Nhiều dự án nhà ở TP HCM bị “ách tắc, đứng hình”

(Vietnamdaily) - HoREA cho biết 9 tháng đầu năm, thị trường bất động sản TP HCM tiếp tục sụt giảm, chỉ có thêm 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng về xu thế sụt giảm của thị trường bất động sản TP HCM, nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ.

Trong báo cáo, HoREA cho biết 9 tháng đầu năm, thị trường bất động sản TP HCM tiếp tục sụt giảm, chỉ có thêm 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83% so với cùng kỳ năm ngoái; không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, chỉ 12 dự án các loại được chấp thuận đầu tư, giảm khoảng 72% so với cùng kỳ và chỉ có 24 dự án được cấp phép xây dựng, giảm khoảng 38%.

Ngoài ra, cả TP cũng chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn, với 19.662 căn hộ, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn hộ so với năm 2018.

Trong đó, có đến 31 dự án nhà ở quy mô nhỏ và trung bình, chỉ duy nhất dự án khu đô thị lớn tại quận 9 với tổng số 10.007 căn hộ chiếm tỉ trọng áp đảo trên thị trường.

Nhieu du an nha o TP HCM bi “ach tac, dung hinh”
TP HCM duy nhất 1 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư.

HoREA cho rằng thị trường có xu thế bị sụt giảm mạnh. Khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là nhiều dự án nhà ở bị “ách tắc, đứng hình” dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung dự án, sản phẩm, nhất là thiếu loại căn hộ nhà ở thương mại có giá bán vừa túi tiền, nhà ở xã hội. Tình trạng mất cân bằng cung - cầu do nguồn cung quá ít trong lúc nhu cầu quá cao làm cho giá nhà dễ bị đẩy lên cao, dễ xuất hiện tình trạng đầu cơ, đầu tư lướt sóng.

Hiệp hội nhận thấy thị trường bất động sản thành phố hiện nay về bản chất không xấu, chưa có nguy cơ bị khủng hoảng, vì vẫn còn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng sau giai đoạn bị khủng hoảng đóng băng 2011 - 2013.

Tình thế khó khăn hiện nay chỉ có tính nhất thời, đặc thù, bất bình thường, mà nguyên nhân là vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và công tác thực thi pháp luật. Nếu không có các biện pháp xử lý hiệu quả thì thị trường có thể còn tiếp tục bị sụt giảm trong thời gian tới.

HoREA và Bộ Xây dựng bất đồng quan điểm về phí bảo trì nhà chung cư

(Vietnamdaily) - Trước kiến nghị của Bộ Xây dựng về sửa đổi luật để cho chủ đầu tự quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư, HoREA cho rằng không nên thay đổi vì dễ dẫn đến xung đột.

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở bổ sung hai mô hình quản lý, vận hành nhà chung cư, gồm: Mô hình chủ đầu tư tự quản lý, vận hành nhà chung cư và tự quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư; Hoặc mô hình giao cho các đơn vị quản lý, vận hành chuyên nghiệp.

Theo Bộ Xây dựng, nếu có hai mô hình này, việc quản lý nhà chung cư sẽ đa dạng, linh hoạt hơn và việc chọn mô hình nào, chủ đầu tư hay đơn vị chuyên nghiệp thực hiện là do cộng đồng dân cư ở nhà chung cư tự quyết định và vẫn phải có sự giám sát của cộng đồng thông qua Ban quản trị nhà chung cư.

6 tháng chỉ có 3 dự án nhà ở được cấp giấy phép ở Sài Gòn

(Vietnamdaily) - Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) bày tỏ lo ngại trước sự sụt giảm quy mô và nguồn cung dự án, sản phẩm nhà ở, nhất là loại căn hộ nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền phần lớn người dân.

Trong 6 tháng, HoREA thống kê chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại mới được Sở Xây dựng đề xuất công nhận chủ đầu tư, giảm 84% cùng kỳ. Số này tương đương 924 căn hộ.

Sở Xây dựng cũng đề xuất UBND TP HCM chấp thuận đầu tư 10 dự án nhà ở thương mại, giảm 82% cùng kỳ. Trong đó, 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, giảm 29%. Căn hộ cao cấp giảm 44% còn 2.227 căn; căn hộ bình dân giảm 35% còn 1.249 căn.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.