Nhìn lại 7 dự án nghìn tỷ đắp chiếu cần xử lý

Nhìn lại 7 dự án nghìn tỷ đắp chiếu cần xử lý

(Kiến Thức) - Mới đây, Ban chỉ đạo của Chính phủ đã “điểm danh” thêm 7 dự án nghìn tỷ đang trong tình trạng đắp chiếu do thua lỗ hay hoạt động kém hiệu quả.

Một trong 7  dự án nghìn tỷ đang trong tình trạng thua lỗ, đắp chiếu, cần xử lý là Nhà máy Đạm Hà Bắc. Nhà máy đạm Hà Bắc có vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ, từng được kỳ vọng sẽ hiện thực hoá giấc mơ tự chủ hoá phân bón cho vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, nhà máy này lại đang có nguy cơ đắp chiếu vì lâm vào thua lỗ. Ảnh: Vneconomy.
Một trong 7 dự án nghìn tỷ đang trong tình trạng thua lỗ, đắp chiếu, cần xử lý là Nhà máy Đạm Hà Bắc. Nhà máy đạm Hà Bắc có vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ, từng được kỳ vọng sẽ hiện thực hoá giấc mơ tự chủ hoá phân bón cho vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, nhà máy này lại đang có nguy cơ đắp chiếu vì lâm vào thua lỗ. Ảnh: Vneconomy.
Theo Vneconomy, năm 2015, khi Đạm Hà Bắc đi vào hoạt động, cũng là lúc công ty lâm vào thua lỗ nặng với con số 675 tỷ đồng, năm 2016 số lỗ dự kiến khoảng 488 tỷ đồng. Nợ vay của Đạm Hà Bắc hiện đã lên tới trên 7.000 tỷ đồng. Chi phí lãi vay, khấu hao lớn khiến công ty vẫn đứng trước nguy cơ chìm trong thua lỗ. Ảnh: Bacgiang.gov.vn.
Theo Vneconomy, năm 2015, khi Đạm Hà Bắc đi vào hoạt động, cũng là lúc công ty lâm vào thua lỗ nặng với con số 675 tỷ đồng, năm 2016 số lỗ dự kiến khoảng 488 tỷ đồng. Nợ vay của Đạm Hà Bắc hiện đã lên tới trên 7.000 tỷ đồng. Chi phí lãi vay, khấu hao lớn khiến công ty vẫn đứng trước nguy cơ chìm trong thua lỗ. Ảnh: Bacgiang.gov.vn.
Nhà máy Đạm DAP 1 Lào Cai cũng là một trong 7 dự án đắp chiếu cần xử lý mà Chính Phủ vừa nêu ra. Đầu tháng 11/2015, Nhà máy DAP số 2 chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động theo công nghệ tiên tiến, hiện đại của Mỹ và châu Âu. Ảnh: Báo Công Thương.
Nhà máy Đạm DAP 1 Lào Cai cũng là một trong 7 dự án đắp chiếu cần xử lý mà Chính Phủ vừa nêu ra. Đầu tháng 11/2015, Nhà máy DAP số 2 chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động theo công nghệ tiên tiến, hiện đại của Mỹ và châu Âu. Ảnh: Báo Công Thương.
Nhà máy thứ ba cũng đang trong nguy cơ đắp chiếu do thua lỗ là DAP 2 Hải Phòng. Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP (tại KCN Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng) do Tổng Công ty Hóa chất làm chủ đầu tư. Từ khi chạy thử (tháng 4/2009) đến nay, DAP Đình Vũ xảy ra 4 sự cố ảnh hưởng đến môi trường. Trong hình là núi chất thải gyps của Công ty DAP tại KCN Đình Vũ. Ảnh: CAND.
Nhà máy thứ ba cũng đang trong nguy cơ đắp chiếu do thua lỗ là DAP 2 Hải Phòng. Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP (tại KCN Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng) do Tổng Công ty Hóa chất làm chủ đầu tư. Từ khi chạy thử (tháng 4/2009) đến nay, DAP Đình Vũ xảy ra 4 sự cố ảnh hưởng đến môi trường. Trong hình là núi chất thải gyps của Công ty DAP tại KCN Đình Vũ. Ảnh: CAND.
Sở TNMT Hải Phòng yêu cầu nhà máy giảm công suất. Về lâu dài, nhà máy phải có nghiên cứu, lập kế hoạch được cơ quan quản lý nhà nước thẩm định để xử lý bãi thải gyps theo lộ trình cụ thể. Trong thời gian chưa xử lý được triệt để, đơn vị phải chuyển bãi thải gyps sang bãi thải lâu dài, thu gom triệt để nước thải, khí thải. Nếu doanh nghiệp không bảo đảm môi trường, sẽ đề xuất đóng cửa nhà máy. Ảnh: Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
Sở TNMT Hải Phòng yêu cầu nhà máy giảm công suất. Về lâu dài, nhà máy phải có nghiên cứu, lập kế hoạch được cơ quan quản lý nhà nước thẩm định để xử lý bãi thải gyps theo lộ trình cụ thể. Trong thời gian chưa xử lý được triệt để, đơn vị phải chuyển bãi thải gyps sang bãi thải lâu dài, thu gom triệt để nước thải, khí thải. Nếu doanh nghiệp không bảo đảm môi trường, sẽ đề xuất đóng cửa nhà máy. Ảnh: Diễn Đàn Doanh Nghiệp.
