Nhiều lãnh đạo thế giới bàng hoàng với phán quyết của Tòa Tối cao Mỹ

Việc lật lại phán quyết về quyền phá thai tại Mỹ đã gây địa chấn trên toàn thế giới, với nhiều lãnh đạo các cường quốc hàng đầu không ủng hộ quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ.

Nhiều lãnh đạo thế giới bàng hoàng với phán quyết của Tòa Tối cao Mỹ

Các lãnh đạo thế giới và nhà hoạt động bảo vệ quyền phá thai mô tả phán quyết của Tòa án tối cao Mỹ là "khủng khiếp" và "gây khiếp sợ", trong khi đám đông biểu tình dâng cao cả nhiều thành phố như London, Paris và Edinburgh, Scotland.

"Đây là một trong những ngày đen tối nhất đối với quyền của phụ nữ trong cuộc đời tôi", lãnh đạo Scotland - bà Nicola Sturgeon - trải lòng trên Twitter vài phút sau khi Tòa án Tối cao ngày 24/6 đảo ngược phán quyết trong vụ kiện Roe, xóa bỏ cơ sở pháp lý ở cấp liên bang bảo vệ quyền phá thai.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 24/6 cho biết tin tức về phán quyết tại Mỹ là "kinh khủng", New York Times đưa tin.

"Trái tim của tôi không khỏi xót xa cho hàng triệu phụ nữ Mỹ, những người đang mất quyền phá thai hợp pháp", ông Trudeau nói.

Nhieu lanh dao the gioi bang hoang voi phan quyet cua Toa Toi cao My

Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại lễ khai mạc cuộc họp các lãnh đạo chính phủ Commonwealth ở Kigali, thủ đô Rwanda hôm 24/6. Ảnh: AFP.

"Không một chính phủ, chính trị gia, hoặc người đàn ông nào có thể nói phụ nữ nên hay không nên làm gì với cơ thể của họ", ông Trudeau nhấn mạnh.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ là "một bước lùi lớn", nhấn mạnh quyết định này "có tác động lớn đến suy nghĩ của người dân trên toàn thế giới".

Tương tự, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ ủng hộ với quyền phá thai của phụ nữ. "Tôi muốn thể hiện sự đoàn kết với những phụ nữ mà quyền tự do của họ đang bị thách thức bởi Tòa án Tối cao Mỹ".

Mỹ nay trở thành một trong ba nước hạn chế quyền tiếp cận phá thai trong thế kỷ XXI.

Theo Trung tâm Quyền sinh sản, nhóm vận động toàn cầu phản đối hạn chế phá thai, đã có hơn 50 quốc gia tự do hóa luật phá thai trong những thập niên gần đây.

Những năm qua, nhiều quốc gia bao gồm Argentina, Colombia, Ireland và Mexico đã mở rộng việc tiếp cận quyền phá thai.

"Hiếm khi nào tôi lại tự hào vì là một phần của Tòa án Tối cao Mexico như hôm nay", Chánh án Tòa án Tối cao Mexico Arturo Zaldivar chia sẻ trên Twitter hôm 24/6 - rõ ràng ám chỉ tới phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ.

“Quyền lợi là dành cho tất cả khi bình đẳng và nhân phẩm trở thành thông lệ", ông Zaldivar nhấn mạnh.

Hơn 100 tổ chức chăm sóc sức khỏe toàn cầu ngày 24/6 cho biết Mỹ đã "đi ngược với các cam kết toàn cầu về thúc đẩy quyền con người", theo Washington Post.

Nhieu lanh dao the gioi bang hoang voi phan quyet cua Toa Toi cao My-Hinh-2

Hai phụ nữ đã khóc trước Tòa án Tối cao sau phán quyết lật ngược vụ kiện Roe và Wade ngày 24/6. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, tại Brazil, phần lớn tranh cãi xoay quanh vụ việc bé gái 11 tuổi bị cưỡng hiếp đã phá thai khi mang thai được 7 tháng.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và con trai Flavio Bolsonaro - một thượng nghị sĩ - đã chỉ trích quyết định của tòa án đã cho phép bé gái phá thai. Ông Bolsonaro không đề cập tình hình tại Washington, nhưng con trai ông cho biết "việc bảo vệ sự sống đang hồi sinh ở Mỹ".

Quyền phá thai theo Hiến pháp Mỹ đã tồn tại gần 5 thập kỷ trước khi bị xóa bỏ vào ngày 24/6. Một số tiểu bang sẽ cấm ngay quyền phá thai, cũng như có thể áp dụng hình phạt hình sự với những ai cung cấp dịch vụ phá thai hoặc những bệnh nhân, theo Politico.

Tòa án Tối cao Mỹ yêu cầu ông Trump nộp báo cáo tài chính

Tổng thống Trump đã phản đối phán quyết của Tòa án Tối cao, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh chống "tình trạng tham nhũng chính trị" ở New York.

Tòa án Tối cao Mỹ yêu cầu ông Trump nộp báo cáo tài chính

Ngày 9/7, với 7 phiếu thuận và 2 phiếu chống, Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết không cho phép Tổng thống Donald Trump được miễn các cuộc điều tra hình sự, đồng thời cho phép các công tố viên ở thành phố New York tiếp cận các báo cáo tài chính của ông chủ Nhà Trắng.

Tòa án Tối cao Mỹ bác đơn kiện 4 bang của Texas

Tòa án Tối cao Mỹ đã bác bỏ đề nghị của Texas và Tổng thống Donald Trump nhằm vô hiệu hóa kết quả bầu cử ở 4 bang chiến địa.

Tòa án Tối cao Mỹ bác đơn kiện 4 bang của Texas
Các thẩm phán từ chối tiếp nhận đơn kiện của Texas yêu cầu không công nhận kết quả bầu cử của Biden ở Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin.
Toa an Toi cao My bac don kien 4 bang cua Texas
Tòa án tối cao Mỹ. (Ảnh: Bloomberg) 

Tòa Tối cao bác vụ kiện bầu cử cuối cùng của ông Trump

Tòa Tối cao Mỹ hôm 8/3 bác bỏ vụ kiện cuối cùng của ông Donald Trump về kết quả cuộc bầu cử năm 2020, chấm dứt cuộc chiến pháp lý của cựu tổng thống.
 
 

Tòa Tối cao bác vụ kiện bầu cử cuối cùng của ông Trump
The Hill đưa tin các thẩm phán ở Tòa Tối cao hôm 8/3 từ chối tiếp nhận vụ kiện của ông Trump đối với bang Wisconsin. Trong đó, cựu tổng thống Mỹ cáo buộc các quan chức bầu cử ở bang này vi phạm hiến pháp, nới lỏng quy định bỏ phiếu vắng mặt giữa đại dịch Covid-19.

Quyết định này của Tòa án Tối cao Mỹ đã đặt dấu chấm hết cho chiến dịch pháp lý của ông Trump nhằm lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 - một cuộc chiến vốn được nhận định là không có hy vọng chiến thắng.

Đơn kiện của ông đối với chính quyền bang Wisconsin được đệ trình một tháng sau khi Tổng thống Joe Biden giành được bang này với số phiếu chênh lệch là hơn 20.000.

Toa Toi cao bac vu kien bau cu cuoi cung cua ong Trump
Cuộc chiến pháp lý của cựu Tổng thống Trump kết thúc với việc đơn kiện kết quả bầu cử ở bang Wisconsin bị Toà Tối cao Mỹ bác bỏ hôm 8/3. Ảnh: Reuters. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.