Nhận diện vũ khí Nga đang khiến Mỹ “ăn ngủ không yên“

Nhận diện vũ khí Nga đang khiến Mỹ “ăn ngủ không yên“

(Kiến Thức) - Tiêm kích Su-35, tàu ngầm Amur, xe tăng T-90...được xem là những vũ khí Nga luôn khiến người Mỹ trong trạng thái lo lắng, sợ hãi.

Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-35 được xem là chiến đấu cơ tốt nhất trong  kho vũ khí Nga hiện nay. Được phát triển dựa trên Su-27 từ thời Liên Xô, tiêm kích Su-35 có trần bay cao, tốc độ nhanh và mang theo một lô vũ khí lớn, cùng hệ thống điện tử tiên tiến khiến nó là một đối thủ cực kỳ nguy hiểm đối với bất kỳ máy bay nào của Mỹ, kể cả tiêm kích tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor.
Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-35 được xem là chiến đấu cơ tốt nhất trong kho vũ khí Nga hiện nay. Được phát triển dựa trên Su-27 từ thời Liên Xô, tiêm kích Su-35 có trần bay cao, tốc độ nhanh và mang theo một lô vũ khí lớn, cùng hệ thống điện tử tiên tiến khiến nó là một đối thủ cực kỳ nguy hiểm đối với bất kỳ máy bay nào của Mỹ, kể cả tiêm kích tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor.
Su-35 sở hữu khả năng không chiến tuyệt đỉnh nhờ động cơ phản lực có kiểm soát véc tơ lực đẩy cùng radar Irbis E cực mạnh.
Su-35 sở hữu khả năng không chiến tuyệt đỉnh nhờ động cơ phản lực có kiểm soát véc tơ lực đẩy cùng radar Irbis E cực mạnh.
Trong một trận không chiến, Su-35 sẽ phóng tên lửa siêu âm với vận tốc Mach 1.5 (1.837 km/h) ở độ cao hơn 45.000 feet (13.716m).
Trong một trận không chiến, Su-35 sẽ phóng tên lửa siêu âm với vận tốc Mach 1.5 (1.837 km/h) ở độ cao hơn 45.000 feet (13.716m).
Nếu Su-35 khiến Mỹ lo ngại trên không thì tàu ngầm lớp Amur của Nga lại khiến Mỹ “phát hoảng” dưới đại dương. Amur là lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân với các tên lửa đạn đạo thông minh.
Nếu Su-35 khiến Mỹ lo ngại trên không thì tàu ngầm lớp Amur của Nga lại khiến Mỹ “phát hoảng” dưới đại dương. Amur là lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân với các tên lửa đạn đạo thông minh.
So với thiết kế tàu ngầm lớp Kilo cũ, Amur có độ êm và mang theo vũ khí tốt hơn nhiều. Nó có thể được trang bị cả một hệ thống đẩy không khí độc lập, cho phép tàu lặn dưới nước lâu hơn các tàu ngầm thông thường.
So với thiết kế tàu ngầm lớp Kilo cũ, Amur có độ êm và mang theo vũ khí tốt hơn nhiều. Nó có thể được trang bị cả một hệ thống đẩy không khí độc lập, cho phép tàu lặn dưới nước lâu hơn các tàu ngầm thông thường.
Vũ khí chính trang bị trên Amur gồm 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng. Con tàu có tốc độ tối đa 20 knots (37 km/h) và có thể ở dưới mặt nước ít nhất là 45 ngày.
Vũ khí chính trang bị trên Amur gồm 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng. Con tàu có tốc độ tối đa 20 knots (37 km/h) và có thể ở dưới mặt nước ít nhất là 45 ngày.
Trong khi đó, trên đất liền T-90 được đánh giá là một cỗ máy chiến đấu ám ảnh quân đội Mỹ. Đây là loại tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất hiện nay trong kho vũ khí tăng - thiết giáp Nga cho đến khi loại tăng Armata được đưa vào sử dụng.
Trong khi đó, trên đất liền T-90 được đánh giá là một cỗ máy chiến đấu ám ảnh quân đội Mỹ. Đây là loại tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất hiện nay trong kho vũ khí tăng - thiết giáp Nga cho đến khi loại tăng Armata được đưa vào sử dụng.
Dựa trên T-72 nhưng T-90 tuyệt vời hơn nhiều, có thể phá hủy các xe tăng hàng khủng của phương Tây như Leopard 2 hay M1A2 Abrams. Hỏa lực của nó gồm một pháo nòng trơn 125mm 2A46M tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, vũ khí phụ có đại liên 12,7mm và 7,62mm.
