Nhạc sĩ Nguyễn Cường. |
Những gì diễn ra ở Hà Nội và ở khắp các nơi trong cả nước những ngày vừa qua giúp chúng ta một lần nữa thấy lòng dân thực sự thế nào... |
Nhạc sĩ Nguyễn Cường. |
Những gì diễn ra ở Hà Nội và ở khắp các nơi trong cả nước những ngày vừa qua giúp chúng ta một lần nữa thấy lòng dân thực sự thế nào... |
Theo tiểu sử thì thuở nhỏ, Siu Black được sinh ra trong một gia đình giàu có thuộc buôn Pleitơnghia, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Nhưng năm lên 10 tuổi, bố mẹ lần lượt qua đời, Siu Black trở thành cô bé mồ côi. Không có ai chăm sóc, chị em Siu phải chia nhau về sống trong sự bao bọc của họ hàng. Thời gian đầu, Siu Black sống cùng ông bà, sau đó, khi ông bà quá già, Siu sống cùng với người bác của mình. Bác của Siu Black ngày đó rất nghèo, nhưng là gia đình có truyền thống học hành nên Siu Black được ăn học đến nơi đến chốn. Và cũng như những đứa trẻ khác trong gia đình, Siu Black cũng phải lên nương làm rẫy để phụ giúp bác lo cơm áo hàng ngày.
Ngược lại, trong sự nghiệp ca hát, Siu Black cũng gặp nhiều thuận lợi. Sở hữu giọng hát đặc trưng của những người sinh ra trên mảnh đất Tây Nguyên, Siu Black sớm có cơ hội được thể hiện và phát hiện. Do được học hành đến nơi đến chốn, Siu Black có cơ hội được tham gia phong trào ca hát của học sinh, sinh viên. Từ đây, chị được giảng viên thanh nhạc Tây Nguyên Linh Nga Niekdam phát hiện qua một cuộc thi âm nhạc quần chúng và động viên Siu Black theo học thanh nhạc. Dù chỉ học trung cấp thanh nhạc nhưng khi ra trường, đặc biệt là sau cơ duyên gặp gỡ với nhạc sĩ Nguyễn Cường khi ông đến Tây Nguyên tìm chất liệu sáng tác.
Siu Black với giọng ca mà 20 năm sau cũng khó có người vượt qua |
Nhiều năm sau, khi nói về cuộc gặp gỡ định mệnh này, chính nhạc sĩ Nguyễn Cường đã chia sẻ với phóng viên rằng, hình ảnh cô gái Ba Na vừa đánh đàn ghita vừa hát trong một cuộc thi âm nhạc đã gây một ấn tượng mạnh mẽ với ông. "Tôi nhận ra những tố chất đặc biệt mà khi đó và nhiều năm sau, sẽ không có một giọng hát nào được như Siu Black", ông nói.
Nếu như nghệ sĩ Linh Nga Niekdam phát hiện ra tố chất của Siu thì nhạc sĩ Nguyễn Cường là người đặt những dấu ấn rõ nét cho giọng hát của Siu cũng như khuyên chị vượt ra khỏi phạm vi của Đoàn ca múa nghệ thuật dân tộc Đắc Lăk để đến với sân khấu âm nhạc cả nước. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng, chính phong cách rực lửa, giọng hát tuôn trào như thác đổ của Siu đã nâng cánh cho những ca khúc của Nguyễn Cường. Những ca khúc mang ẩm hưởng của núi rừng Tây Nguyên qua giọng hát của Siu Black đã được công chúng cả nước bấy giờ và cả sau này vẫn yêu và nhớ đến: Em muốn sống bên anh trọn đời, Em hát thương ai, Ly café Ban Mê, Đôi mắt Pleiku...
Năm 1989, Siu Black kết hôn và có hai cậu con trai, nhưng cuộc hôn nhân của chị cũng không hạnh phúc với nhiều dư âm buồn từ cả hai phía. Khi bắt đầu nổi tiếng, lịch diễn liên miên cũng là lúc gia đình chị rơi vào cảnh trục trặc, khủng hoảng. Chồng chị lẽ dĩ nhiên không chấp nhận một người phụ nữ nay tỉnh này, mai tỉnh khác. Cả tháng chỉ về nhà đôi ba lần rồi lại “vội vã trở về, vội vã ra đi”. Chị không thể từ bỏ khán giả, còn anh thì không thể không có người đàn bà khác. Cuộc hôn nhân sống trong chịu đựng kéo dài 10 năm đã dẫn đến kết cục hiển nhiên là chia tay. Từ đó đến nay, Siu Black vẫn ở vậy một mình nuôi cậu con trai Nguyễn Siu Hiếu, còn cậu cả Nguyễn Siu Mạnh ở với bố.
