Nhạc sĩ Trần Tiến: Người nghệ sĩ đa tài của làng nhạc Việt!

(Kiến Thức) - Nhạc sĩ Trần Tiến không chỉ sáng tác các ca khúc bất hủ mà còn ca hát, viết sách. Ông được giới chuyên môn tôn là "ông hoàng nhạc Pop Việt Nam".
 
 

Nhạc sĩ Trần Tiến: Người nghệ sĩ đa tài của làng nhạc Việt!
Nhạc sĩ Trần Tiến có xuất thân là ca sĩ. Theo Nhịp sống Hà Nội, sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông làm hậu đài cho Đoàn Ca múa Hà Nội. Sau một năm tự học, nhạc sĩ Trần Tiến trở thành nghệ sĩ đơn ca của đoàn. Giọng hát của ông được đánh giá tốt.
Khi bắt đầu sáng tác, nhạc sĩ Trần Tiến nhanh chóng có trong tay những ca khúc được công chúng đón nhận như “Bài ca thanh niên ra tiền tuyến” (1967 - giải A cuộc thi “Tiếng hát át tiếng bom” của Hội Nhạc sĩ Việt Nam), “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp” (1968).
Nhac si Tran Tien: Nguoi nghe si da tai cua lang nhac Viet!
 Nhạc sĩ Trần Tiến. Ảnh: Nhịp sống Hà Nội
Nhạc sĩ Trần Tiến được người yêu âm nhạc gọi là nhạc sĩ du ca bởi nhiều bài hát của ông ra đời từ những chuyến xê dịch. Ví như ông viết “Tiếng trống Paranưng” khi đi chơi ở một lễ hội người Chăm ở An Giang.
Hay như khi lang thang giữa núi rừng Ninh Thuận để tìm kiếm loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam mang đi giới thiệu ở Pháp, ông tình cờ nghe thấy tiếng đàn Chapi của người Raglai vang lên từ ngôi nhà sàn đơn sơ để rồi viết “Giấc mơ Chapi”.
Theo Zing, sau “Giấc mơ Chapi”, nhạc sĩ Trần Tiến còn sáng tác một ca khúc bất hủ gắn liền với vùng đất Ninh Thuận. Đó là bài hát “Mưa bay tháp cổ” được ca sĩ Tùng Dương thể hiện thành công.
Thương hiệu của nhạc sĩ Trần Tiến còn là ngẫu hứng. Theo Nông nghiệp Việt Nam, tác giả “Mặt trời bé con” thú nhận, phần lớn ca khúc của ông được ngẫu hứng bất chợt, sau đó mới trau chuốt lại tác phẩm trọn vẹn.
Sự ngẫu hứng của nhạc sĩ Trần Tiến được thể hiện qua các bài hát như “Ngẫu hứng phố”, “Ngẫu hứng sông Hồng”, “Ngẫu hứng lý qua cầu” hay thói quen ông ngẫu hứng hát lên một giai điệu nào đó.
Ngoài ra, trong gia tài âm nhạc của Trần Tiến, còn có những ca khúc không ngẫu hứng chút nào mà nặng trĩu nhân tình thế thái giữa thập niên 80 của thế kỷ 20 như “Trần trụi 87” hay “Đồng hồ”.
Theo Vietnamnet, từ 1990, nhạc sĩ Trần Tiến đổi từ Pop đơn thuần sang phong cách dân gian đương đại. Những sáng tác tiêu biểu cho phong cách này của ông bao gồm: “Tùy hứng lý ngựa ô”, “Ngẫu hứng sông Hồng”, “Quê nhà”.
Giới chuyên môn như nhạc sĩ Nguyễn Cường, Dương Thụ coi nhạc sĩ Trần Tiến là "ông hoàng nhạc Pop Việt Nam", còn nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha thì đặt ông vào hàng “tứ quái” cùng nhạc sĩ Phó Đức Phương, Dương Thụ, Nguyễn Cường.
Nhac si Tran Tien: Nguoi nghe si da tai cua lang nhac Viet!-Hinh-2
 Ảnh: Công an nhân dân điện tử
Không chỉ vừa hát vừa sáng tác, nhạc sĩ Trần Tiến còn viết sách. Năm 2016, tác giả “Giấc mơ Chapi” ra mắt tự truyện "Ngẫu hứng". Sách tập hợp 27 khúc ngẫu hứng văn xuôi được ông viết để kể về những kỷ niệm vui buồn và trải nghiệm khó quên.
Nhac si Tran Tien: Nguoi nghe si da tai cua lang nhac Viet!-Hinh-3
Cuốn sách "Ngẫu hứng".  
Nói về cuốn sách, trên Đại đoàn kết, nhạc sĩ Trần Tiến kể rằng có “bạn văn” muốn làm 101 tập phim về cuộc đời nhạc sĩ Trần Tiến, nhắn ông viết phác ra những điều ông còn nhớ, muốn kể.
Tác giả “Mặt trời bé con” chia sẻ: “Vậy là lúc nào thật say, tôi ngồi vào máy vi tính và gõ. Rồi gửi cho ông bạn nhà văn đưa lên mạng, thì nhiều người gọi điện bảo nhạc sĩ viết văn hay thế.
Rồi một hôm công ty sách xuống Vũng Tàu kèm theo một cô xinh đẹp ôm theo một cái thùng - hình như là lẩu bò. Chúng tôi ngồi nhậu rồi họ đưa tờ giấy, tôi ký đại vào đấy rồi cuốn sách xuất bản. Thế thôi. Nếu các bạn đọc thấy nó hay thì hay mà dở thì sẽ là dở”.
Trong những năm gần đây, nhạc sĩ Trần Tiến sống ở Vũng Tàu cùng vợ - bà Bích Ngà và duy trì đam mê âm nhạc.

