Nhận diện hướng phát triển tương lai của HQ Trung Quốc

(Kiến Thức) - Việc bổ sung, tăng cường, nâng cấp đội tàu quét thủy lôi được xem là một trong những hướng phát triển trong tương lai của Hải quân Trung Quốc.

Nhận diện hướng phát triển tương lai của HQ Trung Quốc
Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin, có khả năng trong những năm tới, lực lượng tàu quét thủy lôi sẽ là một trong những hướng phát triển chính của Hải quân Trung Quốc, vì trong điều kiện gia tăng đối đầu quân sự ở Đông Á, sự quan tâm đến thủy lôi cũng đang phát triển.
Việc xây dựng các tàu quét mìn (thủy lôi) cho Hải quân Trung Quốc bị ngừng lại vào những năm 1980. Cho đến nay, khoảng một nửa lực lượng của hạm đội chống mìn Trung Quốc là loại tàu cũ 6610 - phiên bản Trung Quốc của tàu Liên Xô T-43.
Đầu tư mạnh cho tàu chiến mặt nước nhưng Hải quân Trung Quốc lại "quên" không phát triển tàu quét mìn.
 Đầu tư mạnh cho tàu chiến mặt nước nhưng Hải quân Trung Quốc lại "quên" không phát triển tàu quét mìn.
Kể từ cuối những năm 1980, một loạt tàu quét mìn nhỏ Type 082 đã được Trung Quốc phát triển, chế tạo hàng loạt. Những con tàu này hiện đại hơn so với loại T-43 trước đây, nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu hiện đại. Hơn nữa, vì kích thước nhỏ, loại tàu này chỉ có thể hoạt động ở vùng ven biển, không đủ khả năng chống mìn (thủy lôi) ở eo biển và những hòn đảo tương đối xa.
Sự yếu kém của lực lượng tàu quét mìn trong thành phần Hải quân Trung Quốc có liên quan đến việc đối phương tiềm năng cũng không có điều kiện để tiến hành các hoạt động tấn công trên biển. Trong giai đoạn đối đầu với Liên Xô, chiến tranh chủ yếu được dự kiến trên đất liền. Sau khi bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và Nga, Trung Quốc không quá lo lắng về mối đe dọa thủy lôi. Cho đến gần đây, kẻ thù tiềm năng trên biển là Mỹ cũng không chú ý nhiều đến thủy lôi như một loại vũ khí.
Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi, kể từ năm 2011, Mỹ đã tăng cường các chuyến bay F/A-18 chuyên về bố trí bãi thủy lôi. Đồng thời tăng cường luyện tập và hoạt động sử dụng các sản phẩm thủy lôi bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-1 của Không quân Mỹ. Bây giờ, máy bay ném bom chiến lược có lẽ là nền tảng hiệu quả nhất để thực hiện các bãi mìn lớn. Trong những năm gần đây, một số sĩ quan cao cấp của Hải quân Mỹ và nhiều nhà khoa học quân sự đã đề cập đến việc phục hồi khả năng thực hiện các bãi mìn.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Nền kinh tế của Trung Quốc hiện nay phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm. Trong quá trình phát triển, điểm yếu của Trung Quốc là nguy cơ bị phong tỏa đường biển và sự cố thông tin liên lạc biển đang gia tăng. Trung Quốc đã đạt được một số kết quả trong việc tăng cường tiềm năng chống tấn công bằng tàu sân bay, nhưng tiềm năng hải quân trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa thủy lôi và tàu ngầm vẫn còn hạn chế.
“Bãi mìn hiệu quả được kẻ thù tiềm năng thả từ trên không hoặc do tàu ngầm diesel-điện, hạt nhân hiện đại bí mật thả trên biển có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và Hải quân Trung Quốc. Vì vậy, trong tương lai gần, hiện đại hóa quy mô lớn các lực lượng mìn của Trung Quốc thông qua việc xây dựng các tàu mới và máy bay trực thăng thả mìn là điều không thể tránh khỏi”, chuyên gia Nga nói.

Nhận diện “bộ tứ” chiến đấu cơ canh trời VN dịp Tết

(Kiến Thức) - Để đảm bảo một cái tết an lành, bộ tứ chiến đấu cơ của Không quân Nhân dân Việt Nam sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước.

Nhận diện “bộ tứ” chiến đấu cơ canh trời VN dịp Tết
Trên khắp 3 miền, các máy bay tiêm kích MiG-21 đang ngày đêm trực chiến sẵn sàng cất cánh đánh chặn kẻ địch. Mặc dù đã “cao tuổi” nhưng MiG-21 vẫn là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Airlines.net
Trên khắp 3 miền, các máy bay tiêm kích MiG-21 đang ngày đêm trực chiến sẵn sàng cất cánh đánh chặn kẻ địch. Mặc dù đã “cao tuổi” nhưng MiG-21 vẫn là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Airlines.net

Phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-21 chuẩn bị trước giờ cất cánh. Ảnh: Tiền Phong
Phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-21 chuẩn bị trước giờ cất cánh. Ảnh: Tiền Phong

Tiêm kích đánh chặn MiG-21bis của Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị radar điều khiển hỏa lực tầm ngắn RP-21M có tầm phát hiện mục tiêu 20km. MiG-21 thiết kế với 4 giá treo mang được: tên lửa không đối không tầm nhiệt K-13, R-60, tên lửa không đối đất Kh-66 hoặc bom, rocket. Trong ảnh là tiêm kích MiG-21 mang 2 tên lửa đối không R-60 trên giá treo ngoài. Ảnh: Airlines.net
Tiêm kích đánh chặn MiG-21bis của Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị radar điều khiển hỏa lực tầm ngắn RP-21M có tầm phát hiện mục tiêu 20km. MiG-21 thiết kế với 4 giá treo mang được: tên lửa không đối không tầm nhiệt K-13, R-60, tên lửa không đối đất Kh-66 hoặc bom, rocket. Trong ảnh là tiêm kích MiG-21 mang 2 tên lửa đối không R-60 trên giá treo ngoài. Ảnh: Airlines.net

