Theo ông Trần Đắc Phu Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: "Thời tiết năm nay diễn biến bất thường, và hiện tại lại vào thời điểm cận Tết nên nhiều dịch bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong có nguy cơ bùng phát mạnh".
Đặc biệt trong số đó phải kể tới dịch sốt xuất huyết, dịch cúm, cúm gia cầm, dịch chân tay miệng và sự ra tăng số ca mặc bệnh cũng như tử vong do liên cầu khuẩn lợn.
Chân tay miệng là bệnh dịch đầu tiên có nguy cơ bùng phát trong thời điểm cận Tết. Đây là căn bệnh dễ lây nhiễm, nhất là cho trẻ nhỏ. Bệnh còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Thống kê trong 10 tháng đầu năm 2015, cả nước ghi gần 50.000 ca nhiễm chân tay miệng, trong đó có 6 người tử vong vì bệnh này.
Cúm, chân tay miệng và sốt xuất huyết có thể trở nên phức tạp những ngày cận Tết vì thời tiết thay đổi. |
Dịch sốt xuất huyết cũng có thể bùng phát vào dịp cận Tết, vì tính đến thời điểm hiện tại nó vẫn đang diễn biến rất phức tạp ở các tỉnh phía Nam. Theo báo cáo hiện tại, số ca bệnh bị dốt xuất huyết nhập viện mỗi tuần vẫn tăng rất cao.
Thống kê trong 10 tháng đầu năm cả nước ghi nhận 58.633 trường hợp mắc tại 52 tỉnh thành phố. Dịch bệnh cũng đã khiến 42 trường hợp tử vong. Điều đáng lo ngại, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết lần 2 với tình trạng nặng hơn lần trước ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
Cận Tết, cũng là thời điểm trời rét đậm, đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh cúm phát triển mạnh, số người mắc cúm ra tăng. Ngoài ra, thời tiết đang chuyển sang mùa đông, nhiệt độ giảm mạnh sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh cúm gia cầm lây truyền sang người như cúm A/H5N1, A/H7N9, cúm gia cầm H5N6. Hiện tại cả nước cũng đã ghi nhận 6 ổ cúm gia cầm nguy hiểm H5N1 tại 5 tỉnh thành.
Đáng nói hơn nữa, các chuyên gia khẳng định trong thời gian tới nhất là dịp cận Tết, số ca mắc liên cầu khuẩn lợn sẽ gia tăng nhanh chóng do tập quán mổ lợn, ăn tiết canh để ăn Tết đón lễ hội ở nhiều vùng nước ta.
Gần Tết số người tử vong, hoại tử, hôn mê do liên cầu khuẩn lợn cũng ra tăng. |
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 82 ca mắc liên cầu khuẩn lợn, trong đó 10 ca tử vong. Riêng Hà Nội, trong 11 tháng có 17 ca mắc với 2 ca tử vong.
Theo TS Trương Đình Bắc Phó Cục trường Cục Y tế Dự phòng trước nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh chết người người dân nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Các bà mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo. Thực hiện thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín; giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, tăng cường các chất dinh dưỡng, đủ khoáng chất và vitamin để tăng sức đề kháng cơ thể.