Siu Black trong vai trò giám khảo "Tôi là người chiến thắng" |
Theo một nghệ sĩ là bạn của ca sĩ Siu Black, ngay cả trong chuyện con cái, chị Siu cũng rất nặng gánh. Chính con trai của chị là Nguyễn Siu Hiếu cũng từng bộc bạch rằng, do bị bệnh tim bẩm sinh nên rất dễ bị xúc động mạnh và bị ngất. Mỗi lần như thế, Siu Black vừa phải làm mẹ, vừa làm cha để chăm con. "Dù rất mạnh mẽ, hay cười nhưng những lúc như thế, mẹ chỉ biết nhìn tôi trong nước mắt", Hiếu tâm sự.
Hồi Siu Balck thi Bước nhảy hoàn vũ, báo chí đưa tin con trai lớn của chị (đang là sinh viên của trường Đại học Nha Trang) gặp nạn khiến chị phải vội vã bỏ cuộc thi để về chăm con. Nhưng vì cuộc thi, vì khán giả và vì nặng gánh mưu sinh, chị đã gạt nước mắt để quay lại với chương trình. Thực ra, tai nạn đó của con trai chị rất nặng chứ không phải “đã hồi phục sức khỏe” như chị trấn an dư luận. Hôm đó, trên đường đi sinh nhật bạn về muộn, Nguyễn Siu Mạnh đã gặp một toán cướp và bị rượt chém. Tay bị đứt gân, mặt phải khâu 20 mũi. Trong lúc giằng co, Mạnh đã bị cắn vào lưỡi đứt mất 1/3 lưỡi. Tinh thần gục ngã, nhưng chị biết nếu cứ ngồi đó mà khóc thương thì lấy đâu tiền viện phí cho con, lấy đâu để lo cho con sau này... Siu Black lên sân khấu, ngoài trách nhiệm với khán giả còn là bởi những nỗi âu lo phiền muộn từ khách quan và chủ quan mang lại.
Là bà chủ của quán café lớn ở Sài Gòn, mang tiếng là đắt show nhiều lĩnh vực, từ ca hát đến làm giám khảo game show. Phim ảnh, làm quảng cáo vốn chỉ nhờ cậy các người đẹp chân dài, nhưng Siu Black vẫn được mở cửa đón chào. Nhưng ít ai biết rằng, Siu Black vẫn ở nhà thuê. Hồi chị làm quảng cáo cho một hãng đồ uống, cát-xê được 1 tỉ, biết nếu có tiền trong người thì Siu không thể giữ được, bạn bè đã thúc giục và bỏ công đi tìm cho chị một căn hộ chung cư 600 triệu. Nhưng chưa kịp tìm xong nhà thì tiền cũng hết veo. Ngôi nhà đến bây giờ vẫn là niềm mơ ước mà với khoản nợ chồng chất như hiện nay, không biết đến bao giờ “họa mi núi rừng” mới có được?
Vậy là hành trình 500 km đưa vị Đại tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam và thế giới về đất Mẹ, đã hoàn thành trong niềm tiếng thương vô hạn.
Ngôi mộ Đại tướng hiện tọa lạc ở núi Mũi Rồng (thuộc địa phận Thọ Sơn, Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình).
Trưởng thôn Thọ Sơn, ông Trần Ngọc Tri cho biết: Khu vực Vũng Chùa có địa thế độc nhất vô nhị. Đại tướng chọn đây làm nơi an nghỉ đều có lý do riêng của Đại tướng. Nhưng qua đó, thấy thêm tài hiểu biết về phong thủy của Đại tướng bởi Núi rồng không chỉ đẹp về phong cảnh, thế núi, hướng biển, mà nơi đây còn chứa đựng nhiều câu chuyện và di tích rất đặc biệt.
