Nhật-Mỹ-ASEAN cần chống TQ xâm chiếm Biển Đông

Theo báo Yomiuri Shimbun, Nhật-Mỹ-ASEAN phải cùng nhau chống Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông, khi Bắc Kinh trì hoãn đàm phán bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

 

Tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) ngày 19/9 nhận định sự bành trướng củaTrung Quốc trên Biển Đông ngày càng rõ ràng, trong khi Bắc Kinh lại liên tiếp trì hoãn việc đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).

Mặc dù gần đây Trung Quốc có tuyên bố khởi động "tham vấn" COC với ASEAN nhưng chỉ dừng lại ở việc tiến hành một cuộc họp của các chuyên gia để "trao đổi", "tham vấn" thay vì đàm phán ký kết COC nhằm điều chỉnh hoạt động của các bên liên quan trên Biển Đông.
Trung Quốc khẳng định "chủ quyền" với hầu như toàn bộ Biển Đông, tuy nhiên cộng đồng quốc tế không công nhận yêu sách phi lý này của Bắc Kinh.
Trong hơn một thập kỷ qua, các nước ASEAN đã cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận từ phía Trung Quốc về COC để ngăn chặn nguy cơ xung đột leo thang trên Biển Đông. Nhưng với sức mạnh áp đảo về quân sự và kinh tế, Trung Quốc đã từ chối.
Đến khi Bắc Kinh thông báo "sẵn sàng đàm phán COC" với ASEAN thì họ lại đưa ra các vấn đề khác để thảo luận nhằm tránh đi vào mộc cuộc thảo luận chi tiết về COC. Chừng nào còn thiếu một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý, chừng đó khủng hoảng trên Biển Đông còn leo thang.
Philippines đang triển khai một cuộc tập trận chung với Mỹ gần bãi cạn Scarborough, nơi nhà chức trách nước này phát hiện ra 75 khối bê tông Trung Quốc bỏ móng công sự tại đây, Manila còn đồng thời thúc đẩy các cuộc đàm phán với Washington về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kể từ khi nhậm chức đã củng cố mạnh mẽ mối quan hệ với các nước ASEAN, trong đó có kế hoạch cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines.
Theo tờ Yomiuri, đối với cả Nhật Bản và Mỹ - hai quốc gia đang phải đối mặt với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, tầm quan trọng của việc hợp tác với ASEAN bằng cách phối hợp hành động không giới hạn với họ ở Biển Đông sẽ giúp ngăn chặn hoạt động bành trướng của Trung Quốc.

Những cơn sóng trái chiều ở Biển Đông

 

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM-46) được tổ chức tại Brunei từ 30/6 đến 2/7 đã có một cách tiếp cận hoàn toàn khác với hội nghị chức năm ngoái tại Phnom Penh, nơi 10 thành viên ASEAN không nhất trí thảo luận về tranh chấp Biển Đông.

Hai cách tiếp cận trong tranh chấp Biển Đông

Phó giáo sư Simon Tay - Chủ tịch Viện các vấn đề quốc tế của Singapore (SIIA).
 Phó giáo sư Simon Tay - Chủ tịch Viện các vấn đề quốc tế của Singapore (SIIA).

Trong một bài viết đăng trên nhật báo "Today” của Singapore ra ngày 13/7, Phó giáo sư Simon Tay - Chủ tịch Viện các vấn đề quốc tế của Singapore (SIIA) – cho rằng tranh chấp tại Biển Đông không chỉ là mối đe dọa tiềm ẩn đối với bốn nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc tại vùng biển này mà còn ảnh hưởng tới sự đoàn kết nói chung của ASEAN, với biểu hiện cụ thể là cuộc họp của nhóm nước này vào năm ngoái tại Campuchia không ra được tuyên bố chung vì vấn đề nhạy cảm đó.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.