Nhật tăng ngân sách quân sự chưa từng có đối phó Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Chi tiêu quân sự của Nhật có thể tăng mạnh từ mức 0,8% lên 3% - mức cao chưa từng thấy trong thập kỷ qua.

Nhật tăng ngân sách quân sự chưa từng có đối phó Trung Quốc?
Japan Today dẫn lời giới chức quân sự cấp cao Nhật Bản nhấn mạnh, sức mạnh hải quân của Trung Quốc ngày càng tăng, là thách thức lớn nhất đối với quân đội nước này từ sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Năm nay là lần đầu tiên Tokyo chấm dứt một thập kỷ giảm chi tiêu quân sự với mức tăng 0,8% (đạt 4,9 nghìn tỷ yên - khoảng 48 tỷ USD).
Căng thẳng với Trung Quốc ngày càng leo thang là lý do khiến Nhật tăng ngân sách quốc phòng.
 Căng thẳng với Trung Quốc ngày càng leo thang là lý do khiến Nhật tăng ngân sách quốc phòng.
Tuy nhiên, chi tiêu quốc phòng trong năm tới 2014 dự kiến sẽ tăng mạnh hơn gấp nhiều lần (khoảng 3%). Các nhà phân tích quân sự cho rằng, lực lượng hải quân Nhật Bản vẫn nắm giữ lợi thế đáng kể trong công nghệ và hỏa lực so với đối thủ Trung Quốc. Tuy nhiên, tương quan lực lượng 2 bên đang thu hẹp lại.
"Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản là lực lượng hải quân tinh nhuệ và lớn thứ hai chỉ sau Hải quân Mỹ. Hải quân Trung Quốc rất e sợ năng lực thực sự của Hải quân Nhật Bản", Đô đốc đã về hưu Yoji Koda khẳng định.
Theo ông Koda và nhiều chuyên gia an ninh khác, Trung Quốc sẽ còn phải mất khoảng 15 năm nữa để đuổi kịp Hải quân Mỹ và Nhật Bản ở Đông Á nếu Bắc Kinh có thể duy trì tăng chi tiêu quân sự ở mức 2 con số hàng năm. Năm nay, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng ở mức 10,7 %, đạt119 tỷ USD. Song theo nhiều chuyên gia nước ngoài, mức chi tiêu thực sự của Bắc Kinh có khả năng lên tới 200 tỷ USD.
Về phía Tokyo, tăng chi tiêu quân sự đồng nghĩa với việc họ có khả năng tái trang bị và tái định vị quân đội. Trong suốt Chiến tranh Lạnh, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập trung chủ yếu sức mạnh hỏa lực vào các hòn đảo phía bắc, sẵn sàng đối đầu với Liên Xô và hỗ trợ hải quân Mỹ theo dõi các hạm đội tàu ngầm uy lực của Nga.
Nay Tokyo đang ở trong giai đoạn đầu bố trí lại lực lượng về phía tây để chống lại sự bành trướng mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc. Đây là dấu hiệu chứng tỏ quyết tâm của Tokyo (ngăn chặn bất cứ mối đe dọa nào đối với các đảo xa, bao gồm nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp với Trung Quốc).
Ngoài ra, quân đội Nhật Bản cũng đang có kế hoạch thành lập lực lượng đổ bộ dựa trên mô hình thủy quân lục chiến Mỹ (có khả năng triển khai bảo vệ các hòn đảo xa xôi hẻo lánh cũng như khả năng đổ bộ để giành lại những vùng lãnh thổ bị kẻ xâm lược nước ngoài chiếm đóng).
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, 700 thành viên đầu tiên của lực lượng đổ bộ mạnh mẽ bao gồm 3.000 quân nhân dự kiến sẽ được tuyển chọn từ quân đội. Nhật Bản cũng sở hữu một hạm đội máy bay trực thăng và tàu đổ bộ đủ mạnh để hỗ trợ các hoạt động của lực lượng đổ bộ. Chưa kể, hiện nay, quân đội Nhật đang thử nghiệm một số phương tiện tấn công đổ bộ mới rất cần thiết cho các lực lượng đổ bộ.
Ngoài ra, các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc cũng nhắc nhở các nhà hoạch định quốc phòng ở Tokyo phải lưu ý đặc biệt tới các mối đe dọa đối với các đảo xa xôi hẻo lánh.
Theo đó, khi cuộc tập trận mới nhất của Trung Quốc xung quanh quần đảo Nhật Bản sắp kết thúc, Tokyo rục rịch chuẩn bị cuộc tập trận quy mô lớn bao gồm 34.000 quân kéo dài 18 ngày. Đây là cuộc tập trận đổ bộ lên một đảo san hô không người ở phía nam Okinawa.

