Nhật siết chặt luật giữ bí mật quốc gia tranh cãi

(Kiến Thức) - Quan chức có thể bị phạt tối đa 10 năm tù nếu rò rỉ tin mật cho báo chí theo dự luật giữ bí mật quốc gia Hạ viện Nhật vừa thông qua bất chấp nhiều tranh cãi.

Nhật siết chặt luật giữ bí mật quốc gia tranh cãi

Các tranh cãi bao gồm quan ngại dự luật sẽ vi phạm quyền tự do báo chí và quyền được biết của công chúng. Liên minh cầm quyền thúc đẩy dự luật này nhằm mục đích mở rộng định nghĩa về bí mật quốc gia và gia tăng hình phạt cho bất cứ ai bị cáo buộc là người rò rỉ thông tin.

Động thái này sẽ ngăn chặn báo chí và các cơ quan truyền thông tiếp cận thông tin trên 4 lĩnh vực nhạy cảm bao gồm: quốc phòng, ngoại giao, chống khủng bố và chống gián điệp.

Theo dự luật, thông tin sẽ được chia thành 23 loại. Các quan chức hàng đầu của tất cả các phòng ban sẽ có quyền tuyên bố một vấn đề nào đó là "bí mật". Khi đó, các “bí mật” có thể được giữ kín tới 60 năm.

Các nhà báo và những cá nhân khác cũng có thể bị tuyên phạt 5 năm tù giam nếu bị phát hiện sử dụng “các biện pháp không phù hợp để thu thập thông tin.

Dự luật bí mật quốc gia cũng có thể tác động sang cả các ngành công nghiệp hạt nhân. Những vấn đề của ngành này đặc biệt nhạy cảm trong thời điểm xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima tháng 3/2011 .

"Thông tin về các lỗ hổng của các nhà máy điện hạt nhân cùng với các kế hoạch bảo vệ chúng có thể được xếp vào loại bí mật đặc biệt. Như vậy bất cứ ai có thẩm quyền biết các bí mật trên rò rỉ thông tin ra ngoài để cảnh báo về sự nguy hiểm của các nhà máy hạt nhân sẽ bị trừng phạt", Luật sư Yutaka Saito cho biết.

Dự luật được thông qua tại Hạ viện và đã được gửi tới Thượng viện. Theo các nhà phân tích, Liên minh cầm quyền chiếm đa số ghế tại Thượng viện nên dự luật này dễ dàng thông qua tại đây bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của công chúng.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thúc đẩy thông qua dự luật bí mật quốc gia tại Hạ viện.
 Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thúc đẩy thông qua dự luật bí mật quốc gia tại Hạ viện.

Theo một cuộc khảo sát do hãng tin Kyodo tiến hành, 63% số người được hỏi quan ngại dự luật sẽ vi phạm quyền tự do báo chí và quyền được biết của công dân. Theo đó, hàng nghìn người đã tổ chức biểu tình tại một công viên ở Tokyo để phản đối.

“Rõ ràng, (dự luật) sẽ có tác động mạnh mẽ đối với việc tiếp cận và thu thập một loạt các thông tin. Dự luật rõ ràng nhắm vào báo chí và các phương tiện truyền thông phơi bày một loạt các vấn đề nhạy cảm có thể dẫn tới việc chính phủ bị chỉ trích”, Giáo sư luật ĐH Meiji Lawrence Repeta chia sẻ.

Trong khi đó, ông Atsushi Oshima, một quan chức của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đối lập, phản đối dự luật cáo buộc: “đây là một thất bại của ngành lập pháp”.

Còn Kyouji Yanagisawa, một cựu quan chức quốc phòng trong nội các Nhật giai đoạn 2004-2009 bày tỏ: “Mối bận tâm lớn nhất của của tôi là người dân sẽ ngày càng khó lòng biết và được chia sẻ về quá trình đưa ra quyết định của chính phủ. Dự luật có nghĩa là chúng tôi sẽ không có khả năng kiểm tra khi nào chính phủ sai lầm và sai ở đâu cũng như kiến nghị để giúp chính phủ đưa ra những quyết sách khôn ngoan”.

Shinzo Abe sẽ là "Margaret Thatcher" của Nhật?

(Kiến Thức) - Ông Shinzo Abe được kì vọng là "Margaret Thatcher" của Nhật Bản và tình hình kinh tế, chính trị ở xứ hoa anh đào sẽ chuyển biến ra sao... là câu hỏi, mà dư luận quốc tế quan tâm.

Shinzo Abe sẽ là "Margaret Thatcher" của Nhật?
Trước kia, hồi năm 2006-2007, ông Abe từng giữ chức Thủ tướng Nhật. Tuy nhiên, nhiệm kì đó, với chút lúng túng, ông chưa hoàn thành được nhiệm vụ trên cương vị người đứng đầu Chính phủ. Ông mong muốn sửa đổi Hiến pháp mà ít người muốn điều đó xảy ra và ý định này đã không đi đến đâu. Cùng lúc đó, Đảng Dân chủ tự do của ông thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng 7 cùng năm.  Đến năm 2009, đảng này vẫn chưa thể nắm quyền trở lại trong Thượng viện sau gần một nửa thế kỉ liên tục cầm quyền.
Không lâu sau thất bại, ông Shinzo Abe cũng đã từ chức Thủ tướng vào tháng 10/2007. Trong buổi họp báo, với khuôn mặt xanh xao và vầng trán ướt đẫm mồ hôi, ông Abe đã chính thức tuyên bố từ chức. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân khiến ông ra đi là do những sai lầm chính trị, tuy nhiên nhiều phụ tá trong chính quyền ông Abe đồn đoán rằng, có thế do chứng bệnh về đường ruột đã khiến ông không có đủ sức khỏe giữ cương vị quan trọng.

Nghị sĩ Nhật bị trừng phạt vì thăm Triều Tiên

(Kiến Thức) - Hạ nghị sĩ Nhật Bản Antonio Inoki bị cấm cửa tại quốc hội 30 ngày vì chuyến thăm trái phép tới Triều Tiên.

Nghị sĩ Nhật bị trừng phạt vì thăm Triều Tiên

Người biểu tình Thái Lan bao vây các tòa nhà chính phủ

(Kiến Thức) - Sau khi biểu tình rầm rộ ở các ngả đường, nhóm biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đã xông vào chiếm các tòa nhà chính phủ.

Người biểu tình Thái Lan bao vây các tòa nhà chính phủ
Trong ngày 24/11, ước tính khoảng 90.000 người biểu tình chống Thủ tướng Yingluck đã biểu tình ở các khu trung tâm thủ đô Bangkok nhằm kêu gọi bà từ chức. Trong ảnh, họ đang gây hấn với lực lượng cảnh sát chống bạo động ngày 25/11.
 Trong ngày 24/11, ước tính khoảng 90.000 người biểu tình chống Thủ tướng Yingluck đã biểu tình ở các khu trung tâm thủ đô Bangkok nhằm kêu gọi bà từ chức. Trong ảnh, họ đang gây hấn với lực lượng cảnh sát chống bạo động ngày 25/11.
Nhóm người quá khích còn lật tung hàng rào thép gai mà cảnh sát lập nên.
Nhóm người quá khích còn lật tung hàng rào thép gai mà cảnh sát lập nên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.