NHNN xử lý các ngân hàng kiểm soát đặc biệt, có 3 ngân hàng mua bắt buộc

Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương xử lý các ngân hàng kiểm soát đặc biệt, trong đó có 3 ngân hàng mua bắt buộc.

NHNN xử lý các ngân hàng kiểm soát đặc biệt, có 3 ngân hàng mua bắt buộc
Tại Báo cáo gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội trước Kỳ họp thứ 5 khai mạc vào 22/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương xử lý các ngân hàng kiểm soát đặc biệt, trong đó có 3 ngân hàng mua bắt buộc.
Cụ thể, đối với các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý các ngân hàng này trong đó bao gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc, theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.
NHNN đã báo cáo các cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt và phương án xử lý cụ thể đối với từng ngân hàng.
NHNN xu ly cac ngan hang kiem soat dac biet, co 3 ngan hang mua bat buoc
Ảnh minh họa. Nguồn: baochinhphu. 
Riêng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trường hợp được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, NHNN cho biết đang thực hiện các thủ tục đánh giá tổng thể thực trạng để có cơ sở xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng này, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đến nay, hoạt động của SCB vẫn trong tầm kiểm soát và dần ổn định; không xảy ra tình huống mất an ninh, trật tự trên các địa bàn có chi nhánh, phòng giao dịch của SCB.
Việc chuyển giao bắt buộc các ngân hàng gồm các ngân hàng 0 đồng như OceanBank, CB, và DongA Bank đã được nhắc đến từ lâu. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vừa qua, một số ngân hàng thương mại được cho là sẽ tiếp nhận chuyển giao một trong 4 ngân hàng nói trên cũng đã đề cập đến việc này.
Các ngân hàng này gồm: Vietcombank, MB, VPBank, và HDBank.
Tại ĐHĐCĐ Vietcombank, Chủ tịch HĐQT Vietcombank – ông Phạm Quang Dũng cho biết, Vietcombank đánh giá thời gian xử lý ngân hàng được tiếp nhận sẽ không quá 8 – 10 năm, để biến những tổ chức này thành các tổ chức tín dụng lành mạnh và hoạt động bình thường.
Trong khi đó, Phó Tổng giám đốc thường trực của MBBank - ông Phạm Như Ánh cho biết: “MB đang thực hiện thủ tục định giá ngân hàng chuyển giao bắt buộc. Theo quy trình, thời gian định giá 11 tháng, dự kiến chậm nhất đầu năm 2024 mới xong”.
Trả lời cổ đông, Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng cũng tiết lộ, VPBank là một trong 4 ngân hàng tham gia vào tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, ông Dũng cho biết chưa thể nói chính xác vì điều này phụ thuộc vào quá trình phê duyệt.
Còn tại HDBank, ngân hàng trình ĐHCĐ phương án góp không quá 9.000 tỷ đồng cho ngân hàng chuyển giao bắt buộc. Ngân hàng yếu kém sẽ hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do HDBank là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ, là pháp nhân độc lập với HDBank.

UOB dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất đầu năm 2023

UOB dự báo khả năng Ngân hàng Nhà nước thực hiện một đợt tăng lãi suất 100 điểm cơ bản khác vào đầu năm 2023 và có thể tạm ngừng từ đó, phù hợp với quan điểm về quỹ đạo chính sách của Fed.

