Nhật “vạch trần” 3 căn cứ tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu dẫn lại bài viết của nhà nghiên cứu quân sự Nhật là ông Saburo Tanaka để làm rõ về 3 căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

Nhật “vạch trần” 3 căn cứ tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc
Bài viết với tựa đề “Tàu ngầm hạt nhân mới và căn cứ của Hải quân Trung Quốc” chỉ ra rằng, hiện nay Trung Quốc có tổng cộng 3 căn cứ tàu ngầm hạt nhân. Chúng bao gồm căn cứ Sa Tử Khẩu ở Thanh Đảo, căn cứ vịnh Á Long tại Hải Khẩu và đảo Tiểu Bình ở Đại Liên. Các căn cứ này có thể được tu sửa lại để phục vụ các tàu ngầm hạt nhân kiểu mới.
Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
Trong đó, căn cứ vịnh Á Long là căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất châu Á, nằm gần căn cứ tàu sân bay ở tỉnh Hải Nam. Trung Quốc đã lựa chọn địa điểm này để xây dựng thành căn cứ bởi 4 nguyên nhân chính.
Thứ nhất, vịnh Á Long ở Biển Đông, nơi có độ sâu trung bình hơn 1.000m và độ sâu tối đa hơn 5.000 m. Đây là độ sâu thích hợp với các hoạt động của tàu ngầm hạt nhân.
Tiếp theo, vịnh này cách khu vực nước sâu không xa. Thứ ba, vịnh Á Long là địa điểm cách tương đối xa hai cường quốc Nhật và Mỹ. Do vậy, máy bay chống ngầm của họ khó có thể tiếp cận khu vực này.
Cuối cùng, tuyến đường biển nối giữa vịnh Á Long và khu nước sâu nằm giữa hai eo biển Bashi và Balintang là một tuyến thương mại đường biển nhộn nhịp. Vì vây, dưới tiếng ồn của tàu thương mại tại khu vực này, tàu ngầm hạt nhân có thể dễ dàng tiến ra Thái Bình Dương để thực hiện nhiệm vụ tuần tra.
Trong khi đó, căn cứ Sa Từ Khẩu gần Thanh Đảo lại có một vị trí chiến lược ở bờ Tây biển Hoàng Hải. Hầm chứa tàu ngầm trong này có thể chứa ít nhất được 6 tàu ngầm hạt nhân, trong cảng còn có một cầu tàu ngoài trời có thể đảm bảo các hoạt động như khử từ cho tàu ngầm hạt nhân. Căn cứ này cách tàu sân bay Cổ Trấn Khẩu chưa đầy 70 km.
Đảo Tiểu Bình là căn cứ tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Trung Quốc, nằm giữa Đại Liên và Lữ Thuận. Sau khi khởi hành từ căn cứ này, tàu ngầm có thể nhanh chóng tiến vào khu vực biển ngoài khơi gần vịnh Liêu Đông để tuần tra. Vùng biển ngoài khơi vịnh Liên Đông nằm ở phía Bắc biển Hoàng Hải, khu vực biển rộng lớn này rất thích hợp cho việc che giấu tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Hơn nữa, có rất nhiều địa điểm có thể lựa chọn để phóng tên lửa đạn đạo ở đó.
Chưa kể, phần lớn diện tích khu vực vịnh này đều là vùng kinh tế thuộc chủ quyền của Trung Quốc và Triều Tiên, do vậy tàu nước ngoài không dễ dàng xâm nhập vào đây. Được biết, Trung Quốc đã triển khai hệ thống sonar chặt chẽ đáy biển tại khu vực này, có thể phát hiện bất kỳ “vị khách không mời nào”.
Một lợi thế khác của vịnh Liên Đông là nếu tầm bắn của tên lửa JL-2 đạt 12000 Km, phóng tên lửa từ khu vực này có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Mỹ bao gồm New York, Washington và Florida. Trong khi đó, tên lửa phóng từ khu vưc biển gần Tam Á mới chỉ có thể tấn công được mục tiêu bờ biển phía Tây của Mỹ.

Trung Quốc “làm chủ” công nghệ tàu ngầm hạt nhân

(Kiến Thức) - Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, nước này đã nắm được công nghệ chủ đạo trong phát triển và chế tạo tàu ngầm hạt nhân.

Trung Quốc “làm chủ” công nghệ tàu ngầm hạt nhân

Sức mạnh tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sắp ngang Nga?

(Kiến Thức) - Giới quân sự Nga tin rằng năng lực tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ đạt trình độ hiện tại của lực lượng Nga vào năm 2020.

Sức mạnh tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sắp ngang Nga?

Chiêm ngưỡng soái hạm lớn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Với lượng giãn nước toàn tải 34.640 tấn, trang bị hệ thống điện tử hiện đại, Ural (SSV-33) được coi là soái hạm lớn nhất thế giới, trang bị trong Hải quân Liên Xô. 

Chiêm ngưỡng soái hạm lớn nhất thế giới
Ural (SSV-33) (NATO định danh là Kapusta) là tàu chỉ huy và kiểm soát phục vụ trong Hải quân Liên Xô. Lớp tàu này được thiết kế cho vai trò gồm: soái hạm trong hạm đội; cảnh báo sớm tên lửa; thu thập thông tin tình báo; tác chiến điện tử và chuyển tiếp thông tin.
 Ural (SSV-33) (NATO định danh là Kapusta) là tàu chỉ huy và kiểm soát phục vụ trong Hải quân Liên Xô. Lớp tàu này được thiết kế cho vai trò gồm: soái hạm trong hạm đội; cảnh báo sớm tên lửa; thu thập thông tin tình báo; tác chiến điện tử và chuyển tiếp thông tin. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.