Nhật Bản chiếm Singapore: Vụ đầu hàng ô nhục nhất lịch sử nước Anh

Nhật Bản chiếm Singapore: Vụ đầu hàng ô nhục nhất lịch sử nước Anh

Rất nhiều năm sau, thật khó để hình dung sự đầu hàng của Singapore trước quân đội phát xít Nhật Bản khủng khiếp như thế nào; đó là vụ đầu hàng lớn nhất trong lịch sử nước Anh.

Trong những ngày đen tối nhất của  Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi hết thảm họa này, đến thảm họa khác gần như áp đảo nước Anh. Nhưng khủng khiếp nhất là tin “Pháo đài Singapore”, cùng với 8 vạn quân Anh, đã đầu hàng quân Nhật vào ngày 15/2/1942, đã làm nhà lãnh đạo Winston Churchill chết đứng.
Trong những ngày đen tối nhất của Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi hết thảm họa này, đến thảm họa khác gần như áp đảo nước Anh. Nhưng khủng khiếp nhất là tin “Pháo đài Singapore”, cùng với 8 vạn quân Anh, đã đầu hàng quân Nhật vào ngày 15/2/1942, đã làm nhà lãnh đạo Winston Churchill chết đứng.
Gần 80 năm sau, thật khó để hình dung sự sụp đổ của “pháo đài Singapore” tàn khốc như thế nào. Đây là vụ đầu hàng lớn nhất lịch sử nước Anh, nó không chỉ là sự đầu hàng của trung tâm đế chế Anh ở châu Á, mà còn là một sự sỉ nhục, đối với “sự bảo hộ” của người Anh.
Gần 80 năm sau, thật khó để hình dung sự sụp đổ của “pháo đài Singapore” tàn khốc như thế nào. Đây là vụ đầu hàng lớn nhất lịch sử nước Anh, nó không chỉ là sự đầu hàng của trung tâm đế chế Anh ở châu Á, mà còn là một sự sỉ nhục, đối với “sự bảo hộ” của người Anh.
Singapore từng được người Anh ví là “Gibraltar của phương Đông”, nhưng tệ hơn nữa, nó đã bị chinh phục bởi một đội quân Nhật Bản kém hơn về số lượng và theo “xếp hạng” của người châu Âu và người Mỹ vào thời điểm đó, Nhật Bản cũng kém hơn về chủng tộc.
Singapore từng được người Anh ví là “Gibraltar của phương Đông”, nhưng tệ hơn nữa, nó đã bị chinh phục bởi một đội quân Nhật Bản kém hơn về số lượng và theo “xếp hạng” của người châu Âu và người Mỹ vào thời điểm đó, Nhật Bản cũng kém hơn về chủng tộc.
Singapore có địa thế chiến lược, nằm trên cực nam của Bán đảo Mã Lai, khống chế eo biển Malacca và các tuyến vận tải biển quan trọng giữa châu Á và châu Âu. Ngay từ thập niên 1920, Anh đã coi Singapore, là chìa khóa bảo vệ vùng thuộc địa Viễn Đông của họ.
Singapore có địa thế chiến lược, nằm trên cực nam của Bán đảo Mã Lai, khống chế eo biển Malacca và các tuyến vận tải biển quan trọng giữa châu Á và châu Âu. Ngay từ thập niên 1920, Anh đã coi Singapore, là chìa khóa bảo vệ vùng thuộc địa Viễn Đông của họ.
Nhận thấy không còn đủ sức mạnh để đối đầu cùng lúc với cả Đức và Nhật trong cuộc chiến tiếp theo, giải pháp của Anh là biến Singapore thành một pháo đài hải quân, để có thể chống lại cuộc bao vây của Nhật Bản, cho đến khi Hải quân Anh có thể ra quân giải cứu châu Âu.
Nhận thấy không còn đủ sức mạnh để đối đầu cùng lúc với cả Đức và Nhật trong cuộc chiến tiếp theo, giải pháp của Anh là biến Singapore thành một pháo đài hải quân, để có thể chống lại cuộc bao vây của Nhật Bản, cho đến khi Hải quân Anh có thể ra quân giải cứu châu Âu.
Theo tính toán của người Anh, địa hình hiểm trở là một đồng minh, với việc Bán đảo Mã Lai được bao bọc bởi rừng rậm, đầm lầy và sông ngòi, họ tự tin rằng, một cuộc tấn công của Nhật Bản vào Singapore sẽ không thể từ hướng bắc, qua lãnh thổ Thái Lan.
