Nhận mặt 5 khẩu pháo thay đổi cục diện chiến tranh

Pháo da Thụy Điển, French 75, German 88 không chỉ làm thay đổi cục diện các cuộc chiến, mà còn tác động tới tiến trình phát triển của lịch sử.

Nhận mặt 5 khẩu pháo thay đổi cục diện chiến tranh
Đại pháo Thổ Nhĩ Kỳ
Nhan mat 5 khau phao thay doi cuc dien chien tranh
 Khẩu Đại pháo Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự ra đời của khẩu pháo này giúp Đế quốc Ottoman đánh sập những thành trì kiên cố của đối phương khi họ chinh phạt các vùng lãnh thổ mới. Năm 1453, quân đội Ottoman lần đầu sử dụng đại pháo để hạ thành Constantinople của Đế quốc Byzantine, đối thủ từng khiến họ phải lùi bước trong lần bao vây trước đó.
Khẩu pháo là tác phẩm của Orman - một giáo sĩ người Hungari. Ban đầu, ông ta đề nghị đế quốc Byzantine mua nó nhưng họ từ chối. Khi bức tường thành Constantinople sập xuống, người Byzantine đã nhận ra giá trị của thứ mà họ coi thường. Chiến thắng dẫn tới sự lớn mạnh của người Ottoman, góp phần làm thay đổi lịch sử vùng Địa Trung Hải, châu Âu và cả thế giới.
Pháo da Thụy Điển

Nhan mat 5 khau phao thay doi cuc dien chien tranh-Hinh-2
 Pháo da Thụy Điển.

Giống như tên gọi, khẩu pháo này được làm từ da bọc quanh một ống mạ đồng. Trong thế kỷ 17, Quốc vương Thụy Điển Gustavus Adolphus yêu cầu quân đội sử dụng loại pháo này trên chiến trường cùng cách thức chiến đấu khác biệt. 
Thiết kế độc đáo giúp khẩu pháo đủ nhẹ để hai người lính có thể kéo nó tới các vị trí khác. Ở thời điểm đó, những khẩu pháo khác đều rất nặng nên buộc phải nằm tại chỗ khi tham chiến. Pháo da không thể mang lại lợi thế vượt trội cho quân đội Thụy Điển nhưng nó mở ra khái niệm pháo di động trong chiến đấu, giúp các chiến thuật trở nên linh hoạt hơn.
Khẩu French 75
Nhan mat 5 khau phao thay doi cuc dien chien tranh-Hinh-3
 Khẩu French 75 của Pháp được phát triển trong năm 1897.
Đây là khẩu pháo hạng nhẹ bắn nhanh mà Pháp đưa vào biên chế năm 1898. French 75 có thể bắn 15 viên đạn mỗi phút, một tốc độ kỷ lục so với các khẩu pháo cùng thời. Nó cũng được trang bị hệ thống hấp thụ lực giật nên không thay đổi vị trí sau mỗi lần nhả đạn.  
Tuy nhiên, điểm yếu của French 75 lộ rõ trong Thế chiến I khi chúng trở nên bất lực trước chiến hào của đối phương. Năm 1918, những khẩu pháo loại này được cải tiến để bắn loại đạn chứa khí độc. Sau đó, chúng được gắn trên xe tải để chống máy bay hoặc vũ khí của xe tăng Saint-Chamond năm 1918. French 75 được coi là khẩu pháo hiện đại đầu tiên trên thế giới.
Khẩu German 88
Nhan mat 5 khau phao thay doi cuc dien chien tranh-Hinh-4
 Mô phỏng khẩu German 88 và kíp chiến đấu.
German 88 được mệnh danh là vũ khí thống trị chiến trường. Nó được thiết kế để chống lại các mục tiêu trên không, nhưng lính Đức phát hiện ra chúng là sát thủ của các loại xe tăng quân đồng minh. Nó nhanh chóng gieo rắc nỗi ám ảnh ở Bắc Phi, Nga và Tây Âu. Quân đồng minh tuyệt vọng, phải dùng mọi thứ có thể để làm giáp cho xe tăng, bao gồm những bao cát.
Do ra đời nhằm mục tiêu bắn máy bay, khẩu pháo sở hữu khả năng bắn nhanh và ổn định. Thước ngắm của nó rất chính xác giúp tăng hiệu quả diệt mục tiêu. Người Anh cũng sở hữu một khẩu súng phòng không ưu việt, có đủ tố chất trở thành sát thủ xe tăng, nhưng họ không dùng chúng cho mục đích này.
G-5 của Nam Phi
Nhan mat 5 khau phao thay doi cuc dien chien tranh-Hinh-5
 Pháo G-5 do Nam Phi phát triển dựa vào GC-45 của Canada.
Nam Phi là quốc gia ít tên tuổi trong hàng ngũ các nước chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, loại pháo kéo G-5 của họ nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động hoàn hảo trong môi trường sa mạc châu Phi. Nó dựa vào thiết kế khẩu pháo GC-45 cỡ nòng 155 mm của Canada. 

G-5 có khả năng bắn xa tối đa 50 km với vận tốc đạn rời nòng đạt 897 m/s. Tốc độ bắn tối đa của pháo đạt 3 viên/phút với kíp chiến đấu gồm 8 người. Quân đội Iraq dưới thời Saddam Hussein từng sử dụng G-5 chống lại Iran trong cuộc chiến từ năm 1980 đến năm 1988.

Nga bí mật bắn thử lựu pháo 2 nòng cực "khủng"

Dường như Quân đội Nga mới đây đã bắn thử nghiệm lựu pháo 2 nòng thế hệ mới mang tên Coalition-SV.

Nga bí mật bắn thử lựu pháo 2 nòng cực "khủng"
Từ các thông tin rò rỉ trên mạng Internet, Nga đang thử nghiệm tổ hợp lựu pháo cỡ 152mm mới có kết cấu 2 nòng với tên gọi Coalition-SV. Các bức ảnh được đăng tải trên Internet đã chứng nhận, nguyên mẫu tổ hợp 2S35 Coalition-SV đang được Nga thử nghiệm trên khung gầm pháo tự hành hạng nặng 203mm D-4 tại một bãi thử bí mật.
nga bi mat ban thu luu phao 2 nong cuc khung hinh anh
Nguyên mẫu pháo Coalition-SV bắn thử nghiệm. 

Mục kích pháo phản lực Tornado-G Nga xé toạc màn đêm

(Kiến Thức) - Quân khu phía Tây (Nga) mới đây đã tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật trong đêm pháo phản lực Tornado-G và Grad tại vùng Primorsky. 

Mục kích pháo phản lực Tornado-G Nga xé toạc màn đêm
Muc kich phao phan luc Tornado-G Nga xe toac man dem
 Cuộc tập trận này nằm trong chuỗi hoạt động tập trận khắp nước Nga được tiến hành trong vài tuần trở lại đây gồm cả mặt trận trên bộ, trên không và trên biển. Cuộc tập trận ở Primorsky huy động các loại pháo phản lực, pháo kéo, lựu pháo tự hành. 

Lựu pháo tự hành Caesar Việt Nam muốn mua, bắn thế nào?

(Kiến Thức) - Dù chỉ dùng hệ thống nạp đạn bán tự động, nhưng thực tế thì tốc độ bắn của pháo tự hành Caesar rất nhanh, hoàn toàn đạt 6-8 phát/phút.

Lựu pháo tự hành Caesar Việt Nam muốn mua, bắn thế nào?
Clip lựu pháo tự hành Caesar nạp đạn, bắn:

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới