Nhặt được tiền đầu năm là may hay rủi?
Nhiều người quan niệm nhặt được tiền, vàng rơi sẽ mang đến điều xui xẻo, tuy nhiên theo quan niệm của người xưa thì nếu đầu năm nhặt được tiền (của rơi) dù lớn hay nhỏ cũng đều là điềm may mắn.
Đối với các trò may rủi như lô tô, bầu cua tôm cá thì nên chơi có điểm dừng để thử tài vận, nếu bạn may mắn thắng vài ba ván thì đó là điềm lành nên giữ tiền lại để giữ vận may. Nếu thua thì bạn đừng nên tiếp tục xa đọa gở gạt, nên dừng đúng lúc tránh mất mát nhiều hơn.
Ảnh minh họa. |
Nhặt được tiền, của rơi đầu năm là điềm may mắn, nhưng nếu số tiền, vật chất lớn thì tốt nhất bạn nên tìm chủ nhân của nó để trả lại. Đây là việc làm tốt rất được khuyến khích, làm một việc tốt đầu năm sẽ nhận được sự an lành, may mắn, việc này còn tốt hơn cả vạn điềm lành.
Có nên nhặt tiền của người chết ở đám tang, tai nạn?
Việc rải tiền không mang lại ý nghĩa gì
TS Vũ Thế Khanh cho rằng, ngày xưa không hề có chuyện rải tiền thật trong đám tang. Mãi về sau này, một số người nhiều tiền mới làm ra việc này rồi có người học theo và lầm tưởng đó là phong tục tập quán. Mong muốn những điều tốt đẹp hơn cho người đã khuất của nhiều người là hoàn toàn chính đáng, nhưng mọi người không biết rằng, việc rải tiền là việc không nên làm. Nó không chỉ gây lãng phí mà còn khiến người đi đường gặp nguy hiểm, gây mất mỹ quan đô thị.
Hiện tượng này không chỉ xảy ra nơi những vụ tai nạn giao thông gây chết người mà còn ở đám ma, đám cưới, đám rước… Người ta quan niệm làm như vậy thì sẽ may mắn và thuận buồm xuôi gió. Khi có người thân chết đi, họ dùng những thỏi vàng mã, tiền xu mã rải ra đường với mục đích phân phát cho ma quỷ để chúng không quấy phá, bắt nạt vong hồn người chết và đánh dấu đường cho linh hồn người chết biết đường về nhà.Với mục đích này, người thân của người chết sẽ rắc các thỏi vàng dọc đường và rắc nhiều nhất ở các ngã ba, ngã tư để vong hồn người chết chú ý khỏi lạc đường về.
“Thực tế đây chỉ là một biện pháp trấn an về mặt tâm lý chứ không có một ý nghĩa nào. Việc rải tiền thật hay tiền vàng mã chỉ là nghi thức tín ngưỡng của nhân dân. Đối với thế giới người âm cho dù chúng ta đưa tiền thật thì với thế giới đó cũng là tiền giả. Đồng tiền thật vứt cho người chết tuy có mệnh giá nhỏ nhưng cũng không nên ném đi ở đường như vậy. Chúng có thể gây ra những hậu quả không lường được trước như gây tai nạn cho người nhặt. Trên thực tế, vì mải nhặt những đồng tiền thả ra từ các vụ tai nạn, đám tang mà đã có người tử vong. Chúng ta nên tôn trọng đồng tiền quốc gia, vận động mọi người không nên vứt bỏ tiền”, TS Vũ Thế Khanh nhấn mạnh.
Theo Hòa thượng Thích Nguyên Quang (Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa), đạo Phật không chủ trương rải tiền vàng. Trong đám tang, các gia đình thường mời các sư thầy về hành lễ, nhưng việc hành lễ đó không hề nói tới chuyện vàng mã cũng như bày vẽ lễ lạt tốn kém. Việc rải vàng mã thực sự là một hủ tục, gây phung phí, ô nhiễm môi trường. Mọi người thay vì tốn kém vào việc rải vàng mã, tiền nên nghĩ đến chuyện làm những việc thiện, có ích cho người khác.
Việc thả tiền ở đám tang hay những nơi xảy ra tai nạn có người chết đôi khi lại tạo “nghiệp” vì gây họa cho người khác. Người nhặt tiền không biết có bị xui xẻo hay không nhưng việc cố chạy ra nhặt tiền bất chấp mất an toàn giao thông có thể xảy ra dù mệnh giá tiền rất nhỏ.
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp nội dung khoa học phong thủy cho bạn đọc).