Nhiễm khuẩn từ giấy ướt

(Kiến Thức) - Kết quả xét nghiệm của các cơ quan chức năng cho thấy, có hiện tượng giấy khăn ướt bị nhiễm men nấm mốc và vi khuẩn hiếu khí mức độ cao. 

Tổng số nấm mốc và vi khuẩn cao vượt ngưỡng
Giấy ướt là sản phẩm vệ sinh được nhiều người sử dụng phổ biến, đặc biệt là các bà mẹ nuôi con nhỏ. Mức độ phổ biến có thể nhìn nhận ở các góc độ như không có trẻ sơ sinh nào ở thành phố không dùng giấy ướt. Các bà mẹ xem chúng như bảo bối để vệ sinh nhanh cơ thể hay vùng kín sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh. Ngoài ra, các chị em sử dụng giấy ướt vào các mục đích như vệ sinh da, tẩy trang. Vì thế, đối với nhiều người nhiều gia đình, giấy ướt là vật bất ly thân, không thể không có trong túi xách, ngăn kéo.  
Tuy nhiên, trong khảo sát của phóng viên gần đây cho thấy, có đến 90% các mẹ không chú trọng đến chất lượng, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ khi sử dụng giấy ướt cho con hay cho chính bản thân mình. Họ có thể mua sản phẩm này từ siêu thị, cửa hàng tạp hóa... với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Thậm chí, không ít người "ham" của rẻ nên mua những gói giấy ướt không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thông tin cụ thể về thành phần, thay vào đó sản phẩm chỉ được ghi chung chung như bao gồm vải không dệt, chất bảo quản, nước với giá chỉ bằng 1/5 sản phẩm có thương hiệu... 
Chưa dừng lại ở đó, nhiều sản phẩm giấy ướt còn được thêm các mùi hương, tinh chất, vitamin để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nồng độ các chất, hiệu quả đến đâu cũng không được nói rõ.
Trước thực tế đó, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã vào cuộc và lấy mẫu xét nghiệm. Trong số ba mẫu được lấy có một mẫu khiến nhiều người lo lắng về chất lượng. Cụ thể, mẫu này có tổng số vi khuẩn hiếu khí là 3,5 x 105 và tổng số nấm men, mốc là 8,6 x 102. Con số này cho thấy, giấy ướt không đảm bảo chất lượng và vi khuẩn nấm mốc cao hơn so với quy định cho phép gấp nhiều lần.
Cũng qua trao đổi, một nhân viên phụ trách kỹ thuật thuộc một đơn vị sản xuất giấy ướt nổi tiếng cho chúng tôi biết, hiện tượng giấy khăn ướt nhiễm nấm mốc và vi khuẩn không phải là hiếm, bản thân sản phẩm của công ty này cũng đã từng bị. Bằng mắt thường, người tiêu dùng không thể phát hiện bị nhiễm khuẩn mà công ty nhìn nhận ra thông qua các xét nghiệm, soi kính hiển vi khi kiểm tra sản phẩm của mình. Nhằm hạn chế tình trạng trên, công ty này đã sử dụng các chất bảo quản. 
Giấy ướt là sản phẩm được sử dụng khá phổ biến.
Giấy ướt là sản phẩm được sử dụng khá phổ biến. 
Nguy cơ lây nhiễm ngược
Theo ThS Phạm Thị Phương Lan, Phó trưởng Bộ môn Công nghệ vi sinh, Viện Khoa học sự sống, vi khuẩn hiếu khí là những loại vi khuẩn sống trong môi trường có chứa oxy, không khí. Tổng số vi khuẩn biểu thị chung của nhiều loài vi khuẩn khác nhau, trong đó có những vi khuẩn độc nhưng cũng có thể có vi khuẩn lành tính. Trong vi khuẩn hiếu khí có thể có cả vi khuẩn e.coli. Đây là những loài vi khuẩn nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy... 
"Ở mức tổng số cao, vi khuẩn có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ người sử dụng sản phẩm. Như vi khuẩn gây kích ứng da, đặc biệt là da trẻ nhỏ vốn dĩ rất mẫn cảm và yếu ớt. Ngoài ra, khi lau giấy ướt bị nhiễm khuẩn vào các vết thương hở có thể gây viêm nhiễm nặng hơn, mưng mủ... Thậm chí, nếu dùng để vệ sinh vùng kín cho trẻ dễ dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập ngược qua vết hở, nhiễm vào niêm mạc gây viêm đường tiết niệu...", ThS Phạm Thị Phương Lan phân tích. 
Bên cạnh đó, tổng số men nấm mốc cao cũng gây nguy cơ tương tự đến người dùng, đặc biệt giấy ướt dùng để vệ sinh vùng mặt. Nấm mốc ở đây là dạng bào tử, tùy từng loại khác nhau sẽ có mức độ độc hại nhất định. Ví dụ, nấm mốc chứa aflatoxin sẽ gây ung thư gan, thận, tuy nhiên nó thường xuất hiện ở thực phẩm chứa hàm lượng cao. Các loại nấm mốc khác dù chưa đạt độ độc trên nhưng cũng có thể xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm phổi... 
BS Nguyễn Minh Tuấn, nguyên cán bộ Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho rằng, giấy ướt được dùng để vệ sinh nhưng mang vi khuẩn, nấm mốc cao như trên là hoàn toàn không khoa học, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng. Về nguyên tắc, sản phẩm này phải vô trùng hoặc rất ít vi khuẩn và không được chứa nấm mốc. Có những vi khuẩn và nấm mốc rất độc với sức khoẻ, đặc biệt là dùng để vệ sinh mặt hay cho trẻ em. Nguyên nhân nhiễm có thể do khi sản xuất không đảm bảo vệ sinh. Hay việc lưu thông, vận chuyển cũng có thể bị tác động xâm nhập. Thậm chí, việc bày trên giá bán hàng lâu ngày cũng bị nhiễm bẩn. Chính vì dễ nhiễm nấm mốc, vi khuẩn nên các hãng sử dụng tương đối các chất bảo quản. 
"Kết quả này là điều đáng báo động cho người sử dụng sản phẩm giấy ướt. Các bệnh có thể liên quan đến vi sinh vật, nấm mốc như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai, viêm phổi, hen suyễn, bệnh nấm da do tiếp xúc. Thậm chí không loại trừ sản phẩm chứa cầu khuẩn tan máu gây bệnh tai mũi họng và da...". 
BS Nguyễn Minh Tuấn (nguyên cán bộ Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội)

