Nhếch nhác khu ký túc xá 1.900 tỷ bỏ hoang ở Hà Nội

Nhếch nhác khu ký túc xá 1.900 tỷ bỏ hoang ở Hà Nội

Nhiều năm nay, ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp chưa thu hút đông đảo sinh viên đến ở, có nhiều tòa nhà bị bỏ hoang, thấm dột, nhiều bức tường bị rêu mốc, nứt nẻ, lan can hoen gỉ…

Dự án xây dựng khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp được khởi công từ năm 2009, trên diện tích 40.000m², gần cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường Vành đai 3 - những tuyến giao thông huyết mạch của Hà Nội.
Dự án xây dựng khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp được khởi công từ năm 2009, trên diện tích 40.000m², gần cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường Vành đai 3 - những tuyến giao thông huyết mạch của Hà Nội.
Công trình gồm 6 tòa nhà (từ A1 đến A6) với hơn 1.400 phòng, dự kiến đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 sinh viên. Theo thiết kế, mỗi phòng ở rộng hơn 50m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng… Quy định suất đầu tư dành cho 8 người/phòng, với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm tiền điện, nước).
Công trình gồm 6 tòa nhà (từ A1 đến A6) với hơn 1.400 phòng, dự kiến đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 sinh viên. Theo thiết kế, mỗi phòng ở rộng hơn 50m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng… Quy định suất đầu tư dành cho 8 người/phòng, với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm tiền điện, nước).
Nhiều năm nay, ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp chưa thu hút đông đảo sinh viên đến ở. Hiện nay chỉ có 2 khối nhà (nhà A5 và A6) hoạt động và phòng trống còn rất nhiều.
Nhiều năm nay, ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp chưa thu hút đông đảo sinh viên đến ở. Hiện nay chỉ có 2 khối nhà (nhà A5 và A6) hoạt động và phòng trống còn rất nhiều.
Bên cạnh tòa A5, A6 đã đưa vào hoạt động, nhà A2, A3 hiện chỉ mới xây xong phần thô, nằm phơi nắng phơi mưa gây lãng phí trong thời gian dài. Ngoài ra, nhà A1 xây dựng xong nhưng bị bỏ hoang, nhà A4 chưa xây dựng do chưa giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh tòa A5, A6 đã đưa vào hoạt động, nhà A2, A3 hiện chỉ mới xây xong phần thô, nằm phơi nắng phơi mưa gây lãng phí trong thời gian dài. Ngoài ra, nhà A1 xây dựng xong nhưng bị bỏ hoang, nhà A4 chưa xây dựng do chưa giải phóng mặt bằng.
Tầng mái của các tòa nhà bị đọng nước mưa, phơi nắng dẫn đến thấm dột; nhiều bức tường bị rêu mốc, nứt nẻ, lan can hoen gỉ…
Tầng mái của các tòa nhà bị đọng nước mưa, phơi nắng dẫn đến thấm dột; nhiều bức tường bị rêu mốc, nứt nẻ, lan can hoen gỉ…
Các phòng tại các tòa A2, A3 đang dần xuống cấp, cây cỏ mọc vì bị bỏ hoang nhiều năm.
Các phòng tại các tòa A2, A3 đang dần xuống cấp, cây cỏ mọc vì bị bỏ hoang nhiều năm.
Khu ký túc xá được che chắn bằng lớp tường tôn xộc xệch và rác thải xây dựng tràn ngập. Các lối ra vào xung quanh vẫn trong tình trạng “cửa đóng then cài” nhiều năm nay.
Khu ký túc xá được che chắn bằng lớp tường tôn xộc xệch và rác thải xây dựng tràn ngập. Các lối ra vào xung quanh vẫn trong tình trạng “cửa đóng then cài” nhiều năm nay.
Cách đây hai năm, nơi đây từng được sử dụng để làm khu vực cách ly bệnh nhân Covid-19. Sau khi đại dịch qua đi, tòa nhà trở về trạng thái không người. Bảng hiệu, bảng chỉ dẫn hiện vẫn còn ngổn ngang chưa được xử lý.
Cách đây hai năm, nơi đây từng được sử dụng để làm khu vực cách ly bệnh nhân Covid-19. Sau khi đại dịch qua đi, tòa nhà trở về trạng thái không người. Bảng hiệu, bảng chỉ dẫn hiện vẫn còn ngổn ngang chưa được xử lý.
Dưới chân tòa nhà, từng có một số người thuê lại mặt bằng để kinh doanh hiện cũng đã bị trả lại.
Dưới chân tòa nhà, từng có một số người thuê lại mặt bằng để kinh doanh hiện cũng đã bị trả lại.
Xung quanh ký túc xá mọc lên nhiều bãi đỗ xe, gara sửa ô tô, ki-ốt kinh doanh gây nhếch nhác, mất mỹ quan.
Xung quanh ký túc xá mọc lên nhiều bãi đỗ xe, gara sửa ô tô, ki-ốt kinh doanh gây nhếch nhác, mất mỹ quan.
Bên trong một phòng ký túc xá.
Bên trong một phòng ký túc xá.
Lương Thủy Tiên (18 tuổi, Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai) cho biết, cô đến khu ký túc xá này ở qua sự giới thiệu của nhà trường. "Ưu thế lớn nhất là giá phòng rẻ song cũng còn nhiều bất cập: phòng xuống cấp; nước bẩn; điện cầu thang hỏng. Có 5 thang máy nhưng cũng chỉ dùng được 1, thường xuyên phải bảo dưỡng. Có hôm em phải chạy bộ từ tầng 16 xuống để đi học”, Tiên chia sẻ.
Lương Thủy Tiên (18 tuổi, Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai) cho biết, cô đến khu ký túc xá này ở qua sự giới thiệu của nhà trường. "Ưu thế lớn nhất là giá phòng rẻ song cũng còn nhiều bất cập: phòng xuống cấp; nước bẩn; điện cầu thang hỏng. Có 5 thang máy nhưng cũng chỉ dùng được 1, thường xuyên phải bảo dưỡng. Có hôm em phải chạy bộ từ tầng 16 xuống để đi học”, Tiên chia sẻ.
Còn bạn trẻ Tạ Duy Khang (Đại học Bách Khoa) cho biết, từ ký túc xá đến trường, cậu chỉ có thể di chuyển bằng xe buýt tuyến số 21. "Vào giờ cao điểm, cả tiếng mới có một chuyến đi qua. 7h vào lớp, em phải đi học từ 5h30 sáng”, Khang nói. Hiện mạng lưới giao thông công cộng khu vực này chưa thuận tiện, có ít tuyến xe buýt từ đây đến các trường đại học và cao đẳng.
Còn bạn trẻ Tạ Duy Khang (Đại học Bách Khoa) cho biết, từ ký túc xá đến trường, cậu chỉ có thể di chuyển bằng xe buýt tuyến số 21. "Vào giờ cao điểm, cả tiếng mới có một chuyến đi qua. 7h vào lớp, em phải đi học từ 5h30 sáng”, Khang nói.
Hiện mạng lưới giao thông công cộng khu vực này chưa thuận tiện, có ít tuyến xe buýt từ đây đến các trường đại học và cao đẳng.

GALLERY MỚI NHẤT

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.