Nhiều doanh nghiệp BĐS giảm mạnh doanh thu và lợi nhuận, đứng trước nguy cơ phá sản

(Vietnamdaily) - Theo HoREA, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản bị sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí một số đơn vị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản.

Bất động sản TP HCM khó khăn vì rủi ro pháp lý

Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), năm 2019, quy mô thị trường và nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở tại TP HCM bị sụt giảm mạnh, nhất là phân khúc nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.

Trong khi đó, giá nhà tăng cao, trong đó căn hộ chung cư tăng giá khoảng 15-20%. Cá biệt, có dự án nhà ở tại quận 9 có mức giá bán căn hộ tăng đến 39% so với năm 2018. Do vậy, số đông người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, mới lập nghiệp khó tạo lập nhà ở hơn, giấc mơ có nhà ở ngày càng xa vời.

Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản cũng đều bị sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí một số doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản.

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, tổng số giao dịch nhà đất thành công trong cả nước năm 2019 là 83.136 giao dịch, giảm 26,1% so với năm 2018. Trong đó, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng chỉ có 6.280 giao dịch, giảm 20% so với năm 2018.

Nhieu doanh nghiep BDS giam manh doanh thu va loi nhuan, dung truoc nguy co pha san
 Bất động sản TP HCM khó khăn vì rủi ro pháp lý

Số liệu của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) cho biết, tại TP HCM, từ tháng 10/2015 đến hết năm 2018, có đến 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng và 158 dự án bất động sản có nguồn gốc quỹ đất thuộc Nhà nước quản lý phải rà soát lại thủ tục pháp lý, một số trường hợp thuộc diện phải thanh tra, điều tra.

Tháng 3/2019, lãnh đạo thành phố và cơ quan có thẩm quyền của Trung ương đã quyết định cho 124 dự án được vận hành trở lại bình thường, nhưng trên thực tế hầu hết các dự án này vẫn chưa hoạt động trở lại bình thường.

Nguồn thu từ bất động sản giảm mạnh

Theo HoREA, nguồn thu ngân sách Nhà nước từ đất năm 2019 bị sụt giảm so với năm 2018 do thị trường bất động sản gặp khó khăn. Cụ thể, thu tiền sử dụng đất 2019 chỉ đạt 14.650 tỷ đồng, giảm 11,2% so với năm 2018 và giảm 18,2% so với năm 2017. Thu tiền thuê đất đạt 6.031 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2018.

Năm 2019, số nợ tiền sử dụng đất là 974 tỷ đồng tăng 33,4% so với năm 2018. Số nợ tiền thuê đất là 2.837 tỷ đồng, tăng đến 85,9% so với năm 2018. Do vậy, dự án không hội đủ điều kiện để được huy động vốn từ khách hàng, làm tăng chi phí doanh nghiệp, nhất là chi phí tài chính và làm tăng giá bán nhà, mà cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu.

Nhieu doanh nghiep BDS giam manh doanh thu va loi nhuan, dung truoc nguy co pha san-Hinh-2
 Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giải thể tăng cao.

Bên cạnh đó, nhiều dự án nhà ở chưa được UBND TP HCM ban hành quyết định thu tiền sử dụng đất, do vướng mắc về cách tính tiền sử dụng đất đối với các thửa đất công xen kẹt trong dự án và cả các phương pháp xác định giá đất, nên các chủ đầu tư không thể thực hiện được nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước.

Năm 2019, các doanh nghiệp xây dựng cũng bị sụt giảm trên dưới 50% số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp, dẫn đến bị sụt giảm mạnh doanh thu và lợi nhuận. Các nhà cung cấp thiết bị, vật tư bị sụt giảm doanh thu bán hàng. Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Theo Thống kê của Cục Đăng ký quản lý kinh doanh trong năm 2019, doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp giải thể.

Theo đó, trong năm 2019, có 89.282 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường kinh doanh (tăng 20,2% so với năm 2018). Trong đó, có 14 ngành kinh doanh có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động. Ngành kinh doanh bất động sản đứng vị trí đầu bảng số doanh nghiệp giải thể.

Số lượng doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm dừng hoạt động là 598 doanh nghiệp, tăng đến 36,8% so với năm 2018. Lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể là 686 doanh nghiệp, tăng 39,4%. 

HoREA: Bảng giá đất ở TP HCM đã quá lạc hậu

Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý kiến về khung giá đất giai đoạn 2019-2024 để khắc phục nội dung bất hợp lý của khung giá đất hiện tại.

Trong văn bản này, HoREA cho rằng Hà Nội và TP.HCM cần có khung giá đất riêng của mỗi thành phố. 

Cụ thể, đối với ba đô thị loại một là thành phố trực thuộc trung ương gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, HoREA đề nghị quy định khung giá đất riêng với mức giá riêng cho từng thành phố, do các thành phố này cũng có nhiều điểm đặc thù, khác biệt và thuộc ba vùng kinh tế khác nhau tại ba miền Bắc, Trung, Nam.

HoREA muốn TP HCM học cách làm 'rất nhanh' của Chủ tịch Bình Dương để cứu thị trường bất động sản

(Vietnamdaily) - HoREA vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong về việc “Nghiên cứu trường hợp dự án Khu nhà ở thương mại Hoàng Nam 3 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương giải quyết rất nhanh thủ tục công nhận chủ đầu tư”.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) kiến nghị, từ cách “vận dụng pháp luật” và “dám chịu trách nhiệm” của ông Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương như vậy, có thể đề xuất áp dụng cách làm này vào TP HCM được không?!”. 

Theo HoREA, Khu nhà ở thương mại Hoàng Nam 3 tọa lạc tại phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An (Bình Dương) với diện tích 4.660 m2. Dự án có nguồn gốc đất hỗn hợp, bao gồm khoảng hơn 2.000 m2 là đất ở, còn lại là đất nông nghiệp. Khu đất do ông Hoàng Văn Tâm, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Hoàng Nam đứng tên sổ đỏ.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.