Nhật Bản kêu gọi điều tra cách phản ứng COVID-19 của WHO

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho hay nước này sẽ kêu gọi một cuộc điều tra về cách phản ứng ban đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với dịch COVID-19.

Nhật Bản kêu gọi điều tra cách phản ứng COVID-19 của WHO
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm 15-5 cho hay nước này sẽ kêu gọi một cuộc điều tra về cách phản ứng ban đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với dịch COVID-19, theo báo South China Morning Post.
“Cùng với Liên minh châu Âu, Nhật sẽ đề nghị tiến hành một cuộc xác minh công bằng, độc lập và toàn diện”, ông Abe nói.
Nhat Ban keu goi dieu tra cach phan ung COVID-19 cua WHO
 Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Ảnh: KYODO
Ông Abe cho biết đề nghị này sẽ được đưa ra tại cuộc họp toàn thể của WHO bắt đầu vào ngày 18-5.
Ngày 15-5, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi cũng nói rằng nước này đang hưởng ứng lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra như vậy và cuộc điều tra nên do một cơ quan độc lập tiến hành.
“Dịch bệnh này đã có tác động tàn phá đối với toàn thế giới và thông tin phải được chia sẻ giữa các nước một cách tự do, minh bạch và kịp thời. Hiện có lo ngại rằng dịch bệnh có nguy cơ lây lan nhanh hơn nữa”, ông Motegi nói trong một phiên họp quốc hội.
“Có rất nhiều cuộc thảo luận trong cộng đồng quốc tế về nguồn gốc của COVID-19 và cách phản ứng ban đầu. Cần phải có một cuộc điều tra kỹ lưỡng và điều quan trọng là cuộc điều tra phải do một cơ quan độc lập tiến hành”, ông Motegi nhấn mạnh.
Tại cuộc họp của Ủy ban đối ngoại của Hạ viện hôm 15-5, ông Motegi nhấn mạnh rằng bất kỳ cuộc điều tra nào cũng nên tiến hành sau khi COVID-19 lắng dịu.
Ông không chỉ rõ cơ quan độc lập nào sẽ đảm nhận nhiệm vụ này, chỉ nói rằng đó là điều dành cho các quốc gia liên quan thảo luận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ WHO liên quan tới COVID-19. Ông Trump nói WHO là “con rối của Trung Quốc” và đã tuyên bố đình chỉ các khoản đóng góp cho tổ chức này.
Đáp lại, Tổng giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus đã bác các cáo buộc này, yêu cầu các quốc gia không chính trị hóa đại dịch.
Thủ tướng Úc Minister Scott Morrison cũng đã kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Ông Morrison giữ vững lập trường ngay cả khi Trung Quốc đã thông báo kế hoạch áp thuế quan đối với các hàng nhập khẩu lúa mạch của Úc để trả đũa.
Dịch COVID-19 khởi phát từ TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc hồi cuối tháng 12-2019 và sau đó lây lan nhanh trên phạm vi toàn cầu. Tổng thống Trump và các quan chức cấp cao của Mỹ từng tuyên bố có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Phía Trung Quốc bác bỏ tuyên bố này và khẳng định nước này cởi mở, minh bạch.
Đến nay, các nhà khoa học tin rằng virus gây bệnh COVID-19 lây từ động vật sang người, xuất hiện tại một chợ bán đồ tươi sống ở Vũ Hán.

WHO: Các nước nên học phương châm 4 tại chỗ của Việt Nam

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng nên học hỏi phương châm 4 tại chỗ - “chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ” - để chống Covid-19.

WHO: Các nước nên học phương châm 4 tại chỗ của Việt Nam
Các tổ chức quốc tế và truyền thông nước ngoài liên tục có những bình luận khen ngợi nỗ lực của Việt Nam trong việc kiềm chế sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, cho rằng thế giới có thể học tập kinh nghiệm phòng chống dịch của Việt Nam.

Trung Quốc “quan ngại sâu sắc” việc Mỹ dừng cấp kinh phí cho WHO

Trung Quốc ngày 15/4 đã hối thúc Washington thực hiện "trách nhiệm và nghĩa vụ" của mình đối với Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Trung Quốc “quan ngại sâu sắc” việc Mỹ dừng cấp kinh phí cho WHO
Trung Quốc bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước việc Mỹ tuyên bố tạm dừng tài trợ cho WHO. Trung Quốc cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu đang trong tình trạng nghiêm trọng và thời điểm then chốt như hiện nay, quyết định của Mỹ sẽ làm suy yếu năng lực của tổ chức này, gây tổn hại đến hợp tác chống dịch quốc tế, tác động tới các quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ và đặc biệt là các quốc gia có năng lực y tế yếu.
Trung Quoc “quan ngai sau sac” viec My dung cap kinh phi cho WHO
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: Chinanews 

WHO công nhận bộ kít xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam

Ngày 24/4/2020, Who đã thông báo việc công nhận bộ kít xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của Việt Nam. Với việc được WHO công nhận, bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế.

WHO công nhận bộ kít xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam
Cơ quan chuyên môn về thẩm định sản phẩm y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gửi thư thông báo việc công nhận kit xét nghiệm “LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR” của Việt Nam, do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.
Đây là thư trả lời của WHO sau khi phía Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng WHO thẩm định bộ xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR theo Quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.