Vũng Chùa - Đảo Yến là địa thế rất đẹp. |
"Hiện nay, tại đây còn có một giếng nước ngọt không bao giờ cạn mà người dân vẫn gọi là giếng Ao Quân. Hơn nữa, Thọ Sơn là ngọn núi có hình dáng và vị trí rất đặc biệt, đầu Rồng hướng ra biển, nếu nhìn từ biển vào sẽ thấy 2 mắt rồng rất đẹp. Nếu nhìn từ phía Bắc sang sẽ thấy được hình mũi của con Rồng đầu hướng ra biển; chếch sang hướng Đông Nam là Đảo Yến, cách đất liền khoảng 1 hải lý. Nhìn từ vị trí Đại tướng an táng có thể quan sát được toàn bộ khu Vũng Chùa - Đảo Yến. Như vậy, có thể thấy, khu đất an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ là địa thế rất đẹp", ông Trí nói.
Bí thư tỉnh Quảng Bình, ông Lương Ngọc Bính chia sẻ: “Vũng Chùa - Đảo Yến là một nơi rất đẹp, tựa lưng vào dãy Hoành Sơn, trước mặt là biển Đông, có Đảo Yến là bức bình phong để chắn giữ phần mộ của Người; đồng thời đây là trung tâm, trung điểm giữa hai đầu đất nước. Phải chăng Đại tướng chọn nơi này là chọn nơi giao thoa giữa các nền văn hóa, là trung điểm của hai đầu đất nước để tình cảm của Đại tướng dành cho cả 2 miền Nam Bắc, cả đất nước chúng ta".
Theo ông Võ Hồng Nam, con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đã chọn khu vực Núi Rồng (Vũng Chùa - đảo Yến) để an nghỉ từ năm 2006. Trước khi chọn, gia đình đã đưa Đại tướng xem kỹ sơ đồ vùng đất này và Đại tướng đã đồng ý. Đại tướng cũng đã đến nơi này để xem tận nơi. Đến năm 2007, sau khi xem sơ đồ vũng Chùa - Đảo Yến, Đại tướng đã có quyết định và chính thức ký tên đồng ý chọn nơi an nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến.
Tại Quảng Bình:
17h02: Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các đại biểu và gia quyến... đi vòng quanh mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (>> Chi tiết hình ảnh hạ huyệt, an táng Đại tướng )
17h01: Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc lên phát biểu cảm ơn...
17h00: Phút mặc niệm bắt đầu! Quân nhạc nổi lên...
16h59: Ban tổ chức kính mời các bị lãnh đạo, gia quyến, đồng bào chuẩn bị một phút mặc niệm tưởng nhớ Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
16h56: Hoàn thành lấp mộ Tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp và mang hoa viếng đặt bên mộ Người
16h26: Đội công tác bắt đầu lấp mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
16h24: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gia quyến bắt đầu bỏ nắm đất đầu tiên lên ngôi mộ Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là người bỏ nắm đất đầu tiên. |
16h22: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước... thắp tâm hương dâng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
16h06: Bắt đầu hạ huyệt, vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Triệu triệu người dân vỡ òa tiếng khóc: "Đại tướng, Đại tướng..."
Chi tiết hình ảnh hạ huyệt, an táng Đại tướng Võ Nguyen Giáp:
16h05: Đội công tác bắt đầu di chuyển linh cữu Đại tướng.
16h00:
15g41: Đoàn tiêu binh đã đưa linh cữu Đại tướng đi qua 103 bậc tam cấp lên tháp Chuông để cử hành nghi lễ. Biển người vây kín khu vực này và cùng hô vang tên Đại tướng.
15h40: Đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng tiến dần đến khu vực an táng. Do lượng lớn người dân muốn được lần cuối bên Người, được cảm nhận tấm lòng vĩ đại của Người dành cho quê hương, đã nhào tới linh xa, khiến đoàn xe không thể di chuyển.
Xe chở gia quyến Đại tướng đã tới nơi. Tuy nhiên, còn một đoàn thân nhân ở Lệ Thủy vào, vẫn mắc kẹt trên đường, chưa về tới nơi. Thông tin từ PV Kiến Thức cho biết, họ vẫn cách khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến khoảng 25 km.
15h25: Linh
15h14: Linh cữu Đại tướng đã về tới khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, cụ thể tới chân núi Mũi Rồng (thuộc địa phận Thọ Sơn, Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình). Tất cả các đội nghi lễ đã sẵn sàng để đón linh cữu Người. Người dân vỡ òa tiếng khóc gọi: "Đại tướng, Đại tướng..."
15h00: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đã vào địa phận Vũng Chùa trong sự tiếc thương vô hạn của đồng bào.
14h40: Tới thời điểm này, đoàn xe chở linh cữu Đại tướng mới tới Ba Đồn, cách Vũng Chùa khoảng hơn 25 km.
Hàng ngàn người dân đã đi bộ 4 km từ Quốc lộ 1A vào gần khu an táng Vũng Chùa. |
Hàng ngàn người dân đã đi bộ 4 km từ Quốc lộ 1A vào gần khu an táng...
Tại khu vực Vũng chùa, Ban tổ chức đã sắp xếp địa điểm cách vị trí an táng chừng 100 mét, để người dân có thể quan sát những giây phút cuối cùng của Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
14h20: Linh cữu Đại tướng đã được rước qua xã Thanh Trạch, Bố Trạch - hiện cách khu vực an táng Vũng Chùa khoảng 35 km.
13h50: Khu vực Vũng Chùa thời điểm này đã nêm cứng người. Thời tiết nắng nóng, Ban tổ chức đã bố trí các điểm phân nước và đồ ăn cho những người tới viếng. (>> Vũng Chùa nêm cứng người trước giờ đón Đại tướng)
Phóng viên báo chí chưa được phép tiếp cận khu vực an táng Đại tướng.
Một số hình ảnh tại Vũng Chùa:
13h28: Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đã đi chuyển được khoảng 5 km (từ sân bay Đồng Hới); hiện tới xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch.
Kiến Thức ghi lại một số hình ảnh đoàn xe rước linh cữu Đại tướng:
13h20: Phóng viên Kiến Thức tại Vũng Chùa cho biết, nhiều người dân lập ban thờ Đại tướng ngay trên Quốc lộ 1A, nơi linh cữu đi qua. Tất cả già, trẻ đều ôm chặt di ảnh Đại tướng, mắt ướt lệ.
Nhiều người dân lập ban thờ Đại tướng ngay trên Quốc lộ 1 A |
13h05: Thông tin mới nhất từ PV Kiến Thức, hiện Quốc lộ 1A - đường chính mà đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đi qua, đang tắc nghẽn nghiêm trọng, kéo dài khoảng 5km.
Do lượng lớn người dân mong ngóng tiễn biệt Đại tướng, tuyến đường cỗ linh xa đi qua có hiện tượng tắc nghẽn nghiêm trọng. |
Lực lượng CSGT, công an, an ninh trật tự cùng sinh viên tình nguyện đang cố gắng giải tỏa giao thông.
Hàng nghìn người dân nghẹn ngào khóc gọi tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
12h50: Theo ghi nhận của Kiến Thức, do lượng lớn người dân mong ngóng tiễn biệt Đại tướng, tuyến đường cỗ linh xa đi qua có hiện tượng ùn ứ, vì thế tốc độ trung bình của đoàn xe chỉ 20 km/h.
Hiện, đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đã rời khỏi khu vực sân bay khoảng hơn 3 km, đang thẳng hướng khu an nghỉ ngàn thu của Người.
12h20: Cỗ linh xa và đoàn xe chở tiêu binh Zil 131 bắt đầu di chuyển qua cổng sân bay Đồng Hới, lần lượt đi qua các địa phương TP Đồng Hới, huyện Bố Trạch về xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch tới khu Vũng Chùa - Đảo Yến.
Linh cữu Đại tướng di chuyển ra khỏi sân bay Đồng Hới. |
Dẫn đầu đoàn xe là xe dẫn của Công an Quảng Bình, sau 100m đến xe chỉ huy, tiếp sau là xe pháo, linh xa, đoàn nghi lễ của Bộ Quốc phòng, sau nữa là xe của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, rồi đến các ban ngành, tỉnh, bà con nhân dân.
Người dân xếp hàng từ đường lớn tới sân bay nghẹn ngào tiễn biệt vị Đại tướng kính yêu. (>> Nghẹn ngào tiễn biệt Đại tướng ở sân bay Đồng Hới)
12h15: Linh cữu Đại tướng đã được các tiêu binh đặt lên cỗ linh xa.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kính cẩn bên linh cữu Đại tướng.
Gia quyến Đại tướng theo sát linh cữu.
