Vợ chồng Alice Kinak và Tony Alagalak |
Sự thật rùng rợn về bảo mẫu từ vết phồng rộp trên chân bé 6 tháng tuổi
Khi kiểm tra bàn chân của con, cô nhận ra lòng bàn chân của đứa trẻ bị bao phủ bởi những vết phồng rộp lớn giống như bị bỏng, tuy nhiên bảo mẫu kiên quyết không nói gì.
Choáng mức đền bù “khủng” vì con bị trao nhầm ở nước ngoài
Một cơ sở y tế ở Pháp bị buộc phải đền bù số tiền khổng lồ cho hai em bé bị trao nhầm, phụ huynh và các thành viên khác trong gia đình.
Bà Sophie Serrano và con gái Manon. |
Theo Irish Times, năm 2015, một cơ sở y tế ở Pháp đã phải đền bù 400.000 euro (hơn 10 tỷ đồng) cho mỗi em bé bị hoán đổi, 300.000 euro cho 3 cha mẹ liên quan đến vụ việc, và 60.000 euro cho ba anh chị em ruột.
Tổng số tiền đền bù lên tới 1,88 triệu euro (hơn 50 tỷ đồng) vì vụ trao nhầm trẻ sơ sinh bị phát hiện sau 20 năm. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 12 triệu euro mà các gia đình đòi đền bù.
Vụ việc bắt đầu từ năm 1994, khi khi Sophie Serrano nhận lại con gái Manon từ lồng ấp vì chứng vàng da, bà có cảm giác tóc của đứa bé dường như mọc quá nhanh. Tuy nhiên, y tá nói rằng không cần phải lo lắng vì “đó là điều thường xảy ra dưới ánh đèn”.
Ở một phòng khác cùng bệnh viện, một bà mẹ khác cũng đang có cùng vấn đề. Mái tóc của con gái của bà, Mathilde có vẻ ngắn đi sau thời gian nằm trong lồng ấp.
Cả hai gia đình sau đó đưa con về nhà và bắt đầu cuộc sống riêng mà không hay biết chuyện gì xảy ra.
3 năm sau, tóc của Manon trở nên xoăn hơn còn da thì màu ô liu, không hề giống cha mẹ. Người cha sau đó đã ly thân với vợ vì những lời đồn rằng đó là con gái của người khác.
Năm 2004, kết quả kiểm tra ADN cho thấy Manon không phải là con gái của cha mẹ nhà Serrano. Cuộc điều tra sau đó xác định con ruột của gia đình thực tế lại ở một ngôi nhà khác cách xa 32km.
Cả hai gia đình sau đó đưa vụ việc ra tòa. Trong phiên xử năm 2010, tòa án ghi nhận việc hai nữ y tá đã trao nhầm con, nhưng không tuyên án họ.
Mãi đến năm 2015, tòa án mới yêu cầu cơ sở y tế ở Pháp trả số tiền tổng cộng 1,88 triệu euro.
Đáng chú ý, trong suốt quá trình giải quyết vụ án, hai gia đình hầu như không có mối liên hệ trực tiếp nào trừ những khi cần thiết phải gặp luật sư.
“Chúng tôi cố gắng để tạo nên một mối liên kết, tìm kiếm vị trí cho những người kia trong cuộc sống của mình, tuy nhiên điều đó đã không xảy ra”, bà Sophie Serrano nói. “Mọi việc quá đau đớn, vì vậy chúng tôi đành phải đi trên những con đường riêng rẽ”.