Nhìn lại những hình ảnh rớt nước mắt ấm áp tình thầy trò

Nhìn lại những hình ảnh rớt nước mắt ấm áp tình thầy trò

(Kiến Thức) - Càng tới gần ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, nhiều người càng không khỏi xúc động, bồi hồi khi nhớ lại những hình ảnh ấm áp tình thầy trò, mái trường.

Trong cuộc đời mỗi người, hình ảnh về mái trường, thầy cô bao giờ cũng thật thiêng liêng, cao quý. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, mời độc giả cùng ngắm lại những hình ảnh lay động trái tim về tình thầy trò ở khắp nơi trên đất nước. Hình ảnh cô giáo Đinh Thị Như Hoa - Trường tiểu học Số 1 Văn Hán Đồng Hỷ (Thái Nguyên) gửi xe ở lại cùng học sinh đi bộ đến trường, để kịp giờ vào lớp. Nguồn ảnh: Thái Nguyên edu.
Trong cuộc đời mỗi người, hình ảnh về mái trường, thầy cô bao giờ cũng thật thiêng liêng, cao quý. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, mời độc giả cùng ngắm lại những hình ảnh lay động trái tim về tình thầy trò ở khắp nơi trên đất nước. Hình ảnh cô giáo Đinh Thị Như Hoa - Trường tiểu học Số 1 Văn Hán Đồng Hỷ (Thái Nguyên) gửi xe ở lại cùng học sinh đi bộ đến trường, để kịp giờ vào lớp. Nguồn ảnh: Thái Nguyên edu.
Thầy giáo rửa chân cho các em học sinh sau khi các em lội bùn đất đến trường. Nguồn ảnh: Thái Nguyên edu.
Thầy giáo rửa chân cho các em học sinh sau khi các em lội bùn đất đến trường. Nguồn ảnh: Thái Nguyên edu.
Một trong những hình ảnh gây ấn tượng mạnh thời gian qua chính là cảnh các thầy cô giáo đang vượt qua một vách núi dựng đứng, bên dưới là dòng suối đang cuồn cuộn chảy để đi từ trung tâm huyện vào dạy học ở Trường mầm non Tà Mít (xã Tà Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu).
Một trong những hình ảnh gây ấn tượng mạnh thời gian qua chính là cảnh các thầy cô giáo đang vượt qua một vách núi dựng đứng, bên dưới là dòng suối đang cuồn cuộn chảy để đi từ trung tâm huyện vào dạy học ở Trường mầm non Tà Mít (xã Tà Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu).
Nếu không có lòng yêu nghề, tình yêu với học trò, có lẽ các thầy cô khó có thể vững vàng trước những chông gai, khó khăn, nguy hiểm để tiếp tục sự nghiệp trồng người đầy cao quý. Hình ảnh được thầy Tô Hồng Điệp, hiệu trưởng Trường mầm non Tà Mít (xã Tà Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) chụp lại, đăng lên mạng xã hội với lời chú thích "Cùng nhau cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ". Nhiều người cho rằng đây là những  hình ảnh ấm áp tình thầy trò nhất trong năm vừa rồi.
Nếu không có lòng yêu nghề, tình yêu với học trò, có lẽ các thầy cô khó có thể vững vàng trước những chông gai, khó khăn, nguy hiểm để tiếp tục sự nghiệp trồng người đầy cao quý. Hình ảnh được thầy Tô Hồng Điệp, hiệu trưởng Trường mầm non Tà Mít (xã Tà Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) chụp lại, đăng lên mạng xã hội với lời chú thích "Cùng nhau cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ". Nhiều người cho rằng đây là những hình ảnh ấm áp tình thầy trò nhất trong năm vừa rồi.
Trước đó, đoạn video clip do cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) khiến nhiều người vô cùng cảm động. Đoạn video quay lại hành trình thầy cô ở bản Sam Lang phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối mỗi khi đến trường. Chỉ cần sơ sẩy là có thể mất tính mạng nhưng điều đó không ngăn cản được các thầy cô và học sinh đến trường. Nguồn ảnh cắt từ clip.
