Nhìn lại những chuyến thăm VN của ngoại trưởng Mỹ John Kerry

Nhìn lại những chuyến thăm VN của ngoại trưởng Mỹ John Kerry

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có rất nhiều lần tới Việt Nam. Có thể nói đây là mảnh đất mà ông có rất nhiều duyên nợ trong cuộc đời và sự nghiệp của mình.

Trước khi đảm trách vai trò ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry đã nhiều lần tới Việt Nam trên những cương vị khác nhau. Có thể nói Việt Nam là mảnh đất mà  ngoại trưởng Mỹ John Kerry có rất nhiều duyên nợ trong cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Trước khi đảm trách vai trò ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry đã nhiều lần tới Việt Nam trên những cương vị khác nhau. Có thể nói Việt Nam là mảnh đất mà ngoại trưởng Mỹ John Kerry có rất nhiều duyên nợ trong cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Việt Nam từ ngày 6 đến 8/8. Đây là lần thứ 15 ông tới Việt Nam. Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ đang kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Việt – Mỹ.
Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Việt Nam từ ngày 6 đến 8/8. Đây là lần thứ 15 ông tới Việt Nam. Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ đang kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Việt – Mỹ.
Trong 4 tháng nửa cuối năm 1968 và nửa đầu năm 1969, ông John Kerry lần đầu đến Việt Nam trong vai trò là sĩ quan Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, ông bị thương 3 lần trong 4 tháng làm nhiệm vụ ở Việt Nam. Theo quy định của hải quân, John Kerry trở về Mỹ. Ông quay lại Cam Ranh cuối tháng 3/1969 và rời Việt Nam vào những ngày đầu tháng 4 cùng năm. Ảnh chụp John Kerry (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng đội trên tàu tuần tra tại đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ chiến tranh Việt Nam, năm 1968 - 1969.
Trong 4 tháng nửa cuối năm 1968 và nửa đầu năm 1969, ông John Kerry lần đầu đến Việt Nam trong vai trò là sĩ quan Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, ông bị thương 3 lần trong 4 tháng làm nhiệm vụ ở Việt Nam. Theo quy định của hải quân, John Kerry trở về Mỹ. Ông quay lại Cam Ranh cuối tháng 3/1969 và rời Việt Nam vào những ngày đầu tháng 4 cùng năm. Ảnh chụp John Kerry (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng đội trên tàu tuần tra tại đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ chiến tranh Việt Nam, năm 1968 - 1969.
Trở về Mỹ, Kerry gia nhập hội cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam phản đối chiến tranh, gây sức ép buộc chính phủ Mỹ rút quân.
Trở về Mỹ, Kerry gia nhập hội cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam phản đối chiến tranh, gây sức ép buộc chính phủ Mỹ rút quân.
Năm 1971, ông ra trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ để điều trần về chiến tranh Việt Nam.
Năm 1971, ông ra trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ để điều trần về chiến tranh Việt Nam.
Từ 1991-1993, khi giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Kerry đã trở lại Việt Nam trong vai trò dân sự. Trong bức ảnh này, ông cùng Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Mai (thứ 2 từ phải sang) trả lời báo giới sau buổi làm việc về vấn đề hài cốt lính Mỹ sau chiến tranh, ngày 16/11/1992. Ảnh: AFP.
Từ 1991-1993, khi giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Kerry đã trở lại Việt Nam trong vai trò dân sự. Trong bức ảnh này, ông cùng Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Mai (thứ 2 từ phải sang) trả lời báo giới sau buổi làm việc về vấn đề hài cốt lính Mỹ sau chiến tranh, ngày 16/11/1992. Ảnh: AFP.
Trong giai đoạn này, ông Kerry liên tục tới Việt Nam. Trong ảnh này, ông Kerry cùng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Xuân Phong trên trực thăng bay qua một con sông hôm 20/11/1992. Ảnh: Getty.
Trong giai đoạn này, ông Kerry liên tục tới Việt Nam. Trong ảnh này, ông Kerry cùng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Xuân Phong trên trực thăng bay qua một con sông hôm 20/11/1992. Ảnh: Getty.
John Kerry đã chuẩn bị nhiều tài liệu về Việt Nam để đến năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của ông và John McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận VN. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa Việt - Mỹ. Năm 1995, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, Mỹ chính thức nối lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ảnh: John Kerry đứng với các dân biểu cùng Phó Tổng thống Al Gore và Tổng thống Bill Clinton trong buổi tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995. Ảnh: Getty.
John Kerry đã chuẩn bị nhiều tài liệu về Việt Nam để đến năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của ông và John McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận VN. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa Việt - Mỹ. Năm 1995, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, Mỹ chính thức nối lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ảnh: John Kerry đứng với các dân biểu cùng Phó Tổng thống Al Gore và Tổng thống Bill Clinton trong buổi tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995. Ảnh: Getty.
Trung tuần tháng 12/2013, ông Kerry tiếp tục quay trở lại Việt Nam sau 13 năm. Đây là lần đầu tiên ông tới Việt Nam trên cương vị ngoại trưởng Mỹ.
Trung tuần tháng 12/2013, ông Kerry tiếp tục quay trở lại Việt Nam sau 13 năm. Đây là lần đầu tiên ông tới Việt Nam trên cương vị ngoại trưởng Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ có các cuộc gặp cũng như thảo luận cấp cao với giới lãnh đạo Việt Nam về một loạt các chủ đề, trong đó có việc thúc đẩy hợp tác thương mại - kinh tế giữa hai nước và hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương. Ảnh: Vietnam +.
Ngoại trưởng Mỹ có các cuộc gặp cũng như thảo luận cấp cao với giới lãnh đạo Việt Nam về một loạt các chủ đề, trong đó có việc thúc đẩy hợp tác thương mại - kinh tế giữa hai nước và hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương. Ảnh: Vietnam +.
Kerry nói khi đi thuyền trên sông Cửu Long trong chuyến thăm Việt Nam lần này: “Nhiều thập kỷ trước tại chính vùng nước này, tôi là một trong rất nhiều người chứng kiến giai đoạn khó khăn trong lịch sử của chúng ta. Hôm nay, tôi làm chứng cho bước tiến lớn trong quan hệ giữa 2 nước. Chúng ta đang nói về tương lai và cách thức xây dựng nó”. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Kerry nói khi đi thuyền trên sông Cửu Long trong chuyến thăm Việt Nam lần này: “Nhiều thập kỷ trước tại chính vùng nước này, tôi là một trong rất nhiều người chứng kiến giai đoạn khó khăn trong lịch sử của chúng ta. Hôm nay, tôi làm chứng cho bước tiến lớn trong quan hệ giữa 2 nước. Chúng ta đang nói về tương lai và cách thức xây dựng nó”. Ảnh: Tuổi Trẻ.

GALLERY MỚI NHẤT