Nhật Bản có quyết tâm đưa lực lượng hải quân hùng mạnh trở lại?

Nhật Bản có quyết tâm đưa lực lượng hải quân hùng mạnh trở lại?

Dường như Tokyo đang ngày càng thể hiện rõ quyết tâm đưa vị thế siêu cường hải quân của Nhật quay trở lại khi mà lực lượng phòng vệ trên biển của nước này đang ngày càng phát triển.

 Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) ngày càng giống với Hải quân Đế quốc Nhật Bản trước đây, nhưng với quy mô nhỏ hơn. Hiện họ sở hữu lực lượng gồm 154 tàu các loại và 346 máy bay. Ảnh: Tàu chiến của JMSDF tuần tra chung với tàu chiến Mỹ – Nguồn: Kyoto
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) ngày càng giống với Hải quân Đế quốc Nhật Bản trước đây, nhưng với quy mô nhỏ hơn. Hiện họ sở hữu lực lượng gồm 154 tàu các loại và 346 máy bay. Ảnh: Tàu chiến của JMSDF tuần tra chung với tàu chiến Mỹ – Nguồn: Kyoto
Vào đầu thập niên 2000, JMSDF được xếp là lực lượng hải quân lớn thứ tư thế giới tính theo trọng tải, và trong những năm qua, JMSDF không chỉ tăng về quy mô mà còn cả về chất lượng tàu chiến đấu. Ảnh: Tàu chiến của JMSDF – Nguồn: Kyoto
Vào đầu thập niên 2000, JMSDF được xếp là lực lượng hải quân lớn thứ tư thế giới tính theo trọng tải, và trong những năm qua, JMSDF không chỉ tăng về quy mô mà còn cả về chất lượng tàu chiến đấu. Ảnh: Tàu chiến của JMSDF – Nguồn: Kyoto
Vào tháng 12/2018, Tokyo đã thông qua kế hoạch nâng cấp hai tàu đổ bộ trực thăng lớp Izumo, để có thể trang bị tiêm kích tàng hình F-35B. Những nâng cấp này, cho phép Nhật Bản lần đầu tiên sử dụng máy bay cánh phẳng và máy bay cánh cố định kể từ Thế chiến II. Ảnh: Tàu đổ bộ trực thăng lớp Izumo – Nguồn: JMSDF
Vào tháng 12/2018, Tokyo đã thông qua kế hoạch nâng cấp hai tàu đổ bộ trực thăng lớp Izumo, để có thể trang bị tiêm kích tàng hình F-35B. Những nâng cấp này, cho phép Nhật Bản lần đầu tiên sử dụng máy bay cánh phẳng và máy bay cánh cố định kể từ Thế chiến II. Ảnh: Tàu đổ bộ trực thăng lớp Izumo – Nguồn: JMSDF
Chính phủ Nhật Bản cũng quyết định tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục, trong số này giành một phần lớn, để mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35; đảm bảo số máy bay loại này là 105 chiếc F-35A và 42 chiếc F-35B; đưa Nhật Bản trở thành quốc gia sở hữu máy bay F-35 chỉ sau Không quân Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35B – Nguồn: Lockheed Martin
Chính phủ Nhật Bản cũng quyết định tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục, trong số này giành một phần lớn, để mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35; đảm bảo số máy bay loại này là 105 chiếc F-35A và 42 chiếc F-35B; đưa Nhật Bản trở thành quốc gia sở hữu máy bay F-35 chỉ sau Không quân Mỹ. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35B – Nguồn: Lockheed Martin
Hải quân Đế quốc Nhật Bản trước kia nổi tiếng với những thiết giáp hạm hạng nặng như Yamato, và họ đã từng “làm mưa, làm gió” trên chiến trường Tây Thái Bình Dương; tuy nhiên đến thế kỷ 21, thiết giáp hạm không còn tồn tại trong hải quân các nước. Ảnh: Thiết giáp hạm Yamato – Nguồn: Histoty
Hải quân Đế quốc Nhật Bản trước kia nổi tiếng với những thiết giáp hạm hạng nặng như Yamato, và họ đã từng “làm mưa, làm gió” trên chiến trường Tây Thái Bình Dương; tuy nhiên đến thế kỷ 21, thiết giáp hạm không còn tồn tại trong hải quân các nước. Ảnh: Thiết giáp hạm Yamato – Nguồn: Histoty