12h01: Linh cữu Đại tướng được lực lượng tiêu binh chuyển xuống cỗ linh xa, để di chuyển về khu an táng Vũng Chùa - Đảo Yến.
Thảm đỏ đã trải dài dẫn tới vị trí chuyên cơ ATR72 để rước linh cữu Đại tướng. Tại đây, đội tiêu binh danh dự gồm 200 thành viên tiếp tục hộ tống linh lữu Đại tướng di chuyển trên quãng đường khoảng 70 km tới địa điểm an táng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).
Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đến Vũng Chùa gồm 2 xe pháo, 25 xe nghi lễ quân đội cùng nhiều loại phương tiện chuyên dụng khác, bắt đầu từ sân bay Đồng Hới, theo Quốc lộ 1A di chuyển tới địa điểm an táng Đại tướng tại khu vực Vũng Chùa.
Linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chuyên chở bằng cỗ linh xa có gắn đại pháo là loại xe mang tính nghi thức, tượng trưng cho sự uy nghiêm được sử dụng trong tang lễ cấp quốc gia dành cho các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và các tướng lĩnh cao cấp của quân đội.
11h45: Trưa
Rất đông người dân Quảng Bình và trên khắp đất nước có mặt tại Quốc lộ 1A để tiễn đưa Đại tướng |
Tại thời điểm đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng di chuyển, các phương tiện ô tô tải, ô tô khách lưu thông qua địa bàn phải di chuyển theo tuyến đường tránh TP Đồng Hới.
11h30: Máy bay Airbus 321 mang số hiệu VN1911 chở gia quyến và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước... đã hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới.
11h00: PV Kiến Thức đang có mặt tại các tuyến đường dẫn tới sân bay và tại sân bay Đồng Hới cho biết: Mọi công tác chuẩn bị ở sân bay Đồng Hới đã sẵn sàng chào đón linh cữu Đại tướng. Lối vào sân bay được cơ quan chức năng kiểm tra rất nghiêm ngặt. An ninh được siết chặt.
Người dân xếp hàng dài đón, từ ngoài đường...... vào tới cổng sân bay, chờ đón linh cữu Đại tướng. |
Theo kế hoạch, khoảng 12h, chuyên cơ ATR72 mới hạ cánh, nhưng từ 8h sáng, người dân đã ra đường, xếp hàng dài đón, từ ngoài đường...... vào tới cổng sân bay, chờ đón linh cữu Đại tướng. (>> Quảng Bình: Xếp hàng dài đến sân bay... đón Đại tướng)
Hiện, thời tiết ở Quảng Bình khá nắng nóng, nhiệt độ khoảng 30 độ C.
Tại Hà Nội:
10h30: Chuyên cơ ATR72 mang số hiệu VN103 chở linh cữu Đại tướng cất cánh. Hà Nội vĩnh biệt Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp!
Hộ tống Đại tướng có khoảng 40 người, gồm gia quyến, các vị tướng túc trực cạnh linh cữu và tiêu binh.
Dự kiến, lúc 12h trưa nay, chuyên cơ sẽ hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới.
10h25: Chuyên cơ ATR72 bắt đầu khởi động để chuẩn bị cất cánh.
Đại tướng về với Bác Hồ, về đất Mẹ Quảng Bình.
10h17: Đường băng sân bay Nội Bài bao trùm bầu không khí đau thương. Người dân Hà Nội chỉ còn ít phút nữa được ở bên Người, được tiễn biệt vị Tướng huyền thoại. (>> Đường phố Hà Nội đẫm nước mắt vĩnh biệt Đại tướng)
10h08: Ít phút nữa, chuyên cơ ATR72 sẽ đưa linh cữu Đại tướng rời sân bay Nội Bài, về đất Mẹ Quảng Bình.
Chuyên cơ ATR72 mang số hiệu theo tuổi thọ Đại tướng là VN103 và Airbus A321 chở gia đình và và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, mang số hiệu theo năm sinh của Đại tướng VN1911.
10h04: Linh cữu Đại tướng kính yêu của dân tộc đã an tọa trong chuyên cơ ATR72. (>> Giây phút thiêng liêng linh cữu Đại tướng đặt trên linh xa)
Gia quyến và người thân của Đại tướng cũng lặng lẽ lên máy bay Airbus A321.
Các đoàn xe bắt đầu di chuyển ra khỏi đường băng để chuyên cơ ổn định, cất cánh.