Nhìn lại sự nghiệp của Tổng giám đốc HoSE Lê Hải Trà trước khi bị khai trừ khỏi Đảng

(Vietnamdaily) - Trong Kỳ họp thứ 15 mới diễn ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra quyết định Khai trừ ra khỏi Đảng ông Lê Hải Trà - Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.

Ông Lê Hải Trà là một người khá nổi tiếng đối với các nhà đầu tư chứng khoán trong thời gian gần đây. Về tiểu sửa, ông Lê Hải Trà sinh năm 1974. Ông Trà có bằng Thạc sỹ Quản lý Công (MPA) với chuyên ngành kép Lãnh đạo và Phân tích thị trường tài chính từ đại học lừng danh Harvard Kennedy.

Ông cũng từng nhận được học bổng Hubert H. Humphrey của Bộ Ngoại giao Mỹ cho chương trình tu nghiệp về Quản trị Chiến lược và Tài chính tại Đại học Boston năm 2003.

Ông Trà được các cơ quan quản lý ngành chứng khoán đánh giá có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vào năm 2000.

Năm 2006, ông Trà được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc HoSE. Năm 2017, ông giữ vị trí phụ trách điều hành hoạt động của HĐQT HoSE sau khi Chủ tịch HĐQT HoSE Trần Văn Dũng được điều động làm Chủ tịch UBCKNN.

Nhin lai su nghiep cua Tong giam doc HoSE Le Hai Tra truoc khi bi khai tru khoi Dang
 Ông Lê Hải Trà.

Tháng 2/2021, ông Trà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc HoSE. Còn bà Nguyễn Thị Việt Hà được giao phụ trách hoạt động của HĐQT HoSE thay ông Trà.

Không ít lần, vị lãnh đạo của HoSE có khiến cộng đồng nhà đầu tư chứng khoán xôn xao với những chia sẻ về thị trường phái sinh, hay những dòng trạng thái trên trang cá nhân khi tình trạng "nghẽn lệnh" lên đỉnh điểm khiến giới đầu tư bức xúc.

Trả lời trong một cuộc họp vào cuối tháng 12/2020, ông Lê Hải Trà cho biết: "Chúng tôi khẳng định rằng quy trình thực hiện của hệ thống giao dịch của HoSE diễn ra hoàn toàn bình thường, chúng tôi không ghi nhận bất kỳ lỗi nào liên quan đến các tiến trình trong việc khớp lệnh".

“Chúng tôi nghe nhiều về việc các công ty chứng khoán sử dụng phần mềm giao dịch bằng robot, làm số lượng lệnh tăng đột biến. Khi các yếu tố, tham số được kích hoạt thì các lệnh sẽ bắn ra như nỏ thần.

Chúng tôi không có khả năng kiểm soát. Mặc dù chúng ta chỉ mới nghe nói điều này, còn để hiểu rõ hơn về cơ chế, ở thời điểm nhạy cảm như thế này, câu chuyện này nhạy cảm với tất cả các công ty chứng khoán và rất áp lực với HoSE”, ông Lê Hải Trà cho biết.

Ngay sau đó, đại diện UBCKNN cho biết: "Nguyên nhân chính của việc nghẽn lệnh là do "Năng lực thiết kế hệ thống giao dịch của HoSE có giới hạn về số lượng lệnh trong một ngày giao dịch, không đáp ứng được nhu cầu giao dịch tăng đột biến ngoài dự đoán của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua".

Vào tháng 3/2021, khi tình trạng nghẽn lệnh của HoSE lên đến đỉnh điểm, hệ thống quá tải khiến nhà đầu tư không thể giao dịch trong phần lớn thời gian buổi chiều, ông Lê Hải Trà từng đưa quan điểm có thể nâng lô giao dịch từ 100 lên 1.000 cổ phiếu/lệnh để giảm số lệnh nhỏ, trực tiếp làm giảm áp lực lên hệ thống xử lý của HoSE.

Tuy nhiên, giải pháp này bị cộng đồng nhà đầu tư, chuyên gia phản đối và trong thực tế đã không được triển khai. Sau đó, tình trạng nghẽn lệnh của HoSE được giải quyết khi Bộ Tài chính phối hợp với một số doanh nghiệp lớn như Sovico, FPT đưa hệ thống giao dịch chứng khoán mới vào hoạt động.

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời còn HoSE vẫn đang đợi dự án công nghệ thông tin của nhà thầu KRX đi vào hoạt động. Dự án này được triển khai từ đầu những năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa thể vận hành chính thức.

Tháng 1 vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn ông Lê Hải Trà bị bắt. Sau đó, HoSE đã khẳng định thông tin trên là bịa đặt, gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý công chúng đầu tư và ảnh hưởng đến uy tín của HoSE.

Phía HoSE đề nghị các thành viên thị trường phối hợp, hỗ trợ khuyến cáo các nhà đầu tư bình tĩnh, sàng lọc thông tin trước khi tiếp nhận và phát tán trên các trang mạng xã hội.

Trên trang Facebook cá nhân, ông Lê Hải Trà cũng đã có động thái bác bỏ, tỏ ra bất ngờ với thông tin vô căn cứ trên.

Lộ diện doanh nghiệp nắm nhiều tiền mặt nhất trên sàn chứng khoán

(Vietnamdaily) - Thống kê cho thấy, có tới 16 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam đang nắm giữ lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trên 10.000 tỷ đồng tính đến thời điểm cuối quý 1/2022. 
 

Số liệu tiền mặt ở đây bao gồm cả tiền mặt tại quỹ, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm (được phân loại là đầu tư tài chính ngắn hạn). Thống kê này không tính đến các định chế tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và công ty chứng khoán.

Những doanh nghiệp nắm giữ tới cả chục nghìn tỷ tiền mặt đều là những doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế từ hàng không, năng lượng, hàng tiêu dùng, bất động sản đến sắt thép hay ô tô như ACV, PV GAS, Vingroup, Vinamilk, Petrolimex, Sabeco, FPT, VEAM, Tập đoàn Cao su…

TP HCM: “Điểm mặt” loạt doanh nghiệp địa ốc chây ì nợ thuế

(Vietnamdaily) - Trong số 30 doanh nghiệp nợ thuế vừa bị Cục thuế TP HCM nêu tên, có nhiều "đại gia" bất động sản từng bị các cơ quan chức năng kết luận về nhiều sai phạm,

Mới đây, Cục Thuế TP HCM công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ đợt 2/2022. Theo đó, có 30 doanh nghiệp nợ thuế, với tổng số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp lên đến 1.911 tỷ đồng.

Trong 30 doanh nghiệp, đứng đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI) nợ 404,5 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) nợ 351,8 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn nợ 339,3 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đức Khải nợ 334,3 tỷ đồng, Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Sản xuất Xây dựng Đông Mê Kông nợ 49,45 tỷ đồng.

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.