Nên cẩn thận khi dùng khăn giấy ướt cho trẻ

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu tìm thấy một chất bảo quản hóa học gọi là methylisothiazolinone (MI) trong khăn ướt gây ra dị ứng ở một số trẻ.

Khăn giấy ướt có thể gây phát ban, nổi cục, mụn nước, ngứa mắt và sưng mặt.
 Khăn giấy ướt có thể gây phát ban, nổi cục, mụn nước, ngứa mắt và sưng mặt.

Tiến sĩ Robin Gehris từ Trung tâm y tế Đại học Pittsburgh cho biết, số trẻ em bị các phản ứng này ngày càng tăng. Cô tin rằng điều này có thể là do số lượng MI trong khăn lau em bé đã được tăng lên. Cô cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ chỉ nên sử dụng khăn ướt cho trẻ khi đang đi du lịch.

Phân biệt bệnh sởi và rubella

(Kiến Thức) - Rubella đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh rubeola - một cách gọi khác của bệnh sởi ở các nước nói tiếng Anh song thực chất hai bệnh này không hề giống nhau.

Về nguyên nhân. Sởi hình thành do siêu virus sởi gây nên. Trong khi đó, rubella bắt nguồn từ virus rubella. Cả hai bệnh đều lây lan qua đường hô hấp và có yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng khá tương đồng. Tuy vậy mức độ biểu hiện triệu chứng và diễn biến lâm sàng, nhất là các biến chứng có thể có những biểu hiện không giống nhau.

Về nguyên nhân. Sởi hình thành do siêu virus sởi gây nên. Trong khi đó, rubella bắt nguồn từ virus rubella. Cả hai bệnh đều lây lan qua đường hô hấp và có yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng khá tương đồng. Tuy vậy mức độ biểu hiện triệu chứng và diễn biến lâm sàng, nhất là các biến chứng có thể có những biểu hiện không giống nhau.