Xem video "Võ Hạ Trâm hát bài Mẹ tôi". Nguồn Youtube Võ Hạ Trâm

Vĩnh biệt nhạc sĩ Phó Đức Phương - cây đại thụ của làng nhạc Việt!

(Kiến Thức) - Nhạc sĩ Phó Đức Phương để lại cho đời nhiều ca khúc bất hủ trong kho tàng bài hát Việt Nam đương đại.
 
 

Vĩnh biệt nhạc sĩ Phó Đức Phương - cây đại thụ của làng nhạc Việt!
Ngày 19/9, nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời vì ung thư. Sự ra đi của nghệ sĩ tài hoa này là mất mát lớn của nền âm nhạc Việt Nam khi cả một đời ông cống hiến cho nghệ thuật.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương vốn là sinh viên khoa toán của trường Đại học Sư phạm. Ra trường, ông đi làm chăn nuôi rồi thi vào trường âm nhạc Việt Nam.

Tùng Dương bật khóc trong tang lễ nhạc sĩ Phó Đức Phương

(Kiến Thức) - Lễ tang nhạc sĩ Phó Đức Phương diễn ra trưa ngày 24/9. Đến tiễn đưa nghệ sĩ gạo cội, ca sĩ Tùng Dương không kìm được nước mắt.

Tùng Dương bật khóc trong tang lễ nhạc sĩ Phó Đức Phương
Tung Duong bat khoc trong tang le nhac si Pho Duc Phuong
Tang lễ nhạc sĩ Phó Đức Phương được cử hành vào ngày 24/9, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với gia đình tổ chức. Lễ viếng tác giả “Chảy đi sông ơi” bắt đầu từ 11h30 đến 12h45, lễ truy điệu vào hồi 12h50. Ảnh: Zing

Ngưỡng mộ tình bạn của “Bộ tứ sông Hồng” trong showbiz Việt

(Kiến Thức) - “Bộ tứ sông Hồng” gồm 4 nhạc sĩ: Phó Đức Phương, Dương Thụ, Trần Tiến và Nguyễn Cường. Nhóm chơi với nhau từ lúc hàn vi, coi nhau như anh em ruột thịt.
 
 

Ngưỡng mộ tình bạn của “Bộ tứ sông Hồng” trong showbiz Việt
Nhạc sĩ Phó Đức Phương là một thành viên của "Bộ tứ sông Hồng". Sự ra đi của vị nhạc sĩ đáng kính khiến “Bộ tứ sông Hồng” mất đi một mảnh ghép vô cùng quan trọng.
Theo VOV, nhạc sĩ Phó Đức Phương cùng 3 nhạc sĩ khác: Dương Thụ, Trần Tiến và Nguyễn Cường bắt đầu chơi với nhau từ những năm 1960.

Đọc nhiều nhất

Tin mới