Nhân giống “sát thủ rừng già”, nông dân kiếm cả trăm triệu đồng/năm

Không chỉ nuôi ong dế lấy nhộng bán, anh Liền còn cho rằng, mình là người đầu tiên tại Việt Nam tự nhân giống được ong dế, không qua trường lớp nào.

Được coi là loài ong bắp cày khổng lồ châu Á có nọc độc nhất thế giới nhưng cứ đến thời điểm từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, người dân ở một số tỉnh miền núi lại vào rừng săn bằng được những tổ ong dế để lấy nhộng ăn hoặc bán.

Thông thường, những tổ ong dế có trong tự nhiên chỉ nặng từ 5-10kg nhưng vừa qua, một tổ ong dế khổng lồ vừa được khai thác tại Lào Cai đã khiến nhiều người bất ngờ vì nặng tới 130kg.

Nhan giong “sat thu rung gia”, nong dan kiem ca tram trieu dong/nam
Một tổ ong dế vừa được anh Liền khai thác nặng tới 130kg. (Ảnh: Liền Tráng). 

Anh Tráng Chính Liền (SN 1993), trú tại thôn Lao Chải, xã Quang Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) chủ nhân của tổ ong này cho biết, hơn 12 năm đi săn ong rừng và nuôi ong dế tại vườn nhà, đây là tổ ong to nhất mà anh thấy.

Trước đây, khi chưa có quần áo bảo hộ hiện đại như bây giờ, để khai thác ong dế, anh Liền phải đi vào ban đêm và dùng khói để hun tổ. Bây giờ, chỉ cần mặc quần áo bảo hộ cẩn thận, đeo bao tay, không cần dùng khói mà vẫn bắt được toàn bộ ong thợ và khai thác tổ ong dế về bán.

 “Tổ ong này được tôi nuôi trong vườn nhà được 93 ngày thì khai thác, cân được hơn 130kg cả tổ và 20kg ong thợ già. Tôi giữ lại 20kg tổ để nuôi tiếp còn lại bán với giá 470 nghìn đồng/kg, được 50 triệu đồng”, anh Liền thông tin.

Nhan giong “sat thu rung gia”, nong dan kiem ca tram trieu dong/nam-Hinh-2
Anh Liền tự phối ong chúa nhân giống ong dế để nuôi và bán.  

Theo anh Liền, ong dế là loại ong bắp cày lớn nhất là hung dữ nhất. Chúng có nọc độc nhất trong các loài ong nên anh phải nuôi cách khu dân cư khoảng 1km, cắm biển cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người và gia súc.

Thông thường, một tổ ong chỉ có một con chúa, số còn lại là ong thợ nhưng để có được tổ ong khổng lồ này, anh Liền và bạn của mình là anh Thắng đã dùng kỹ thuật ghép chúa để cho 6 con ong chúa cùng làm tổ vào một lỗ.

“Phải 120 ngày thì mới đến tuổi thu hoạch nhưng có một số vấn đề nên tôi phải khai thác trước. Nếu để đúng 4 tháng thì tổ ong này phải nặng tới 2 tạ”, anh Liền nói.

Nhan giong “sat thu rung gia”, nong dan kiem ca tram trieu dong/nam-Hinh-3
Mỗi năm anh Liền nhân giống được hơn 100 tổ ong dế. 

Không chỉ nuôi ong dế lấy nhộng bán, anh Liền còn cho rằng, mình là người đầu tiên tại Việt Nam tự nhân giống được ong dế, không qua trường lớp nào.

“Mình nuôi ong được 12 năm, trong đó 6 năm là nuôi ong dế. Một số bạn phải sang tận Trung Quốc để học kỹ thuật nuôi ong dế mất khoảng 20 triệu đồng/khoá nhưng tôi không mất đồng nào, cứ tự làm, tự nghiên cứu, mày mò rồi tiến hành nhân giống ong dế để bán cho anh em, bạn bè có nhu cầu phát triển kinh tế từ loại ong này”, anh Liền cho hay.

Năm ngoái, anh Liền đã nhân giống thành công hơn 100 tổ ong dế, bán với giá từ 2,5-3 triệu đồng/tổ, sau khi trừ chi phí, anh thu về hơn 100 triệu đồng.