Bên cạnh những chiếc MiG-21, những “cánh chim bán chuyên nghiệp” trong nhiệm vụ phòng không, tiêm kích – bom Su-22 cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời đất nước. Ảnh: Tiền Phong
Bên cạnh những chiếc MiG-21, những “cánh chim bán chuyên nghiệp” trong nhiệm vụ phòng không, tiêm kích – bom Su-22 cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời đất nước. Ảnh: Tiền Phong


Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị hỗn hợp nhiều loại tiêm kích - bom Su-22 gồm các biến thể: Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3 (biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi). Biên đội tiêm kích bom Su-22 của một đơn vị thuộc Sư đoàn 371 cất cánh làm nhiệm vụ. Ảnh: Tiền Phong
Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị hỗn hợp nhiều loại tiêm kích - bom Su-22 gồm các biến thể: Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3 (biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi). Biên đội tiêm kích bom Su-22 của một đơn vị thuộc Sư đoàn 371 cất cánh làm nhiệm vụ. Ảnh: Tiền Phong

Su-22 tuy được thiết kế cho vai trò tấn công mục tiêu mặt đất, nhưng khi cần máy bay có khả năng mang 2 tên lửa không đối không R-60 làm nhiệm vụ phòng không. Ảnh: Airlines.net
Su-22 tuy được thiết kế cho vai trò tấn công mục tiêu mặt đất, nhưng khi cần máy bay có khả năng mang 2 tên lửa không đối không R-60 làm nhiệm vụ phòng không. Ảnh: Airlines.net

Trong số các biến thể Su-22 mà Không quân Nhân dân Việt Nam trang bị, biến thể Su-22M4 là loại hiện đại nhất. Su-22M4 cải tiến mạnh về hệ thống điện tử hàng không cho phép mang được vũ khí tấn công chính xác cao (tên lửa không đối đất, bom có điều khiển). Ảnh: Airlines.net
Trong số các biến thể Su-22 mà Không quân Nhân dân Việt Nam trang bị, biến thể Su-22M4 là loại hiện đại nhất. Su-22M4 cải tiến mạnh về hệ thống điện tử hàng không cho phép mang được vũ khí tấn công chính xác cao (tên lửa không đối đất, bom có điều khiển). Ảnh: Airlines.net

Tiêm kích – bom Su-22 hạ cánh xuống sân bay sau nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng trời. Ảnh: Tiền Phong
Tiêm kích – bom Su-22 hạ cánh xuống sân bay sau nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng trời. Ảnh: Tiền Phong


Góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đất nước còn có 11 tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK/UBK/PU. Hiện nay, những chiếc Su-27 được biên chế trong Trung đoàn Tiêm kích 940 (Sư đoàn 372) làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời đất nước và nhất là quần đảo Trường Sa thân yêu. Ảnh: Airlines.net
Góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đất nước còn có 11 tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK/UBK/PU. Hiện nay, những chiếc Su-27 được biên chế trong Trung đoàn Tiêm kích 940 (Sư đoàn 372) làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời đất nước và nhất là quần đảo Trường Sa thân yêu. Ảnh: Airlines.net

Hiện đại nhất trong bộ tứ chiến đấu cơ của Không quân Nhân dân Việt Nam là những chiếc Su-30MK2. Trong ảnh là phi đội Su-30MK2 thuộc Trung đoàn Tiêm kích 923 (Đoàn Không quân Yên Thế) đóng tại Thọ Xuân (Thanh Hóa). Ảnh: Người Lao động
 Hiện đại nhất trong bộ tứ chiến đấu cơ của Không quân Nhân dân Việt Nam là những chiếc Su-30MK2. Trong ảnh là phi đội Su-30MK2 thuộc Trung đoàn Tiêm kích 923 (Đoàn Không quân Yên Thế) đóng tại Thọ Xuân (Thanh Hóa). Ảnh: Người Lao động

Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị 24 chiếc Su-30MK2. Su-30MK2 được thiết kế cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển với vũ khí tấn công chính xác cao. Ảnh: Người Lao Động
Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị 24 chiếc Su-30MK2. Su-30MK2 được thiết kế cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển với vũ khí tấn công chính xác cao. Ảnh: Người Lao Động

Cùng với MiG-21, Su-22 và Su-27, Su-30MK2 sẽ góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đất nước Việt Nam trong nhiều năm tới. Ảnh: Tiền Phong
Cùng với MiG-21, Su-22 và Su-27, Su-30MK2 sẽ góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đất nước Việt Nam trong nhiều năm tới. Ảnh: Tiền Phong

“Tính kế” săn lùng “sát thủ dưới lòng đại dương” (4)

“Tính kế” săn lùng “sát thủ dưới lòng đại dương” (4)
Ngoài những biện pháp chủ động săn lùng, tìm diệt tàu ngầm bằng máy bay, hạm nổi hay tàu ngầm, còn có những biện pháp phòng vệ khác, mà điển hình là triển khai thủy lôi.

Ấn Độ mua 8 “sát thủ săn thủy lôi” của Hàn Quốc

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Ấn Độ quyết định chi 1,2 tỷ USD để mua 8 chiếc tàu quét thủy lôi của công ty Kang Nam của Hàn Quốc.

Ấn Độ mua 8 “sát thủ săn thủy lôi” của Hàn Quốc

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới