Nhìn lại vụ nổ tàu khủng khiếp nhất trong lịch sử Triều Tiên

Với hơn 150 người thiệt mạng, 1.300 người bị thương và hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, vụ nổ tàu hỏa khiến Triều Tiên buộc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đối phó hậu quả.

Lúc 1h chiều ngày 22/4/2004, Triều Tiên hứng chịu một vụ nổ tàu thảm khốc ở nhà ga Ryongchon, cách thủ đô Bình Nhưỡng 50km về phía bắc. Hai đoàn tàu chở dầu và khí đốt hóa lỏng đâm vào nhau, gây nổ với sức công phá chấn động khắp vùng.

Xác toa tàu sau vụ nổ (Ảnh: Chosun Ilbo)
 Xác toa tàu sau vụ nổ (Ảnh: Chosun Ilbo)

Thảm kịch xảy ra khoảng 9 giờ đồng hồ sau khi đoàn tàu chở Chủ tịch Kim Jong Il đi qua nhà ga Ryongchon trên đường trở về từ Bắc Kinh. Các quan chức Hàn Quốc xác định đây đơn thuần là một vụ tai nạn, không liên quan đến chuyến đi của ông Kim.

Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap dẫn lời các nhân chứng mô tả khu vực quanh nhà ga Ryongchon biến thành đống đổ nát như thể vừa chịu một trận không kích. Vụn vỡ bắn tung lên trời và văng khắp một khu vực có bán kính 20km.

Trước khi xảy ra vụ nổ tàu. (Ảnh: Comtourist)
 Trước khi xảy ra vụ nổ tàu. (Ảnh: Comtourist)

Sau khi xảy ra vụ nổ tàu. (Ảnh: Comtourist)
 Sau khi xảy ra vụ nổ tàu. (Ảnh: Comtourist)

Bình Nhưỡng kết luận nguyên nhân tai nạn là "chập điện do bất cẩn trong khi tránh các toa tàu chở phân hoá học ammonium nitrate".

Triều Tiên phải ban bố tình trạng khẩn cấp xung quanh Ryongchon. Tiếp đó, nước này đã có một hành động khác thường là kêu gọi quốc tế hỗ trợ đối phó với hậu quả tai nạn.

Nhà cửa xung quanh bị phá hủy. (Ảnh: Chosun Ilbo)
 Nhà cửa xung quanh bị phá hủy. (Ảnh: Chosun Ilbo)

Theo người phát ngôn của Hội Chữ thập Đỏ quốc tế tại Bắc Kinh khi đó là John Sparrow, vụ nổ tàu chết chóc đã phá hủy hoàn toàn 1.850 ngôi nhà và 12 tòa nhà.

Các nhân viên cứu trợ quốc tế được tiếp cận hiện trường cho biết, trong số những người thiệt mạng có tới 76 học sinh của một ngôi trường bị sập. Số thương vong quá lớn đã khiến các bệnh viện ở địa phương bị quá tải.

Nhà cửa xung quanh bị phá hủy. (Ảnh: Comtourist)
 Nhà cửa xung quanh bị phá hủy. (Ảnh: Comtourist)

Ít ngày sau, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) chính thức xác nhận hơn 150 người thiệt mạng, 1.300 người bị thương, 30 công sở và 8.000 ngôi nhà bị phá hủy. KCNA cho biết, thiệt hại trong bán kính 4km của vụ nổ lên tới 350 triệu USD.

Media player poster frame

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã kêu gọi quyên góp 1.000 tấn lương thực giúp những người sống sót sau vụ tai nạn. Tổ chức này cảnh báo nỗ lực cứu trợ những người bị ảnh hưởng trong vụ nổ đang làm kho dự trữ lương thực hạn chế cạn kiệt.

Nhiều nước đã tham gia cứu trợ các nạn nhân và giúp Triều Tiên khắc phục hậu quả vụ nổ. (Ảnh: Chosun Ilbo)
Nhiều nước đã tham gia cứu trợ các nạn nhân và giúp Triều Tiên khắc phục hậu quả vụ nổ. (Ảnh: Chosun Ilbo) 
Nhiều nước, trong đó có Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc đã đề nghị giúp đỡ Triều Tiên khắc phục hậu quả.

Hé lộ cuộc sống ít ai ngờ của binh sĩ Triều Tiên

(Kiến Thức) - Một nhiếp ảnh gia giấu tên đã chụp được những bức ảnh hiếm hoi phần nào tiết lộ cuộc sống ít ai ngờ của binh sĩ Triều Tiên.

He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien
Tờ Mirror (Anh) mới đây đăng tải loạt ảnh về các binh sĩ Triều Tiên được một nhiếp ảnh gia giấu tên chụp trong chuyến thăm đất nước bí ẩn này gần đây. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-2
Những bức hình phần nào cung cấp cho độc giả cái nhìn chân thực về lực lượng quân đội Triều Tiên, chắc hẳn sẽ khác xa so với nhiều người tưởng tượng. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-3
 Hai binh sĩ Triều Tiên ngồi đánh cờ. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-4
“Những người lính Triều Tiên dường như không ở trong tinh thần sẵn sàng (chiến đấu), ngay cả tại khu vực biên giới với Hàn Quốc”, nhiếp ảnh gia giấu tên cho hay. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-5
“Về cơ bản, năng lực quân sự của Triều Tiên vẫn yếu hơn nhiều so với Hàn Quốc và Mỹ”, nhiếp ảnh gia nói thêm. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-6
 Các binh sĩ tự tay sửa xe. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-7
Xe chạy bằng củi ở Triều Tiên. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-8
Binh sĩ Triều Tiên tranh thủ nằm ngủ ngay trên xe. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-9
  Một số nam và nữ quân nhân Triều Tiên mặc quân phục. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-10
Nữ binh sĩ Triều Tiên đi giày cao gót trong khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-11
Những bức ảnh này được chụp khi nhiếp ảnh gia trên hành trình tới Núi Kumgang, thành phố cảng Wonsan, thành phố Nampo và thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Mirror.
He lo cuoc song it ai ngo cua binh si Trieu Tien-Hinh-12
Nữ binh sĩ Triều Tiên trao đổi với một người đàn ông. Ảnh: Mirror. 

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Triều Tiên từng khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa được bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.

Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.
 Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.

Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.
 Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.

Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.
Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.

Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.
 Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.

Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.
Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.

Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.
 Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.

Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.
 Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.