Nhất định phải biết điều này khi nạp gas điều hòa để tránh "chặt chém"

Sau một quá trình sử dụng, điều hòa sẽ hết gas. Do vậy, người sử dụng cần phải nạp gas điều hòa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điện máy, nếu người dùng không “tỉnh” khi gọi thợ nạp gas sẽ dễ dàng bị thợ “chặt chém”.

Nhất định phải biết điều này khi nạp gas điều hòa để tránh "chặt chém"
Theo đó, trước khi nạp gas điều hòa, người dùng cần biết rằng chiếc điều hòa mình đang sử dụng là loại điều hòa nào để xác định chính xác điều hòa dùng loại gas nào và nạp đúng loại gas đó. Nếu không biết điều hòa sử dụng loại gas nào bạn có thể search theo tên model máy điều hòa trên google hoặc đọc trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy. Bởi, mỗi một loại điều hòa được sử dụng những bình gas khác nhau. Cùng với đó, giá thành cũng khác nhau nên việc thợ điều hòa thay gas có thể thông báo loại gas đắt tiền nếu như bạn không có kiến thức.
Theo giá thị trường, giá nạp bổ sung gas cho điều hòa cũ từ 150.000 đồng tới 300.000 đồng mỗi máy điều hòa dùng gas R22 và 350.000 đồng nạp mới hoàn toàn với gas R410A.
Người dùng cũng nên tìm đến những trung tâm sửa chữa điện lạnh uy tín với các mức giá đã được niêm yết rõ ràng. Đồng thời, hạn chế tình trạng phải trả tiền cho những khoản được thợ kỹ thuật "vẽ" ra thêm chẳng hạn như kĩ thuật thường yêu cầu việc vệ sinh máy đi kèm trong khi máy không bám quá nhiều bụi bẩn.
 
Hiện nay, một số dòng điều hòa cao cấp có chức năng tự chẩn đoán, người dùng có thể dễ dàng theo dõi được các thông số gas ngay trên remote đi kèm của máy.
Thông thường trên mỗi bộ điều hòa của một số thương hiệu uy tín như: Daikin, Panasonic, Nagakawa, Toshiba,… khi xuất xưởng đều đã nạp sẵn một lượng gas đủ để vận hành mà không cần phải nạp thêm khi lắp đặt xong. Tùy thuộc vào mỗi công suất máy và theo từng thương hiệu mà nhà sản xuất sẽ nạp sẵn gas cho chiều dài ống đồng nhất định.
Đối với máy cũ đang sử dụng thì cũng căn cứ theo thông số ghi trên dàn nóng kết hợp với đồng hồ đo áp suất gas để biết được lượng gas tổn thất cần nạp thêm là bao nhiêu. Thông thường nếu được lắp đúng kỹ thuật và không bị sự cố gì trong quá trình sử dụng thì gas điều hòa sẽ không thể thất thoát được mà sẽ tuần hoàn làm lạnh như một phần tất yếu của điều hòa mà không cần phải “châm” thêm trong quá trình sử dụng.
Gas chỉ thất thoát hoặc bị thiếu trong những trường hợp như khi lắp đặt ban đầu máy thiếu gas mà không kiểm tra xem áp suất vận hành của máy có đủ gas hay không, các đầu nối không đảm bảo kín hoàn toàn nên bị rò rỉ một lượng rất nhỏ nên lâu ngày áp suất gas trong máy bị giảm xuống một lượng nhất định cần phải tìm chỗ bị xì khắc phục rồi sau đó mới nạp bổ sung gas cho đủ.
Đặc biệt lưu ý, khi điều hòa có dấu hiệu hết gas nên nạp luôn. Không nên để điều hòa cạn kiệt gas mới nạp, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như máy nén của điều hòa giảm tuổi thọ. Bạn cũng nên chú ý bảo trì điều hòa định kỳ để phát hiện hiện tượng điều hòa hết gas sớm hơn.

Tuyệt chiêu để không bị thợ sửa điều hòa "móc túi"

(Kiến Thức) - Khi cần đến thợ sửa chữa điều hòa, bạn phải thật sự tỉnh táo, cảnh giác để không bị móc túi vô cớ.

Tuyệt chiêu để không bị thợ sửa điều hòa "móc túi"
Tuyet chieu de khong bi tho sua dieu hoa "moc tui"
 Vào mùa hè, nhu cầu sửa chữa điều hòa tăng nhanh. Không ít người dở đủ mách khóe để móc túi người tiêu dùng. Không ít thợ sửa điều hòa lợi dụng sự vắng mặt của chủ nhà để thực hiện hành vi gian lận. Ảnh: Leipartheatingandcooling. 

Khó hiểu những biểu tượng lạ trên điều khiển điều hòa

Ngoài biểu tưởng bông tuyết, giọt nước, biểu tượng cánh quạt thông dụng mà ai cũng biết, trên màn hình điều hòa đôi khi xuất hiện rất nhiều biểu tượng khác lạ.

Khó hiểu những biểu tượng lạ trên điều khiển điều hòa
Trong suốt 7 năm sử dụng điều hòa, khi nào cầm chiếc điều khiển trên tay, anh Nguyễn Xuân Toàn chỉ để ý đến chế độ tắt/mở và chọn mức nhiệt độ cho phù hợp. Mãi gần đây, vào cuối tuần rảnh rỗi, anh mới ngồi mày mò tìm hiểu các chức năng trên điều khiển điều hòa.

Sai lầm khi dùng điều hoà khiến tiền điện tăng gấp đôi

Chỉ là những thói quen rất nhỏ khi dùng điều hoà nhưng nếu không chú ý, người dùng rất dễ mắc sai lầm khiến hoá đơn tiền điện tăng chóng mặt.

Sai lầm khi dùng điều hoà khiến tiền điện tăng gấp đôi
Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi dùng điều hoà, đẩy hoá đơn tiền điện tăng vọt lên nhiều lần:
1. Bật/tắt điều hoà liên tục

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.