Nhà trường vẫn là nơi tử tế

(Kiến Thức) - “Tôi không phải không thấy, không buồn về những tiêu cực trong ngành giáo dục”, GS.NGND Nguyễn Đình Chú chia sẻ.

Cảm ơn vì được làm thầy giáo
Đã gần 70 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục nước nhà, được bao thế hệ học sinh ngợi ca, yêu quý, hẳn ông phải là người rất yêu nghề?
Tôi có thể nói thế này: Xin cảm ơn trời đất đã cho tôi được làm nghề thầy giáo. Nếu có kiếp sau, tái sinh, tôi vẫn xin được làm nghề dạy học.
Rất nhiều giáo viên hiện nay kêu chán, muốn bỏ nghề và thực sự không ít  đã bỏ nghề. Lý do gì khiến ông yêu nghề dạy đến vậy?
Tôi nghĩ, làm cái gì cũng vậy, muốn yêu nó thì phải tìm được lý do để mà yêu. Như với tôi nghề dạy, mà chủ yếu dạy văn ở đại học, điều tuyệt vời là hằng ngày được tiếp xúc với lứa tuổi đẹp nhất của một đời người. Và đặc biệt, đây là một nghề toàn nói những điều tốt đẹp. Trong một ngày, ví dụ nói 100 câu, thì có tới 70% là nói trên lớp học. Năm sau lại phải cố nói hay hơn năm trước. Mà phải sống thế nào thì mới nói hay được chứ. Cho nên, đây là một nghề đảm bảo cho mình về nhân cách.
Cụ thân sinh ông cũng là một cụ đồ Nho nổi tiếng hiền đức, học trò có người đậu tiến sĩ Hán học. Tình yêu nghề của ông, có phải có sự ảnh hưởng từ cha mình?
Cha tôi là một nhà nho đậu hương trường cùng khoa với cụ Nguyễn Sinh Sắc. Ông không làm quan mà mở lớp dạy học. Tôi còn nhớ, trong nhà tôi có treo một câu đối học trò mừng thọ thầy, vế sau viết: “Trình Phu Tử tự gia ý tứ, song thảo trì ngư” (ông Trình Phu Tử ngồi nhà mà nghĩ và nhìn cỏ qua cửa sổ, cá lượn dưới ao). Và lục khoản ghi: Môn sinh: tiến sĩ, cử nhân, tú tài đồng bái hạ (học trò: tiến sĩ, cử nhân, tú tài cùng bái lạy). Điều đó để lại một ám ảnh, ấn tượng rất lớn trong tôi ngay từ lúc nhỏ về cuộc sống thanh đạm, cao nhã của nghề dạy học. 
GS.NGND Nguyễn Đình Chú.
GS.NGND Nguyễn Đình Chú. 
Hãy công bằng với giáo dục
Mang nhiều lý tưởng về nghề như vậy, ông có buồn không khi giáo dục hiện nay đã nhận quá nhiều những chê trách, phàn nàn?
Cả xã hội chú tâm tới giáo dục bởi giáo dục liên quan tới mỗi gia đình, nhà nào mà chẳng có người đi học. Nhưng theo tôi, dù giáo dục có nhiều điều đáng chê trách, nhưng trong xã hội hiện nay, nhà trường vẫn là nơi tử tế. Thử nhìn mà xem, cứ đúng giờ là các thầy cô lên lớp, nhiều người miệt mài với công việc giảng dạy. Còn các cơ quan công sở khác thì sao, liệu có được như vậy? Tôi nghĩ, cần công bằng với giáo dục khi đánh giá.
Nhưng nhà trường dẫu sao cũng vẫn là nơi mang trọng trách “trồng người”. Khi đạo đức xã hội xuống cấp, điều đầu tiên người ta nghĩ tới là tại giáo dục. Ngay cả vụ bác sĩ thẩm mỹ vứt xác bệnh nhân rúng động vừa rồi, có ý kiến cho rằng cái y đức đó, gốc rễ sâu xa cũng từ giáo dục?
Đừng có tách giáo dục ra thành ốc đảo để vùi dập như thế. Đạo đức xuống cấp là sản phẩm của quy luật phát triển xã hội. Một mình giáo dục thì làm được gì, cần phải có sự cộng lực của cả xã hội chứ, đặc biệt là giáo dục gia đình. Ngày xưa chúng tôi được rèn rất kỹ nề nếp gia phong, từ cách so đôi đũa trong mỗi bữa cơm sao cho chuẩn, xin lỗi cô, ngay cả cách đi vệ sinh không được cho ánh nắng chiếu vào phân... Để trở thành một người có nhân cách ngoài xã hội, trước hết trong gia đình, anh phải là một người được giáo dục. Ở nhà anh đã hư rồi thì ra ngoài làm sao mà tử tế được.
Chúng ta đang thiếu một nhạc trưởng