Theo tính toán của người Anh, địa hình hiểm trở là một đồng minh, với việc Bán đảo Mã Lai được bao bọc bởi rừng rậm, đầm lầy và sông ngòi, họ tự tin rằng, một cuộc tấn công của Nhật Bản vào Singapore sẽ không thể từ hướng bắc, qua lãnh thổ Thái Lan.
Vì lý do như vậy, quân đội Anh cho rằng, không cần thiết phải củng cố hệ thống phòng thủ phía trên bộ; người Anh cũng chủ quan cho rằng, bất kỳ cuộc tấn công nào vào hòn đảo, đều phải tiến hành bằng đường biển, và lực lượng này sẽ bị đẩy lùi, bởi các đơn vị phòng thủ bờ biển.
Vì lý do như vậy, quân đội Anh cho rằng, không cần thiết phải củng cố hệ thống phòng thủ phía trên bộ; người Anh cũng chủ quan cho rằng, bất kỳ cuộc tấn công nào vào hòn đảo, đều phải tiến hành bằng đường biển, và lực lượng này sẽ bị đẩy lùi, bởi các đơn vị phòng thủ bờ biển.
Có lẽ không được chính quyền Anh cung cấp tài chính đầy đủ vào thập niên 1930, nên công tác chuẩn bị phòng thủ có phần bị xem nhẹ. Trong khi lục quân, hải quân và không quân tranh cãi xem ai chịu trách nhiệm bảo vệ hòn đảo, thì thái độ thờ ơ của chính quyền thực dân cai trị, chỉ chú ý đến việc vơ vét bóc lột tài nguyên.
Có lẽ không được chính quyền Anh cung cấp tài chính đầy đủ vào thập niên 1930, nên công tác chuẩn bị phòng thủ có phần bị xem nhẹ. Trong khi lục quân, hải quân và không quân tranh cãi xem ai chịu trách nhiệm bảo vệ hòn đảo, thì thái độ thờ ơ của chính quyền thực dân cai trị, chỉ chú ý đến việc vơ vét bóc lột tài nguyên.
Khi Thế chiến 2 bùng nổ, nước Anh đã phải gồng mình chịu trận của quân đội Đức, trước các cuộc ném bom rải thảm và hòn đảo bị phong tỏa bởi lực lượng tàu ngầm U-boat; kênh đào Suez và dầu mỏ Trung Đông bị đe dọa bởi lực lượng của tướng Rommel. Do vậy không có lực lượng nào chi viện cho Viễn Đông.
Khi Thế chiến 2 bùng nổ, nước Anh đã phải gồng mình chịu trận của quân đội Đức, trước các cuộc ném bom rải thảm và hòn đảo bị phong tỏa bởi lực lượng tàu ngầm U-boat; kênh đào Suez và dầu mỏ Trung Đông bị đe dọa bởi lực lượng của tướng Rommel. Do vậy không có lực lượng nào chi viện cho Viễn Đông.
Khi chiến tranh bùng phát ở Thái Bình Dương, quân tiếp viện được điều động một cách vội vã ở các quốc gia thuộc địa, bao gồm các đơn vị của Úc và Ấn Độ; nhiều binh sĩ, bao gồm cả người Australia và Ấn Độ, chỉ được huấn luyện qua loa.
Khi chiến tranh bùng phát ở Thái Bình Dương, quân tiếp viện được điều động một cách vội vã ở các quốc gia thuộc địa, bao gồm các đơn vị của Úc và Ấn Độ; nhiều binh sĩ, bao gồm cả người Australia và Ấn Độ, chỉ được huấn luyện qua loa.
Lúc này lực lượng Không quân Hoàng gia Anh có khoảng một trăm máy bay chiến đấu, gồm máy bay chiến đấu Buffalo đã quá lạc hậu do Mỹ sản xuất và máy bay chiến đấu Hurricane cũ kỹ, nên đã bị các máy bay chiến đấu Zero của Nhật Bản, do các phi công ưu tú điều khiển, bắn hạ như trong diễn tập.
Lúc này lực lượng Không quân Hoàng gia Anh có khoảng một trăm máy bay chiến đấu, gồm máy bay chiến đấu Buffalo đã quá lạc hậu do Mỹ sản xuất và máy bay chiến đấu Hurricane cũ kỹ, nên đã bị các máy bay chiến đấu Zero của Nhật Bản, do các phi công ưu tú điều khiển, bắn hạ như trong diễn tập.
Niềm hy vọng hải quân là các thiết giáp hạm Hoàng tử xứ Wales và Repulse đã được đưa đến khu vực này; nhưng do không có sự hỗ trợ của không quân hoặc hải quân, nên cả hai con tàu đã bị đánh chìm, bởi máy bay phóng ngư lôi của Nhật Bản.