Dựa trên T-72 nhưng T-90 tuyệt vời hơn nhiều, có thể phá hủy các xe tăng hàng khủng của phương Tây như Leopard 2 hay M1A2 Abrams. Hỏa lực của nó gồm một pháo nòng trơn 125mm 2A46M tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, vũ khí phụ có đại liên 12,7mm và 7,62mm.
Đó là chưa kể xe tăng T-90 được trang bị hệ thống phòng vệ bậc nhất thế giới giúp nó chống lại nhiều đợt tấn công. Hiện Nga đang sở hữu khoảng 1.000 chiếc T-90. Hiện có một số nước như Ấn Độ, Algeria, Azerbaijan, Turkmenistan và Uganda đã mua T-90. Việt Nam và một số nước khác được tin cũng đang rất quan tâm tới loại tăng này.
Đó là chưa kể xe tăng T-90 được trang bị hệ thống phòng vệ bậc nhất thế giới giúp nó chống lại nhiều đợt tấn công. Hiện Nga đang sở hữu khoảng 1.000 chiếc T-90. Hiện có một số nước như Ấn Độ, Algeria, Azerbaijan, Turkmenistan và Uganda đã mua T-90. Việt Nam và một số nước khác được tin cũng đang rất quan tâm tới loại tăng này.
Tiếp theo, tên lửa chống tàu tốc độ siêu âm P-800 Oniks (biến thể xuất khẩu được gọi là Yakhont) trong kho vũ khí Nga cũng được cho là giành hoàn toàn "thế thượng phong” với không ít tên lửa chống tàu của Mỹ.
Tiếp theo, tên lửa chống tàu tốc độ siêu âm P-800 Oniks (biến thể xuất khẩu được gọi là Yakhont) trong kho vũ khí Nga cũng được cho là giành hoàn toàn "thế thượng phong” với không ít tên lửa chống tàu của Mỹ.
Với tốc độ đạt gần Mach 3 (3.675 km/h), P-800 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, trên đất liền với với phạm vi tác chiến 300 km, tên lửa này hoàn toàn vượt xa so với các tên lửa chống tàu Harpoon của Hải quân Mỹ.
Với tốc độ đạt gần Mach 3 (3.675 km/h), P-800 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, trên đất liền với với phạm vi tác chiến 300 km, tên lửa này hoàn toàn vượt xa so với các tên lửa chống tàu Harpoon của Hải quân Mỹ.
Cuối cùng, ngư lôi Type 53-65 được phóng từ các tàu ngầm Nga được xem là mối đe dọa lớn đối với các chiến hạm nổi của Mỹ. Theo Nationalinterest đánh giá, loại ngư lôi này là loại nguy hiểm nhất mà Hải quân Mỹ có lẽ khó mà đánh chặn được.
Cuối cùng, ngư lôi Type 53-65 được phóng từ các tàu ngầm Nga được xem là mối đe dọa lớn đối với các chiến hạm nổi của Mỹ. Theo Nationalinterest đánh giá, loại ngư lôi này là loại nguy hiểm nhất mà Hải quân Mỹ có lẽ khó mà đánh chặn được.
Ngư lôi sử dụng công nghệ “Wake-homing” chứa các cảm biến cho phép nó tự lần theo vệt đi của tàu trên mặt nước. Khả năng này có thể khiến các biện pháp đánh chặn bằng mồi nhử của Hải quân Mỹ bị vô hiệu hóa và làm cho con tàu khó mà tránh khỏi một cuộc tấn công trực tiếp.
Ngư lôi sử dụng công nghệ “Wake-homing” chứa các cảm biến cho phép nó tự lần theo vệt đi của tàu trên mặt nước. Khả năng này có thể khiến các biện pháp đánh chặn bằng mồi nhử của Hải quân Mỹ bị vô hiệu hóa và làm cho con tàu khó mà tránh khỏi một cuộc tấn công trực tiếp.
Đồng thời ngư lôi này cũng có độ chính xác cao, có nghĩa rằng khả năng tiêu diệt mục tiêu cực kỳ lớn. Hiện Hải quân Mỹ đang triển khai một mẫu ngư lôi đối kháng ngư lôi như thế của Nga (ATT) và đang được thử nghiệm kèm theo tàu sân bay USS George HW Bush. Tuy nhiên hiệu quả của các ATT vẫn chưa được tiết lộ rõ ràng.
Đồng thời ngư lôi này cũng có độ chính xác cao, có nghĩa rằng khả năng tiêu diệt mục tiêu cực kỳ lớn. Hiện Hải quân Mỹ đang triển khai một mẫu ngư lôi đối kháng ngư lôi như thế của Nga (ATT) và đang được thử nghiệm kèm theo tàu sân bay USS George HW Bush. Tuy nhiên hiệu quả của các ATT vẫn chưa được tiết lộ rõ ràng.

GALLERY MỚI NHẤT