UOB dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất đầu năm 2023
Bộ phận Global Economics & Markets Research của Ngân hàng UOB vừa phát hành Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 4/2022 và triển vọng 2023.
Tăng trưởng GDP thực của Việt Nam trong quý 4/2022 đạt 5,92% so với cùng kỳ do nhu cầu bên ngoài có dấu hiệu sụt giảm, sau khi tăng mạnh 13,67% trong quý 3 trước đó.
Theo đó, GDP cả năm 2022 của Việt Nam tăng 8,02%, từ mức 2,58% ở năm 2021, đây là kết quả tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 1997.
Mặc dù dữ liệu cả năm cho thấy kết quả tăng trưởng mạnh trên bình diện chung, nhưng khi phân tích chi tiết dữ liệu, báo cáo cũng chỉ ra các dấu hiệu của sự suy giảm khá rõ ràng và đáng quan ngại.
Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất hầu như không mở rộng trong khi xuất khẩu ghi nhận tháng giảm thứ hai liên tiếp vào tháng 12. Tuy nhiên, điều này đã được bù đắp bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của các lĩnh vực kinh tế trong nước, bao gồm bán lẻ và dòng vốn đầu tư.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ đạt được trong năm 2022 cho thấy sự bền bỉ và khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra, nhờ vào các lĩnh vực kinh tế đa dạng từ các ngành sản xuất và dịch vụ.
Theo đó, đà tăng trưởng về tổng thể có thể sẽ suy giảm hơn nữa vào năm 2023, do việc thắt chặt chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương lớn ảnh hưởng đến nhu cầu bên ngoài.
UOB du bao Ngan hang Nha nuoc se tang lai suat dau nam 2023
 Nguồn: Báo cáo UOB.
Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã thắt chặt chính sách trước áp lực lạm phát và đồng VND suy yếu, mặc dù nhu cầu trong nước có thể sẽ dẫn dắt tăng trưởng vào năm 2023 với thu nhập gia tăng và triển vọng kinh doanh được cải thiện. Do đó, chúng tôi giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 6,6%, phù hợp với dự báo chính thức là 6,5%” chuyên gia OUB nhấn mạnh.
Cũng theo báo cáo của UOB, với tỷ lệ lạm phát có khả năng duy trì ổn định, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ cân bằng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng đồng thời duy trì sự ổn định giá cả và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Cuối tháng 12, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ điều hành chính sách tiền tệ “một cách linh hoạt” để giữ lạm phát ở mức 4,5% vào năm 2023, nhằm “ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.”
Chúng tôi đang dự báo khả năng Ngân hàng Nhà nước thực hiện một đợt tăng lãi suất 100 điểm cơ bản khác vào đầu năm 2023 và có thể tạm ngừng từ đó, phù hợp với quan điểm của chúng tôi về quỹ đạo chính sách của Fed,” báo cáo cho biết.
Về chiến lược ngoại hối, trong khi các thị trường đều ủng hộ việc Trung Quốc mở cửa trở lại sớm hơn dự kiến thì lộ trình phục hồi của quốc gia này có vẻ không diễn ra suôn sẻ do sự gia tăng nhanh chóng của các ca nhiễm COVID-19.
Cũng như suy thoái dự kiến diễn ra ở các nền kinh tế phương Tây như Mỹ, Anh và khu vực đồng Euro có khả năng làm tăng thêm những bất ổn.
UOB tiếp tục giữ dự báo tỷ giá đô la Mỹ là 25.200 VND/USD trong quý 1/2023, 25.400 VND/USD trong quý 2/2023, 25.600 VND/USD trong quý 3/2023 và 25.800 VND/USD trong quý 4/2023.

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng tiền khi lãi suất qua đêm tăng mạnh

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng tiền ra thị trường sau 3 tuần hút ròng liên tiếp. Lãi suất qua đêm hiện ở mức cao, trong khi nhu cầu thanh khoản dịp giáp Tết tăng. NHNN có thể mua mạnh USD khi nguồn cung ngoại tệ khả quan.

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng tiền khi lãi suất qua đêm tăng mạnh
Đảo chiều sau 3 tuần hút ròng

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về điều hành lãi suất trong năm mới

Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định của tỷ giá.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về điều hành lãi suất trong năm mới
Khi có điều kiện thuận lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, vận động ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí để giảm bớt lãi suất. Từ đó, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân, cho nền kinh tế vay vốn với mức lãi suất thấp hơn.

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú trước thềm Tết Nguyên đán năm 2023.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.