Nhận diện những loại “quả chết người” Mỹ ném xuống Việt Nam

Nhận diện những loại “quả chết người” Mỹ ném xuống Việt Nam
* Bài viết có sử dụng tư liệu “Cuộc chiến đấu với bom mìn Mỹ - Dũng cảm và Trí tuệ”.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Đế quốc Mỹ đã sử dụng hàng chục loại bom khác nhau, trong đó bom chùm (CBU) được xem là vũ khí cực kỳ nguy hiểm, gây sát thương diện rộng.
Bom chùm CBU kết cấu với bom mẹ (hoặc ống phóng) chứa bên trong các loại bom con. Những loại bom con này thường được quân dân ta gọi với những cái tên như: bom quả dứa, bom cam, bom quả ổi. Tuy đó là những thứ quả rất ngon, nhưng khi gắn với từ “bom” thì đây lại được xem là những vũ khí cực kỳ hiểm độc, đáng sợ.

Bom bi quả dứa

Tháng 8/1964, Mỹ dựng lên cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” lấy cớ đưa không quân và hải quân ra đánh phá miền Bắc Việt Nam. Lần đầu tiên, máy bay Mỹ ném xuống Đồng Hới (Quảng Bình) loại bom chùm CBU-2A/A.
Bom chùm CBU-2A/A chứa bên trong kết cấu ống phóng SUU-7A (loại 19 ống chứa được 360 quả hoặc 6 ống chứa 144 quả bom con BLU-3B).
Bom bi quả dứa BLU-3B.
Bom bi quả dứa BLU-3B.

Quân dân ta gọi BLU-3B là bom bi quả dứa vì nó có dạng hình trụ (64x76mm), sơn màu vàng, có 6 cánh ở đuôi bom để chỉnh hướng. Vì thế, nhìn loại bom con này rất giống quả dứa.
Mỗi “quả dứa” nặng 800g, vỏ bằng kim loại đúc sẵn chứa 250 viên bi (đường kính 6,3mm), thuốc nổ Cyclotol (khối lượng 150g), đầu bom gắn ngòi cơ khí chạm nổ, bán kính sát thương 10-15m.
Bom bi quả dứa khi rơi xuống thường lẫn vào các bụi cỏ, bụi cây rất khó phát hiện. Ở nơi cây cao, bom vương vào cành cây, khi có gió rung rơi xuống đất thì nổ.

Bom cam

Tháng 8/1967, quân Mỹ lần đầu tiên sử dụng bom chùm BLU-46 đánh phá phía Tây Nghệ An.
Bom chùm BLU-46 kết cấu bó 6 ống phóng SUU-7A chứa bên trong 144 quả bom bi BLU-66. Nó được gây phóng bằng điện, phóng bom con xuống mục tiêu thành dải dài và hẹp.
Sở dĩ BLU-66 được quân dân ta gọi là bom cam vì nó có hình cầu, sơn màu vàng giống với quả cam.
BLU-66 có đường kính 64mm, khối lượng 720g, chứa 120g thuốc nổ, trên thân bom được tạo rãnh ngang, dọc để tạo mảnh khi nổ. Bom nổ sẽ tạo ra 480 mảnh vụn bắn ra xung quanh gây ra sát thương với con người rất lớn.
Cánh đuôi bom là một vành nhựa tròn, bên trong đuôi bom gắn những cánh làm chức năng định hướng và xoay bom khi rơi để mở bảo hiểm. Chính giữa bom gắn ngòi nổ hoạt động theo nguyên lý ly tâm chạm nổ.
Những thứ "quả chết người" chứa bên trong bom mẹ.
Những thứ "quả chết người" chứa bên trong bom mẹ.

Bom quả ổi

Tháng 4/1966, lần đầu Mỹ sử dụng bom chùm CBU-24/B (hoặc CBU-49B) tấn công khu vực ở Bắc Giang.
Bom chùm CBU-24B (hoặc CBU-49B) được kết cấu với bó ống phóng SUU-30B chứa hàng trăm quả bom con BLU-26B. Nó có dạng hình cầu và sơn màu xám xanh nên quân dân ta gọi là bom quả ổi.
“Quả ổi” có đường kính 64mm, khối lượng 420g, vỏ bằng kim loại dày 7mm (bên trong chứa 280-300 viên bi), thuốc nổ Cyclotol (khối lượng 60g), bán kính sát thương 10m, xung quanh bom có 4 đường gân định hướng.
Có hai loại bom bi quả ổi: Loại nổ ngay và nổ chậm. Bom bi quả ổi nổ ngay lắp ngòi nổ cơ khí ly tâm chạm nổ ở chính giữa tâm, được định danh là bom chùm CBU-24/B. Bom bi ổi nổ chậm lắp ngòi nổ cơ khí nổ chậm 45-60 phút ở chính giữa tâm, được định danh là CBU-49B.
Điểm đáng sợ là hai loại bom chùm này chỉ khác nhau về ngòi nổ, bên trong chúng đề chứa bom con BLU-26B có hình dáng tương tự nhau. Điều đó làm cho bộ đội ta khó phân biệt được đâu là loại nổ chậm, đâu là loại nổ ngay.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới