Nhìn lại loạt động thái của Iran “chọc tức” phương Tây

Nhìn lại loạt động thái của Iran “chọc tức” phương Tây

(Kiến Thức) - Không chỉ với Mỹ, mối quan hệ giữa Iran và phương Tây, đặc biệt là Anh, vẫn đang ở trong trạng thái căng thẳng sau loạt động thái gần đây của các bên.

Căng thẳng giữa Iran và Anh bắt đầu bùng phát sau khi tàu chở dầu Grace 1 của Tehran bị bắt giữ trên eo biển Gibraltar hôm 4/7. Grace 1 bị nghi ngờ chở dầu thô tới nhà máy lọc dầu Banias của Syria, vi phạm lệnh cấm vận của Liên minh Châu Âu (EU). Ảnh: Independent.
Căng thẳng giữa Iran và Anh bắt đầu bùng phát sau khi tàu chở dầu Grace 1 của Tehran bị bắt giữ trên eo biển Gibraltar hôm 4/7. Grace 1 bị nghi ngờ chở dầu thô tới nhà máy lọc dầu Banias của Syria, vi phạm lệnh cấm vận của Liên minh Châu Âu (EU). Ảnh: Independent.
Đáp trả, ngày 19/7, Tehran thông báo bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero mang cờ Anh với cáo buộc con tàu này đâm vào tàu đánh cá của Iran rồi cố tình tháo chạy. Ảnh: CNN.
Đáp trả, ngày 19/7, Tehran thông báo bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero mang cờ Anh với cáo buộc con tàu này đâm vào tàu đánh cá của Iran rồi cố tình tháo chạy. Ảnh: CNN.
Tiếp đến, tối 25/7, Iran bất ngờ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3. Vụ phóng được thực hiện ở phía nam nước này và quả tên lửa bay xa khoảng 960 km về phía bắc trước khi rơi xuống đất. Ảnh: NYT.
Tiếp đến, tối 25/7, Iran bất ngờ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3. Vụ phóng được thực hiện ở phía nam nước này và quả tên lửa bay xa khoảng 960 km về phía bắc trước khi rơi xuống đất. Ảnh: NYT.
"Lực lượng vũ trang Iran khẳng định vụ thử tên lửa hoàn toàn phục vụ yêu cầu phòng thủ. Năng lực của loại tên lửa này không nhằm vào quốc gia nào, mà chỉ để đối phó những hành động hung hăng. Iran không cần xin phép cường quốc nào trên thế giới để thực thi quyền tự vệ", trích thông cáo của Quân đội Iran. Ảnh: TASS.
"Lực lượng vũ trang Iran khẳng định vụ thử tên lửa hoàn toàn phục vụ yêu cầu phòng thủ. Năng lực của loại tên lửa này không nhằm vào quốc gia nào, mà chỉ để đối phó những hành động hung hăng. Iran không cần xin phép cường quốc nào trên thế giới để thực thi quyền tự vệ", trích thông cáo của Quân đội Iran. Ảnh: TASS.
Ngày 28/7, các bên còn lại của thỏa thuận hạt nhân Iran đã gặp nhau ở Vienna (Áo) với hy vọng cứu vãn thỏa thuận giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Iran và phương Tây. Ảnh: MNA.
Ngày 28/7, các bên còn lại của thỏa thuận hạt nhân Iran đã gặp nhau ở Vienna (Áo) với hy vọng cứu vãn thỏa thuận giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Iran và phương Tây. Ảnh: MNA.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi sau đó cho biết, cuộc họp khẩn với đại diện các nước thành viên còn lại của thỏa thuận hạt nhân Iran (hay còn gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) "mang tính xây dựng". Ảnh: TT.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi sau đó cho biết, cuộc họp khẩn với đại diện các nước thành viên còn lại của thỏa thuận hạt nhân Iran (hay còn gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) "mang tính xây dựng". Ảnh: TT.
Tuy nhiên, ông Araqchi khẳng định Tehran sẽ tiếp tục giảm bớt các cam kết của mình trong thỏa thuận hạt nhân Iran cho tới khi nào lợi ích của nước này được bảo đảm. Ảnh: IP.
Tuy nhiên, ông Araqchi khẳng định Tehran sẽ tiếp tục giảm bớt các cam kết của mình trong thỏa thuận hạt nhân Iran cho tới khi nào lợi ích của nước này được bảo đảm. Ảnh: IP.
Cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử của Iran Ali Akbar Salehi nói rằng nước này sẽ tiếp tục hoạt động của lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak. Đây là một trong các bước để sản xuất đầu đạn hạt nhân. Ảnh: DNA.
Cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử của Iran Ali Akbar Salehi nói rằng nước này sẽ tiếp tục hoạt động của lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak. Đây là một trong các bước để sản xuất đầu đạn hạt nhân. Ảnh: DNA.
"Tehran cũng sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy hạt nhân thứ hai ở Bushehr trong vòng hai tuần và quá trình xây dựng sẽ kết thúc sau sáu năm nữa", ông Salehi nói thêm. Ảnh: Flickr.
"Tehran cũng sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy hạt nhân thứ hai ở Bushehr trong vòng hai tuần và quá trình xây dựng sẽ kết thúc sau sáu năm nữa", ông Salehi nói thêm. Ảnh: Flickr.
Trước đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã cảnh báo sẽ mở lại mức độ hoạt động trước đây của lò phản ứng nước nặng Arak nếu các bên không thực hiện các cam kết của thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã cảnh báo sẽ mở lại mức độ hoạt động trước đây của lò phản ứng nước nặng Arak nếu các bên không thực hiện các cam kết của thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Iran bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero (Nguồn: RT)

GALLERY MỚI NHẤT