Nhưng theo thông tin mới nhất từ TheDrive, dẫn nguồn từ truyền thông Nhật Bản, Tokyo hiện đang xem xét tính khả thi của việc mua sắm hai "siêu khu trục hạm" mới. Những tàu chiến như vậy, giống như tàu sân bay, điều này dường như trái với Hiến pháp Hòa bình năm 1947 của Nhật Bản. Ảnh: Tàu đổ bộ trực thăng lớp Izumo – Nguồn: JMSDF
Nhưng theo thông tin mới nhất từ TheDrive, dẫn nguồn từ truyền thông Nhật Bản, Tokyo hiện đang xem xét tính khả thi của việc mua sắm hai "siêu khu trục hạm" mới. Những tàu chiến như vậy, giống như tàu sân bay, điều này dường như trái với Hiến pháp Hòa bình năm 1947 của Nhật Bản. Ảnh: Tàu đổ bộ trực thăng lớp Izumo – Nguồn: JMSDF
Tuy nhiên, trong trường hợp này, các “siêu khu trục hạm” sẽ thay thế cho những hệ thống chiến đấu Aegis Ashore trên đất liền, đã được lên kế hoạch. Công việc trên đã bị đình chỉ do các vấn đề kỹ thuật, chi phí và những lời chỉ trích trong nước. Ảnh: Hệ thống chiến đấu Aegis Ashore – Nguồn: Lockheed Martin
Tuy nhiên, trong trường hợp này, các “siêu khu trục hạm” sẽ thay thế cho những hệ thống chiến đấu Aegis Ashore trên đất liền, đã được lên kế hoạch. Công việc trên đã bị đình chỉ do các vấn đề kỹ thuật, chi phí và những lời chỉ trích trong nước. Ảnh: Hệ thống chiến đấu Aegis Ashore – Nguồn: Lockheed Martin
Các tàu khu trục sẽ tập trung vào việc phòng thủ tên lửa - chủ yếu đánh chặn tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên và Trung Quốc. Những tàu này sẽ được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, với radar phát hiện mục tiêu tầm xa AN/SPY-7 của Lockheed Martin, giống như hệ thống chiến đấu Aegis trên bờ. Ảnh: Radar AN/SPY-7 – Nguồn: Lockheed Martin
Các tàu khu trục sẽ tập trung vào việc phòng thủ tên lửa - chủ yếu đánh chặn tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên và Trung Quốc. Những tàu này sẽ được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, với radar phát hiện mục tiêu tầm xa AN/SPY-7 của Lockheed Martin, giống như hệ thống chiến đấu Aegis trên bờ. Ảnh: Radar AN/SPY-7 – Nguồn: Lockheed Martin
Hãng tin Nhật Bản Nikkei Asia cho biết, kinh phí giành để trang bị radar AN/SPY-7 sẽ được phân bổ trong ngân sách tài khóa 2021 của Nhật Bản. Trong khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự kiến sẽ quyết định đóng các tàu này, chương trình sẽ được khởi công vào ngay tháng 01/2021. Ảnh: Tầm bao quát của radar AN/SPY-7 – Nguồn: Lockheed Martin
Hãng tin Nhật Bản Nikkei Asia cho biết, kinh phí giành để trang bị radar AN/SPY-7 sẽ được phân bổ trong ngân sách tài khóa 2021 của Nhật Bản. Trong khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự kiến sẽ quyết định đóng các tàu này, chương trình sẽ được khởi công vào ngay tháng 01/2021. Ảnh: Tầm bao quát của radar AN/SPY-7 – Nguồn: Lockheed Martin
Các chuyên gia quân sự Nhật Bản cũng đã xem xét, lựa chọn một mẫu tàu chiến chuyên dụng, chuyên dùng để đánh chặn tên lửa. Mặc dù thực tế là một con tàu như vậy sẽ có chi phí thấp hơn, nhưng nó có thể dễ bị tấn công từ tàu ngầm và trên không. Ảnh: Tàu chiến lớp Atago – Nguồn: JMSD
Các chuyên gia quân sự Nhật Bản cũng đã xem xét, lựa chọn một mẫu tàu chiến chuyên dụng, chuyên dùng để đánh chặn tên lửa. Mặc dù thực tế là một con tàu như vậy sẽ có chi phí thấp hơn, nhưng nó có thể dễ bị tấn công từ tàu ngầm và trên không. Ảnh: Tàu chiến lớp Atago – Nguồn: JMSD
Điểm cân nhắc khác, là ngay cả khi tên lửa của Triều Tiên được coi là mối đe dọa chính với an ninh Nhật Bản, thì Nhật Bản vẫn có những ưu tiên khác bao gồm tuần tra Biển Hoa Đông, do sự gia tăng gây hấn của Trung Quốc tại khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nguồn: JMSD