Sởi thường gặp ở trẻ từ một tuổi trở lên, thời gian nung bệnh từ bảy đến mười ngày. Bệnh khởi phát trong 2 đến 3 ngày với các triệu chứng như: sốt đột ngột 38 độ C, mắt ướt, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy...
Sởi thường gặp ở trẻ từ một tuổi trở lên, thời gian nung bệnh từ bảy đến mười ngày. Bệnh khởi phát trong 2 đến 3 ngày với các triệu chứng như: sốt đột ngột 38 độ C, mắt ướt, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy...
Khi bệnh toàn phát, bệnh nhân có thể sốt cao 38,5 đến 39 độ C, mệt mỏi, ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai rồi lan rộng. Bệnh lui khi hết sốt, ban mất dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da.
Khi bệnh toàn phát, bệnh nhân có thể sốt cao 38,5 đến 39 độ C, mệt mỏi, ban sởi dày, mịn, xuất hiện đầu tiên ở sau tai rồi lan rộng. Bệnh lui khi hết sốt, ban mất dần theo trình tự mọc và để lại vết thâm trên da. 
Trong khi đó, rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh từ 12 đến 14 ngày, khởi phát với dấu hiệu tương tự như bệnh cúm. Các triệu chứng ban đầu là phát ban trên mặt, sau đó lan đến mình, tay, chân và thường giảm đi sau ba ngày. Những triệu chứng khác bao gồm sốt nhẹ, sưng hạch, đau khớp, nhức đầu và viêm kết mạc. Sưng hạch bạch huyết và các tuyến có thể kéo dài tới một tuần và sốt hiếm khi tăng lên trên 38 độ C.
Trong khi đó, rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh từ 12 đến 14 ngày, khởi phát với dấu hiệu tương tự như bệnh cúm. Các triệu chứng ban đầu là phát ban trên mặt, sau đó lan đến mình, tay, chân và thường giảm đi sau ba ngày. Những triệu chứng khác bao gồm sốt nhẹ, sưng hạch, đau khớp, nhức đầuviêm kết mạc. Sưng hạch bạch huyết và các tuyến có thể kéo dài tới một tuần và sốt hiếm khi tăng lên trên 38 độ C.
Tuy nhiên, nốt ban trên da có dạng chấm đỏ rải rác và không mọc theo bất kỳ quy luật nào. Khi bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau một tuần.
Tuy nhiên, nốt ban trên da có dạng chấm đỏ rải rác và không mọc theo bất kỳ quy luật nào. Khi bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau một tuần.
Về biến chứng. Sởi đặc biệt nghiêm trọng với viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, tiêu chảy, thậm chí là tử vong.
Về biến chứng. Sởi đặc biệt nghiêm trọng với viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, tiêu chảy, thậm chí là tử vong.
Các biến chứng của rubella chủ yếu là đau và sưng khớp, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ có thai.
Các biến chứng của rubella chủ yếu là đau và sưng khớp, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ có thai.
Về điều trị. Điều trị sởi cần thực hiện ở bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời các biến chứng. Đáng tiếc là hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể điều trị hỗ trợ.
Về điều trị. Điều trị sởi cần thực hiện ở bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời các biến chứng. Đáng tiếc là hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể điều trị hỗ trợ.
Giống như sởi, rubella cũng chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Tuy nhiên, việc chăm sóc bệnh nhân sẽ góp phần đáng kể trong nỗ lực giảm bớt sự khó chịu. Đối với trẻ sơ sinh, điều trị được tập trung vào việc giảm tác hại của biến chứng.
Giống như sởi, rubella cũng chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Tuy nhiên, việc chăm sóc bệnh nhân sẽ góp phần đáng kể trong nỗ lực giảm bớt sự khó chịu. Đối với trẻ sơ sinh, điều trị được tập trung vào việc giảm tác hại của biến chứng.
Về phòng ngừa. Cách phòng ngừa sởi phổ biến là tiêm phòng vắc xin tam liên. Mũi đầu tiên thực hiện lúc trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc lại có thể thực hiện lúc trẻ được 4 đến 6 tuổi tuy nhiên cũng có thể tiêm nhắc vào bất cứ lúc nào sau mũi thứ nhất bốn tuần. Còn lại, Rubella được phòng ngừa khá hiệu quả bởi vắc xin dòng RA 27/3 và Cendehill.

Về phòng ngừa. Cách phòng ngừa sởi phổ biến là tiêm phòng vắc xin tam liên. Mũi đầu tiên thực hiện lúc trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc lại có thể thực hiện lúc trẻ được 4 đến 6 tuổi tuy nhiên cũng có thể tiêm nhắc vào bất cứ lúc nào sau mũi thứ nhất bốn tuần. Còn lại, Rubella được phòng ngừa khá hiệu quả bởi vắc xin dòng RA 27/3 và Cendehill.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.