Niềm hy vọng hải quân là các thiết giáp hạm Hoàng tử xứ Wales và Repulse đã được đưa đến khu vực này; nhưng do không có sự hỗ trợ của không quân hoặc hải quân, nên cả hai con tàu đã bị đánh chìm, bởi máy bay phóng ngư lôi của Nhật Bản.
Quân Nhật đổ bộ vào miền nam Thái Lan và miền bắc Malaya vào ngày 8/12, trong một chiến dịch được lên kế hoạch tỉ mỉ. Chống lại 30 nghìn quân Nhật, người Anh có 80 nghìn quân. Kể cả quân Nhật có làm chủ trên không, nhưng với quân số vượt trội là quá đủ, để quân Anh giành lợi thế trước quân Nhật.
Quân Nhật đổ bộ vào miền nam Thái Lan và miền bắc Malaya vào ngày 8/12, trong một chiến dịch được lên kế hoạch tỉ mỉ. Chống lại 30 nghìn quân Nhật, người Anh có 80 nghìn quân. Kể cả quân Nhật có làm chủ trên không, nhưng với quân số vượt trội là quá đủ, để quân Anh giành lợi thế trước quân Nhật.
Tuy nhiên những gì diễn ra sau đó chẳng khác gì một trò hề bi kịch. Là quốc gia phát minh ra xe tăng, và người Anh tin chắc rằng, xe tăng vô dụng trong rừng rậm. Do vậy quân Anh tại Singapore không có xe tăng và cũng không có cả vũ khí chống tăng.
Tuy nhiên những gì diễn ra sau đó chẳng khác gì một trò hề bi kịch. Là quốc gia phát minh ra xe tăng, và người Anh tin chắc rằng, xe tăng vô dụng trong rừng rậm. Do vậy quân Anh tại Singapore không có xe tăng và cũng không có cả vũ khí chống tăng.
Nhưng người Nhật nghĩ khác, sau khi bí mật tiếp cận bờ ở những chỗ người Anh không ngờ tới, quân Nhật đã đưa xe tăng làm lực lượng xung kích, và cơ động qua những cánh rừng nhiệt đới. Đồng thời khắc phục sự chênh lệch về quân số, quân Nhật dựa vào chiến thuật linh hoạt, như thọc sâu chia cắt, cơ động lực lượng và tinh thần chiến đấu anh dũng của binh lính.
Nhưng người Nhật nghĩ khác, sau khi bí mật tiếp cận bờ ở những chỗ người Anh không ngờ tới, quân Nhật đã đưa xe tăng làm lực lượng xung kích, và cơ động qua những cánh rừng nhiệt đới. Đồng thời khắc phục sự chênh lệch về quân số, quân Nhật dựa vào chiến thuật linh hoạt, như thọc sâu chia cắt, cơ động lực lượng và tinh thần chiến đấu anh dũng của binh lính.
Về phía quân Anh, do không có hỏa lực hỗ trợ trên không, không có hỏa lực xe tăng và vũ khí chống tăng, người Anh cố gắng đứng vững, rồi để bị quân Nhật lấn lướt và vây bắt. Người Anh thực sự tỏ ra lúng túng, trước chiến thuật “thọc sâu” của quân Nhật vào các trận địa pháo hay sở chỉ huy; chiến thuật này cũng đã có hiệu quả với người Mỹ trong một thời gian.
Về phía quân Anh, do không có hỏa lực hỗ trợ trên không, không có hỏa lực xe tăng và vũ khí chống tăng, người Anh cố gắng đứng vững, rồi để bị quân Nhật lấn lướt và vây bắt. Người Anh thực sự tỏ ra lúng túng, trước chiến thuật “thọc sâu” của quân Nhật vào các trận địa pháo hay sở chỉ huy; chiến thuật này cũng đã có hiệu quả với người Mỹ trong một thời gian.
Vào ngày 31/1/1942, quân Nhật đã đến eo biển Johore (vị trí nằm giữa đảo Singapore và đất liền). Nhưng lúc này quân Nhật đang cạn kiệt nguồn cung cấp hậu cần và phải chạy theo một thời gian biểu chặt chẽ, nếu họ muốn hoàn thành chinh phục khu vực Đông Nam Á.
Vào ngày 31/1/1942, quân Nhật đã đến eo biển Johore (vị trí nằm giữa đảo Singapore và đất liền). Nhưng lúc này quân Nhật đang cạn kiệt nguồn cung cấp hậu cần và phải chạy theo một thời gian biểu chặt chẽ, nếu họ muốn hoàn thành chinh phục khu vực Đông Nam Á.