Điểm cân nhắc khác, là ngay cả khi tên lửa của Triều Tiên được coi là mối đe dọa chính với an ninh Nhật Bản, thì Nhật Bản vẫn có những ưu tiên khác bao gồm tuần tra Biển Hoa Đông, do sự gia tăng gây hấn của Trung Quốc tại khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nguồn: JMSD
Bên cạnh đó là việc hiện đại hóa nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc, với việc Trung Quốc đưa các tàu khu trục trang bị “hệ thống chiến đấu Aegis Trung Hoa” và các loại tên lửa chống hạm mới với số lượng lớn; điều này đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của JMSDF. Ảnh: Tàu khu trục Type 054A của Hải quân Trung Quốc – Nguồn: Sina
Bên cạnh đó là việc hiện đại hóa nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc, với việc Trung Quốc đưa các tàu khu trục trang bị “hệ thống chiến đấu Aegis Trung Hoa” và các loại tên lửa chống hạm mới với số lượng lớn; điều này đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của JMSDF. Ảnh: Tàu khu trục Type 054A của Hải quân Trung Quốc – Nguồn: Sina
Cùng với đó là mạng lưới radar của Nhật Bản tương đối mỏng, vì vậy Tokyo đã lựa chọn hệ thống chiến đấu Aegis Ashore để giải quyết tình trạng thiếu hụt các hệ thống radar; nhưng giờ đây, việc tăng cường các hệ thống chiến đấu Aegis của JMSD, sẽ giúp tăng cường hệ thống radar cảnh giới của Nhật Bản. Nguồn: Lockheed Martin
Cùng với đó là mạng lưới radar của Nhật Bản tương đối mỏng, vì vậy Tokyo đã lựa chọn hệ thống chiến đấu Aegis Ashore để giải quyết tình trạng thiếu hụt các hệ thống radar; nhưng giờ đây, việc tăng cường các hệ thống chiến đấu Aegis của JMSD, sẽ giúp tăng cường hệ thống radar cảnh giới của Nhật Bản. Nguồn: Lockheed Martin
Điều đáng chú ý là liệu Tokyo sẽ phát triển một mẫu tàu chiến mới, hay theo các mẫu tàu chiến hiện có sẵn trong biên chế JMSD. TheDrive trích dẫn thông tin từ hãng tin Kyodo cho biết, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét phát triển một lớp tàu có lượng choán nước tiêu chuẩn khoảng 8.000 tấn, nhỏ hơn lượng choán nước của lớp tàu Maya là 8.200 tấn. Ảnh: Tàu chiến JS Maya – Nguồn: JMSD
Điều đáng chú ý là liệu Tokyo sẽ phát triển một mẫu tàu chiến mới, hay theo các mẫu tàu chiến hiện có sẵn trong biên chế JMSD. TheDrive trích dẫn thông tin từ hãng tin Kyodo cho biết, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét phát triển một lớp tàu có lượng choán nước tiêu chuẩn khoảng 8.000 tấn, nhỏ hơn lượng choán nước của lớp tàu Maya là 8.200 tấn. Ảnh: Tàu chiến JS Maya – Nguồn: JMSD
Tàu chiến lớp Maya là một phiên bản sửa đổi của tàu lớp Atago, tàu chiến Maya đã được đưa vào hoạt động trong JMSD ngày 19/3/2020, và chiếc thứ hai là Haguro, sẽ đưa vào biên chế tháng 3/2021. Các tàu này cũng được thiết kế để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo; nhưng giờ đây dường như Tokyo đang có “quyết tâm” lớn hơn. Ảnh: Tàu chiến JS Maya – Nguồn: JMSD
Tàu chiến lớp Maya là một phiên bản sửa đổi của tàu lớp Atago, tàu chiến Maya đã được đưa vào hoạt động trong JMSD ngày 19/3/2020, và chiếc thứ hai là Haguro, sẽ đưa vào biên chế tháng 3/2021. Các tàu này cũng được thiết kế để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo; nhưng giờ đây dường như Tokyo đang có “quyết tâm” lớn hơn. Ảnh: Tàu chiến JS Maya – Nguồn: JMSD
Hải quân và Không quân Nhật Bản từng khiến Mỹ phải "khốn đốn" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

GALLERY MỚI NHẤT