán nho và cây giống.

Can canh vuon nho “ben tong” triu qua thu tram trieu giua Sai thanh
 Ông Trương Văn Ở (quận 9, TP HCM) được nhiều người biết đến với vườn nho sai trĩu trịt ngay trong khuôn viên nhà mình. Ảnh: Báo tin tức

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.