Điều đó không làm nản lòng Tướng Tomoyuki Yamashita, chỉ huy quân đội Nhật Bản tại Singapore, sau này được mệnh danh là “Con hổ của Malaya”. Yamashita tính toán, với quân số chỉ bằng 1/3, nếu không kết thúc nhanh, để rơi vào thế cầm cự, thì quân Nhật sẽ ở vào thế bất lợi.
Điều đó không làm nản lòng Tướng Tomoyuki Yamashita, chỉ huy quân đội Nhật Bản tại Singapore, sau này được mệnh danh là “Con hổ của Malaya”. Yamashita tính toán, với quân số chỉ bằng 1/3, nếu không kết thúc nhanh, để rơi vào thế cầm cự, thì quân Nhật sẽ ở vào thế bất lợi.
Người Anh quá vô tổ chức và mất tinh thần, để có thể nhận ra điểm yếu của đối thủ. Trong khi các máy bay của quân Nhật ném bom tấn công Singapore và tổ chức nghi binh, thì hướng tiến công chủ yếu của quân Nhật, đã vượt qua eo biển, bằng những chiếc thuyền nhỏ vào ngày 8/2 và đã không gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào từ quân Anh.
Người Anh quá vô tổ chức và mất tinh thần, để có thể nhận ra điểm yếu của đối thủ. Trong khi các máy bay của quân Nhật ném bom tấn công Singapore và tổ chức nghi binh, thì hướng tiến công chủ yếu của quân Nhật, đã vượt qua eo biển, bằng những chiếc thuyền nhỏ vào ngày 8/2 và đã không gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào từ quân Anh.
Vào ngày 15/2/1942, Trung tướng Arthur Percival, chỉ huy quân đội Anh tại Singapore, đã gặp Tướng Yamashita để ký một bản đầu hàng vô điều kiện. Hơn tám vạn quân Anh đã bị bắt làm tù binh, trong đó nhiều người đã chết trong các trại tù binh Nhật Bản, hoặc chết khi làm việc cưỡng bức, trên tuyến đường sắt khét tiếng Miến Điện - Thái Lan.
Vào ngày 15/2/1942, Trung tướng Arthur Percival, chỉ huy quân đội Anh tại Singapore, đã gặp Tướng Yamashita để ký một bản đầu hàng vô điều kiện. Hơn tám vạn quân Anh đã bị bắt làm tù binh, trong đó nhiều người đã chết trong các trại tù binh Nhật Bản, hoặc chết khi làm việc cưỡng bức, trên tuyến đường sắt khét tiếng Miến Điện - Thái Lan.
Bài học từ thất bại của “Pháo đài Singapore” là gì? Người Anh không chỉ có quân đội được huấn luyện tồi, chỉ huy yếu kém, sự chuẩn bị cẩu thả và việc “bỏ rơi” của chính phủ Anh; mà người Anh còn là nạn nhân của sự coi thường đối phương, vì họ không thể nghĩ rằng, một đội quân châu Á có thể lái xe tăng “xuyên rừng rậm”.
Bài học từ thất bại của “Pháo đài Singapore” là gì? Người Anh không chỉ có quân đội được huấn luyện tồi, chỉ huy yếu kém, sự chuẩn bị cẩu thả và việc “bỏ rơi” của chính phủ Anh; mà người Anh còn là nạn nhân của sự coi thường đối phương, vì họ không thể nghĩ rằng, một đội quân châu Á có thể lái xe tăng “xuyên rừng rậm”.
Có lẽ hậu quả lớn nhất của sự sụp đổ của “Pháo đài Singapore” là mất đi hệ thống thuộc địa của người Anh. Những bức ảnh chụp các tướng lĩnh và binh lính Anh, bị giam cầm dưới họng súng của người châu Á, đã để lại dấu ấn đối với các quốc gia thuộc địa. Ba phần tư thế kỷ sau, di sản của sự sụp đổ của Singapore vẫn còn ám ảnh người Anh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Có lẽ hậu quả lớn nhất của sự sụp đổ của “Pháo đài Singapore” là mất đi hệ thống thuộc địa của người Anh. Những bức ảnh chụp các tướng lĩnh và binh lính Anh, bị giam cầm dưới họng súng của người châu Á, đã để lại dấu ấn đối với các quốc gia thuộc địa. Ba phần tư thế kỷ sau, di sản của sự sụp đổ của Singapore vẫn còn ám ảnh người Anh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Những thước phim cực kỳ quý hiếm về cuộc chiến trên bán đảo Singapore giữa Nhật Bản và Anh. Nguồn: Archive.

GALLERY MỚI NHẤT