Nhìn gần tên lửa "thần sầu" dưới bụng tiêm kích Su-35

Nhìn gần tên lửa "thần sầu" dưới bụng tiêm kích Su-35

(Kiến Thức) - Trong dàn tên lửa không đối không mà Su-35 có thể mang theo được thì tên lửa R-77 được coi là một trong những loại "thần sầu" nhất.

Trong dàn vũ khí không đối không mà Su-35 có thể mang theo được thì  tên lửa R-77 được coi là một trong những loại "thần sầu" nhất. Nguồn ảnh: Bastion.
Trong dàn vũ khí không đối không mà Su-35 có thể mang theo được thì tên lửa R-77 được coi là một trong những loại "thần sầu" nhất. Nguồn ảnh: Bastion.
Hôm 4/6 vừa qua, tại triển lãm Không quân Nga được tổ chức tại St. Petersburg, Nga, khách thăm quan đã được tận mắt chiêm ngưỡng dàn tên lửa không đối không R-77 được trang bị dưới cánh chiếc Su-35. Là một loại máy bay đa năng được nâng cấp từ phiên bản Su-27, Su-35 có thể mang được tối đa tới 8 tấn vũ khí. Nguồn ảnh: Bastion.
Hôm 4/6 vừa qua, tại triển lãm Không quân Nga được tổ chức tại St. Petersburg, Nga, khách thăm quan đã được tận mắt chiêm ngưỡng dàn tên lửa không đối không R-77 được trang bị dưới cánh chiếc Su-35. Là một loại máy bay đa năng được nâng cấp từ phiên bản Su-27, Su-35 có thể mang được tối đa tới 8 tấn vũ khí. Nguồn ảnh: Bastion.
Các chiến đấu cơ Su-35 có thể mang theo tối đa 12 tên lửa không đối không R-77, cung cấp khả năng không chiến, đánh chặn cực kỳ lợi hại. Tên lửa R-77 có tầm bay từ 80 cho tới lớn hơn 200 km tùy từng loại, độ cao hoạt động từ 5 tới 25 km so với mực nước biển, phù hợp để tiêu diệt gần như toàn bộ các loại máy bay hiện tại của NATO. Nguồn ảnh: Bastion.
Các chiến đấu cơ Su-35 có thể mang theo tối đa 12 tên lửa không đối không R-77, cung cấp khả năng không chiến, đánh chặn cực kỳ lợi hại. Tên lửa R-77 có tầm bay từ 80 cho tới lớn hơn 200 km tùy từng loại, độ cao hoạt động từ 5 tới 25 km so với mực nước biển, phù hợp để tiêu diệt gần như toàn bộ các loại máy bay hiện tại của NATO. Nguồn ảnh: Bastion.
Tên lửa R-77 sử dụng hệ thống dẫn đường theo quán tính (Inertial) kèm theo radar dẫn đường chủ động cùng với khả năng cập nhật mục tiêu giữa hành trình. Các tên lửa R-77 được bắt đầu biên chế trong Không quân Nga từ năm 1994 và dự kiến loại tên lửa hiện đại này cũng sẽ được trang bị trên những chiếc T-50 thế hệ 5 của Nga sau này. Nguồn ảnh: Bastion.
Tên lửa R-77 sử dụng hệ thống dẫn đường theo quán tính (Inertial) kèm theo radar dẫn đường chủ động cùng với khả năng cập nhật mục tiêu giữa hành trình. Các tên lửa R-77 được bắt đầu biên chế trong Không quân Nga từ năm 1994 và dự kiến loại tên lửa hiện đại này cũng sẽ được trang bị trên những chiếc T-50 thế hệ 5 của Nga sau này. Nguồn ảnh: Bastion.
Điểm đặc trưng nhất của loại tên lửa này đó là 4 cánh thăng bằng ở chính giữa thân tên lửa và 4 cánh đuôi được thiết kế theo kiểu khá độc đáo. Có giá từ 500 tới 800 ngàn USD cho mỗi quả (tùy phiên bản), những tên lửa không đối không R-77 của Nga được coi là tương đương với tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ. Nguồn ảnh: Bastion.
Điểm đặc trưng nhất của loại tên lửa này đó là 4 cánh thăng bằng ở chính giữa thân tên lửa và 4 cánh đuôi được thiết kế theo kiểu khá độc đáo. Có giá từ 500 tới 800 ngàn USD cho mỗi quả (tùy phiên bản), những tên lửa không đối không R-77 của Nga được coi là tương đương với tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ. Nguồn ảnh: Bastion.
Có trọng lượng 175 kg (với phiên bản R-77), chiều dài 3,6 mét, đường kính 200 mm, sải cánh rộng nhất đạt 350 mm, tên lửa R-77 đạt tốc độ bay tối đa Mach 4 và sử dụng nhiên liệu lỏng. Nguồn ảnh: Bastion.
Có trọng lượng 175 kg (với phiên bản R-77), chiều dài 3,6 mét, đường kính 200 mm, sải cánh rộng nhất đạt 350 mm, tên lửa R-77 đạt tốc độ bay tối đa Mach 4 và sử dụng nhiên liệu lỏng. Nguồn ảnh: Bastion.
Các tên lửa được trang bị đầu đạn nổ mảnh (HE) nặng 30 kg và ngòi nổ loại laze. Dù chỉ có trọng lượng từ 175 cho tới 226 kg (phiên bản R-77M1) nhưng các máy bay Su-35 chỉ có thể gắn được tối đa 12 quả tên lửa loại này dù cho 12 quả chỉ có tổng trọng lượng khoảng 2,6 tấn, chiếm khoảng 1/3 tải trọng vũ khí của chiếc Su-35. Nguồn ảnh: Bastion.
Các tên lửa được trang bị đầu đạn nổ mảnh (HE) nặng 30 kg và ngòi nổ loại laze. Dù chỉ có trọng lượng từ 175 cho tới 226 kg (phiên bản R-77M1) nhưng các máy bay Su-35 chỉ có thể gắn được tối đa 12 quả tên lửa loại này dù cho 12 quả chỉ có tổng trọng lượng khoảng 2,6 tấn, chiếm khoảng 1/3 tải trọng vũ khí của chiếc Su-35. Nguồn ảnh: Bastion.
Ngoài Su-35, những tên lửa R-77 còn được trnag bị cho MiG-29, MiG-31, Su-27SM, Su-30, Su-37, Su-47, Yak-141 và tương lai sẽ là T-50. Tính đến thời điểm hiện tại, R-77 cùng với tên lửa đối không AIM-120 của Mỹ đang là hai loại tên lửa không đối không hiệu quả và phổ biến nhất thế giới. Nguồn ảnh: Bastion.
Ngoài Su-35, những tên lửa R-77 còn được trnag bị cho MiG-29, MiG-31, Su-27SM, Su-30, Su-37, Su-47, Yak-141 và tương lai sẽ là T-50. Tính đến thời điểm hiện tại, R-77 cùng với tên lửa đối không AIM-120 của Mỹ đang là hai loại tên lửa không đối không hiệu quả và phổ biến nhất thế giới. Nguồn ảnh: Bastion.

GALLERY MỚI NHẤT