Nhan giong “sat thu rung gia”, nong dan kiem ca tram trieu dong/nam-Hinh-4
Những tổ ong dế được anh Liền ghép đa chúa có thể to hàng chục cân, thậm chí là cả tạ. (Ảnh: Liền Tráng). 

“Một con ong chúa mất 50 ngày xây tổ và đẻ trứng. Khi con ong thợ đầu tiên nở ra thì nó sẽ cùng nhau đi kiếm thức ăn để xây tổ to và sinh sản. Mất thêm 4 tháng nữa thì mới bắt đầu đẻ trứng chúa và 70 ngày nữa trứng chúa nở ra con là hết một mùa ong”, anh Liền phân tích.

Ở những nơi có nhiệt độ nóng, một con ong chúa có thể sinh ra được khoảng 200-300 trứng chúa. Tuy nhiên, ở những nơi cao hơn 1.800 mét so với mực nước biển, thời tiết lạnh thì một con ong chúa có thể sinh ra từ 700 đến 1.000 trứng chúa.

Nhan giong “sat thu rung gia”, nong dan kiem ca tram trieu dong/nam-Hinh-5
Ong thu hoạch được đến đâu có thương lái mua hết đến đó với giá cao. (Ảnh: Liền Tráng). 

Từ trứng chúa sau khi nở ra ong chúa tơ sẽ được tiến hành ghép đôi, phối chúa và con đực rồi làm hầm dưới đất cho ong ngủ đông 3 tháng, chờ đến mùa tiếp theo thì mang đi nuôi.

Theo anh Liền, ở Trung Quốc, họ gọi ong dế là vua ong, còn trên thế giới, họ gọi ong dế là ong bắp cày khổng lồ châu Á. Chúng có chiều dài đến gần 5cm và nọc độc dài tới 6mm. Nếu bị ong dế đốt, nọc độc của chúng sẽ tấn công vào hệ thần kinh và đe doạ đến tính mạng con người nếu không được cấp cứu kịp thời.

Vì vậy, việc nuôi ong dế mặc dù mang lại kinh tế cao nhưng cần hết sức cẩn thận, nên nuôi ở những khu vực ít người qua lại, cách xa khu dân cư hoặc khu chăn thả gia súc, gia cầm để tránh nguy hiểm.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai chằng chịt 'ổ gà, ổ voi'

Sau 8 năm khai thác, cao tốc Nội Bài - Lào Cai hiện xuống cấp nghiêm trọng; mặt đường nhựa nhiều đoạn xuất hiện nhiều vị trí hư hỏng nặng...

Cao toc Noi Bai - Lao Cai chang chit 'o ga, o voi'
Với tổng mức đầu tư trên 1,45 tỷ USD, cao tốc Nội Bài-Lào Cai xuống cấp sau 8 năm đưa vào sử dụng. 
Cao toc Noi Bai - Lao Cai chang chit 'o ga, o voi'-Hinh-2
Mặt đường xuất hiện nhiều dấu hiệu hư hỏng, bong rộp tại các đoạn đường từ  KM211 - KM210, KM201 – KM200. 

Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa thông xe toàn tuyến

Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở GTVT&XD Lào Cai thông tin, từ 14h chiều 22/9, đường nối Cao tốc Nội Bài - Lào Cai lên Sa Pa đã được thông xe toàn tuyến.

Các phương tiện lưu thông qua tuyến đường này và kể từ thời điểm được thông xe sẽ không hạn chế thời gian và tải trọng.
Duong noi cao toc Noi Bai - Lao Cai di Sa Pa thong xe toan tuyen

Cầu Móng Sến thuộc tuyến đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN 

Cựu Bí thư Lào Cai 'tạo điều kiện' để doanh nghiệp thu lời bất chính hàng trăm tỷ

Cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai cùng nhiều cá nhân bị truy tố trong vụ án doanh nghiệp thu lời bất chính hàng trăm tỷ đồng.

Viện KSND tỉnh Lào Cai đã hoàn thành cáo trạng về vụ án khai thác quặng Apatit trái phép, đề nghị truy tố 16 bị can về các tội "Rửa tiền", "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên", "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ", trong đó có cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.