Trước đó, đoạn video clip do cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) khiến nhiều người vô cùng cảm động. Đoạn video quay lại hành trình thầy cô ở bản Sam Lang phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối mỗi khi đến trường. Chỉ cần sơ sẩy là có thể mất tính mạng nhưng điều đó không ngăn cản được các thầy cô và học sinh đến trường. Nguồn ảnh cắt từ clip.
Cô giáo Tòng Thị Minh và học sinh của mình tại bản Sam Lang. Nguồn ảnh: Zing.
Cô giáo Tòng Thị Minh và học sinh của mình tại bản Sam Lang. Nguồn ảnh: Zing.
Nhờ đoạn video quay cảnh chui vào túi nilon qua suối đến trường mà Sam Lang đã có một cây cầu treo bắc qua dòng suối Nậm Pồ, nối đôi bờ Sam Lang với Nà Hỳ để mùa lũ thầy cô, học trò không còn vất vả. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhờ đoạn video quay cảnh chui vào túi nilon qua suối đến trường mà Sam Lang đã có một cây cầu treo bắc qua dòng suối Nậm Pồ, nối đôi bờ Sam Lang với Nà Hỳ để mùa lũ thầy cô, học trò không còn vất vả. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ.
Cả chục năm là quãng thời gian cô Nguyễn Thị Thanh Loan (TP HCM) dạy võ miễn phí cho trẻ em khuyết tật. Không chỉ là người thầy truyền dạy võ thuật rèn luyện sức khỏe, cô còn là người bạn thân thiết của các học viên. Nguồn ảnh: Afamily.
Cả chục năm là quãng thời gian cô Nguyễn Thị Thanh Loan (TP HCM) dạy võ miễn phí cho trẻ em khuyết tật. Không chỉ là người thầy truyền dạy võ thuật rèn luyện sức khỏe, cô còn là người bạn thân thiết của các học viên. Nguồn ảnh: Afamily.
Hơn 7 năm qua, cô giáo Lê Thị Tuyết Anh, 60 tuổi, ngụ tại TP. Hội An (Quảng Nam) đã mở lớp dạy học miễn phí cho hàng trăm trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Nguồn ảnh: Khám Phá.
Hơn 7 năm qua, cô giáo Lê Thị Tuyết Anh, 60 tuổi, ngụ tại TP. Hội An (Quảng Nam) đã mở lớp dạy học miễn phí cho hàng trăm trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Nguồn ảnh: Khám Phá.
Các giáo viên “cắm bản” ở bản Vịn (thuộc xã Yên Thắng, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) lội nước, cõng học trò qua sông đến trường. Nguồn ảnh: Công an TP HCM.
Các giáo viên “cắm bản” ở bản Vịn (thuộc xã Yên Thắng, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) lội nước, cõng học trò qua sông đến trường. Nguồn ảnh: Công an TP HCM.
Dù nguy hiểm nhưng cô sẽ giúp các em... Nguồn ảnh: Công an TP HCM.
Dù nguy hiểm nhưng cô sẽ giúp các em... Nguồn ảnh: Công an TP HCM.
Những hình ảnh đẹp về tình thầy trò sẽ còn theo mãi các em trong suốt chặng đường đời. Nguồn ảnh: Công an TP HCM.
Những hình ảnh đẹp về tình thầy trò sẽ còn theo mãi các em trong suốt chặng đường đời. Nguồn ảnh: Công an TP HCM.
Không chỉ chăm lo việc học hành, thầy cô còn như người cha, người mẹ thứ hai, lo cho con trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ. Thầy Nguyễn Quốc Thắng ở ấp Tà Lọt (xã An Hảo) không chỉ dạy chữ cho học sinh, thầy còn giúp cưu mang bữa cơm cho các em học sinh nghèo. Bằng đồng lương ít ỏi của mình, thầy mua cả chăn, gối, đồ chơi cho học trò để các em bớt khó khăn, kiên trì theo học. Hình ảnh thầy Thắng chuẩn bị cơm cho học trò. Nguồn ảnh: Tiền Phong
Không chỉ chăm lo việc học hành, thầy cô còn như người cha, người mẹ thứ hai, lo cho con trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ. Thầy Nguyễn Quốc Thắng ở ấp Tà Lọt (xã An Hảo) không chỉ dạy chữ cho học sinh, thầy còn giúp cưu mang bữa cơm cho các em học sinh nghèo. Bằng đồng lương ít ỏi của mình, thầy mua cả chăn, gối, đồ chơi cho học trò để các em bớt khó khăn, kiên trì theo học. Hình ảnh thầy Thắng chuẩn bị cơm cho học trò. Nguồn ảnh: Tiền Phong

GALLERY MỚI NHẤT