Phát biểu tại buổi họp báo do UBND tỉnh Bình Phước (BP) tổ chức vào cuối tháng 4/2016, bà Trần Thị Hồng – Phó GĐ Sở Công thương tỉnh BP cho biết, nhà máy xăng sinh học ethanol tại tỉnh Bình Phước lại tiếp tục ngừng vận hành vô thời hạn, vì sản phẩm không tiêu thụ được. Ảnh: Lao Động.
Phát biểu tại buổi họp báo do UBND tỉnh Bình Phước (BP) tổ chức vào cuối tháng 4/2016, bà Trần Thị Hồng – Phó GĐ Sở Công thương tỉnh BP cho biết, nhà máy xăng sinh học ethanol tại tỉnh Bình Phước lại tiếp tục ngừng vận hành vô thời hạn, vì sản phẩm không tiêu thụ được. Ảnh: Lao Động.
Nhà máy ethanol Bình Phước được khởi công năm 2010 và khánh thành vào tháng 12/2012, với công suất 300.000 lít xăng E5/ngày. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho xăng E5 không dễ dàng, khi người dân sử dụng xăng E5 rất ít. Do đó, kể từ đầu năm 2015 đến nay, nhà máy ethanol trị giá hơn 2.200 tỷ đồng này, vận hành sản xuất không đáng kể đã buộc phải “đắp chiếu” vô thời hạn. Ảnh: Lao Động.
Nhà máy ethanol Bình Phước được khởi công năm 2010 và khánh thành vào tháng 12/2012, với công suất 300.000 lít xăng E5/ngày. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho xăng E5 không dễ dàng, khi người dân sử dụng xăng E5 rất ít. Do đó, kể từ đầu năm 2015 đến nay, nhà máy ethanol trị giá hơn 2.200 tỷ đồng này, vận hành sản xuất không đáng kể đã buộc phải “đắp chiếu” vô thời hạn. Ảnh: Lao Động.
Trong khi đó, nhà máy Nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ vốn đầu tư hàng nghìn tỷ dù đã gần hoàn thành được hơn 4 năm nay nhưng nằm bất động, mặc cho thời gian, sương gió đang tàn phá những thiết bị nghìn tỷ. Ảnh: Vietnamnet.
Trong khi đó, nhà máy Nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ vốn đầu tư hàng nghìn tỷ dù đã gần hoàn thành được hơn 4 năm nay nhưng nằm bất động, mặc cho thời gian, sương gió đang tàn phá những thiết bị nghìn tỷ. Ảnh: Vietnamnet.
Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ (huyện Tam Nông, Phú Thọ) được các đơn vị thuộc PVN khởi công từ tháng 6/2009 với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Nhà máy dự kiến đi vào sản xuất từ năm 2012 nhưng khi đã xong khoảng 80% khối lượng công việc, từ cuối năm 2011 đến nay dự án dừng thi công do nhiều nguyên nhân, toàn bộ hệ thống nhà xưởng đang từng ngày lâm cảnh hoang tàn. Ảnh: Vietnamnet.
Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ (huyện Tam Nông, Phú Thọ) được các đơn vị thuộc PVN khởi công từ tháng 6/2009 với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Nhà máy dự kiến đi vào sản xuất từ năm 2012 nhưng khi đã xong khoảng 80% khối lượng công việc, từ cuối năm 2011 đến nay dự án dừng thi công do nhiều nguyên nhân, toàn bộ hệ thống nhà xưởng đang từng ngày lâm cảnh hoang tàn. Ảnh: Vietnamnet.
Mặc dù Tập đoàn Dầu khí đã có nhiều nỗ lực nhằm cứu Nhà máy đóng tàu Dung Quất thoát khỏi nguy cơ phá sản từ các năm trước nhưng ở thời điểm này, theo Bộ Công Thương, phải có những giải pháp mạnh để xử lý dự án này. Ảnh: VnEconomy.
Mặc dù Tập đoàn Dầu khí đã có nhiều nỗ lực nhằm cứu Nhà máy đóng tàu Dung Quất thoát khỏi nguy cơ phá sản từ các năm trước nhưng ở thời điểm này, theo Bộ Công Thương, phải có những giải pháp mạnh để xử lý dự án này. Ảnh: VnEconomy.
Gần đây, Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí trong việc xem xét 3 phương án xử lý những tồn tại tại nhà máy đóng tàu Dung Quất. Cụ thể 3 phương án đó là: Tái cơ cấu; Chuyển nhượng công ty và tính cả phương án phá sản nhà máy này. Ảnh: Internet.
Gần đây, Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí trong việc xem xét 3 phương án xử lý những tồn tại tại nhà máy đóng tàu Dung Quất. Cụ thể 3 phương án đó là: Tái cơ cấu; Chuyển nhượng công ty và tính cả phương án phá sản nhà máy này. Ảnh: Internet.
Ngoài ra, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai cũng đang có tình trạng thua lỗ tương tự, cần tập trung xử lý dứt điểm theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh minh hoạ: Internet.
Ngoài ra, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai cũng đang có tình trạng thua lỗ tương tự, cần tập trung xử lý dứt điểm theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh minh hoạ: Internet.

GALLERY MỚI NHẤT