Lập ADIZ, Trung Quốc muốn dằn mặt Mỹ?

(Kiến Thức) - Bắc Kinh khẳng định rằng, Điếu Ngư/Senkaku là “mối bận tâm cốt lõi” của Bắc Kinh, song song với Biển Đông và Đài Loan.

Lập ADIZ, Trung Quốc muốn dằn mặt Mỹ?

Điếu Ngư/Senkaku - “mối bận tâm cốt lõi” của Bắc Kinh

Việc áp dụng ADIZ trên Biển Hoa Đông mới đây gợi lại sự kiện phong tỏa tên lửa của Trung Quốc đối với Đài Loan năm 1996. Khi đó, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đơn phương ra lệnh thành lập các khu vực cấm trên biển và trên không trong cuộc thử nghiệm tên lửa về phía Bắc và phía Nam của Đài Loan.

Do đó, theo giới chuyên gia, việc lập ADIZ có thể được xem là sự khẳng định rằng, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là “mối bận tâm cốt lõi” của Bắc Kinh, song song với Biển Đông và Đài Loan.

Ông Alexander Neill của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định, việc Trung Quốc đơn phương lập Khu vực Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông (ADIZ) phản ánh quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Nhật cũng mở rộng khu vực phòng không, thách thức Trung Quốc

(Kiến Thức) - Nhật đang tính mở rộng Khu vực Nhận dạng Phòng không của mình, trong bối cảnh họ tranh cãi kịch liệt với Trung Quốc về vấn đề tương tự tại Biển Hoa Đông.

Nhật cũng mở rộng khu vực phòng không, thách thức Trung Quốc
Thông tin này được đăng trên tờ Yomiuri Shimbun. Theo báo này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang cân nhắc về việc triển khai thêm các chiến đấu cơ tại các căn cứ trong khu vực.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa công bố Khu vực Nhận dạng Phòng không bao trọn gần như toàn bộ Biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo tranh chấp giữa 2 nước Điếu Ngư/Senkaku cũng như việc Bắc Kinh điều tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh tới Tây Thái Bình Dương.

Khách mua dâm có thể bị phạt 80 triệu đồng

(Kiến Thức) - Trong dự thảo luật đối với khách mua dâm, họ sẽ phải đóng tiền phạt lên tới 3.000 euro (hơn 86 triệu đồng) và tham dự các lớp học nâng cao nhận thức.

Khách mua dâm có thể bị phạt 80 triệu đồng

Những người ủng hộ hy vọng, thông qua việc trừng phạt khách mua dâm và bảo vệ gái mại dâm, dự thảo luật (dự kiến trình quốc hội vào tối nay) sẽ giúp thay đổi quan điểm tồn tại lâu nay đối với nghề cổ xưa nhất của loài người.

Tuy nhiên, ở một quốc gia vốn có tư tưởng tự do tình dục như Pháp, dự luật vấp phải khá nhiều sự phản đối. Đồng thời, nó cũng làm dấy lên cuộc tranh luận xung quanh vấn đề giới tính và sự phân biệt đối xử theo giới tính ở Pháp, nơi mà cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế là ông Dominique Strauss-Kahn đang đối mặt với cáo buộc tình dục.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.