Nhật Bản triển khai tên lửa đánh chặn Patriot đối phó Triều Tiên

(Kiến Thức) - Nhật Bản đã triển khai hai khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot ở Tokyo nhằm đối phó với những mối lo ngại từ Triều Tiên.

Động thái Nhật Bản triển khai tên lửa đánh chặn Patriot (PAC-3) gần trụ sở Bộ Quốc phòng ở Tokyo vào sáng 30/1 như một lá chắn bảo vệ nước này trong việc bắn hạ tên lửa hay những vật thể có thể rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản tới từ Triều Tiên.
Nhat Ban trien khai ten lua danh chan Patriot doi pho Trieu Tien
Tên lửa đánh chặn Patriot bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Hai khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot này chủ yếu được đặt ở tỉnh Okinawa và khu vực trung tâm Tokyo vì có nhiều quan ngại rằng, đó là hai địa điểm mà các tên lửa Triều Tiên có thể nhắm tới.
Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Tướng Nakatani thông báo, ông đã ra chỉ thị về việc triển khai tên lửa đánh chặn nếu họ gặp bất kì mối nguy hại nào.
Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản cũng nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu bằng việc triển khai tàu khu trục ở Biển Nhật Bản và các khu vực khác.

Điểm lại diễn tiến chương trình hạt nhân của Triều Tiên

(Kiến Thức) - Đài Sputnik đã điểm lại các cột mốc quan trọng trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Sau đây, đài Sputnik (Nga) đã điểm lại các cột mốc quan trọng trong chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Cụ thể, ngày 9/10/2006, Triều Tiên phô trương sức mạnh quân sự của họ bằng vụ thử hạt nhân đầu tiên tại bãi thử Punggye-ri khi kích nổ một thiết bị hạt nhân sử dụng plutoni, thay vì uranium làm giàu. Theo KCNA, không có bất cứ rò rỉ phóng xạ nào phát tán ra ngoài sau vụ thử hạt nhân đầu tiên thành công này.

Ám ảnh nạn đói hoành hành Châu Phi

(Kiến Thức) - Hạn hán và nạn đói hoành hành Châu Phi, khiến cuộc sống người dân rơi vào tình cảnh khốn khó.

Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi
Trong khi nhiều khu vực trên khắp thế giới đang đối mặt với đợt rét kỷ lục thì hạn hán và nạn đói hoành hành Châu Phi. Ảnh: Kền kền bay lượn quanh một chú lừa đã chết vì ảnh hưởng của hạn hán ở vùng Masvingo, Zimbabwe ngày 21/1/2016.
Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi-Hinh-2
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc cho biết, khoảng 14 triệu người ở phía nam Châu Phi đối mặt với nạn đói do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài. Ảnh: Cánh đồng ngô khô cằn ở Hoopstad, tỉnh Free Stae, Nam Phi, ngày 13/1/2016. 
Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi-Hinh-3
Nam Phi hứng chịu đợt  hạn hán kỷ lục trong năm 2015. Ảnh: Đàn gia súc uống nước ở một dòng sông gần như đã khô cạn ở ngoại ô Utrecht, một thị trấn nhỏ phía tây bắc KwaZulu-Natal, Nam Phi, ngày 8/11/2015.
Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi-Hinh-4
Vòi nước cuối cùng còn có nước ở làng Masotsheni, phía bắc Durban, Nam Phi, ngày 22/1/2016. Hạn hán khiến nguồn nước trở nên khan hiếm. 
Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi-Hinh-5
Hai người đàn ông khiêng một chú bò ốm yếu ở Masvingo, Zimbabwe ngày 21/1/2016. 
Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi-Hinh-6
Người phụ nữ đang lấy nước từ giếng đào ở lòng sông Black Imfolozi, gần Ulundi, Nam Phi, ngày 20/1/2016. Dòng sông này đã cạn nước vì ảnh hưởng của hạn hán kéo dài.
Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi-Hinh-7
Xác một chú bò dưới đáy lòng sông khô cạn ở KwaZulu Natal, Nam Phi. Ảnh chụp ngày 8/11/2015. 
Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi-Hinh-8
Người dân xếp hàng lấy nước từ một ở KwaMsane, Nam Phi, ngày 20/1/2016. Nhiều hộ gia đình ở khu vực này đã bị cắt nước vì hạn hán. 
Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi-Hinh-9
Chú bò kiếm thức ăn trên vùng đất khô cằn ở Masvingo, Zimbabwe ngày 21/1/2016. 
Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi-Hinh-10
Người đàn ông lấy nước từ sông Nkuzana mang về nhà.
Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi-Hinh-11
Giếng đào thủ công trong lòng dòng sông khô cạn Chemumvuri, gần Gokwe, Zimbabwe, ngày 20/5/2015. 
Am anh nan doi hoanh hanh Chau Phi-Hinh-12
Con đập gần như đã cạn nước ở gần Nongoma, Nam Phi, ngày 20/1/2016.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.