- Tôi học cha tôi triết lý sống “tri túc, tri chỉ”, biết đâu là đủ, biết chỗ nào là dừng, không tranh giành với ai. Có lẽ vì thế mà tôi được nhiều người thương, giúp đỡ, đặc biệt là tôi có hai người thầy lớn, là cụ Trần Đức Thảo và cụ Đặng Thai Mai. Noi gương các thầy, tôi luôn tâm niệm một điều, sẽ cố gắng để trở thành một thầy giáo giỏi, được phụ huynh thương yêu, học sinh kính trọng...
- Khi tôi bắt đầu đi học, cha tôi đã làm một lễ gọi là lễ “khai tâm” cho tôi. Lễ vật, hương án bày lên lưng chừng núi Kỳ Sơn, nhìn ra biển Đông. Khi tôi quỳ xuống để nghe cha tôi khấn với trời đất là lúc trăng rằm vừa nhô lên mặt biển... Sự học trong tôi là một cái gì đó thiêng liêng lắm. Và đến khi tôi học hết cấp 3, ông thầy dạy của tôi phê một câu thế này: “Trò này sau này nên làm nghề dạy”.  
GS.NGND Nguyễn Đình Chú
Vậy theo ông, đánh giá một cách công bằng, thì cái hạn chế nhất của giáo dục hiện nay là gì?
Chúng ta đang thiếu một chỗ bắt đầu cho lối ra, phải cần có một cuộc đại phẫu. Báo chí viết nhiều về yếu kém của giáo dục nhưng là gặp đâu nói đấy, chưa có hệ thống gì cả. Dù có nhiều ý kiến bổ ích, nhưng làm gì cũng thế, trước hết phải biết được chúng ta đang ở trạng thái nào.
Làm được điều đó có khó không, thưa ông?
Trình độ tư duy của trí thức Việt Nam và giáo dục nói riêng theo tôi là thiếu một trình độ tư duy triết học, tư duy trừu tượng. Nhìn sự vật, hiện tượng một cách đơn giản mà không phải trong mối quan hệ trừu tượng và phức tạp. Giờ có tình trạng nói cần phải đổi mới tư duy giáo dục nhưng chẳng hiểu tư duy cần đổi mới là cái gì. Đổi mới không phải là hôm nay làm thế này mai làm thế khác, mà thực ra vẫn là cùng một trình độ tư duy mà thôi. 
Như vậy vấn đề căn nguyên ở đây là về nhân lực, đặc biệt là với những người lãnh đạo trong ngành?
Chúng ta đang thiếu một nhạc trưởng. Sau Cách mạng tháng 8, giáo dục có sự đột phá, các đời bộ trưởng giáo dục toàn là những vị thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, những nhà văn hóa lớn và đỉnh cao cả, như cụ Đặng Thai Mai, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Khánh Toàn, Tạ Quang Bửu... Giờ điểm lại là những ai? Toàn những vị chưa phải là nhà văn hóa lớn của đất nước. Thời đại khoa học kỹ thuật, các vị làm cũng được thôi, nhưng các vị phải biết được hạn chế của mình để tìm cách khắc phục.
Ông có tự cho rằng mình có khả năng phần nào khắc phục được những hạn chế đó không?
Tôi có viết nhiều bài góp ý với Bộ GD&ĐT về giáo dục. Có bài đã được Bộ trưởng Phạm Vũ Luận viết thư cảm ơn, hoan nghênh, nhưng xem ra cũng chẳng có tác dụng gì (cười).
Tôi biết ông đã có nhiều năm tham gia soạn chương trình viết sách giáo khoa cho Bộ môn Ngữ văn THPT, THCS. Sắp tới lại có cuộc “cách mạng” về SGK, ông có ý kiến gì không?
Nói chung nhiều vấn đề lắm. Viết sách cũng cần có sự cộng lực. Nếu được mời, tôi vẫn sẵn sàng đóng góp ý kiến của mình.
Xin cảm ơn ông về những chia sẻ. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin kính chúc ông sức khoẻ và luôn cháy bỏng ngọn lửa đam mê với nghề!
GS.NGND Nguyễn Đình Chú sinh năm 1929 tại Nghệ An, thuộc thế hệ “cây đa cây đề” của Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Gần một đời cống hiến cho giáo dục, nền học thuật nước nhà, với nhiều thành tựu, ông đã được phong danh hiệu cao quý Nhà giáo nhân dân. Trong lòng các thế hệ học trò, ông luôn là người thầy với “tim đèn thắp  sáng mãi” (đúng như chữ Chú mà thân phụ ông đã đặt cho ông).

“Đã trả học phí cần gì phải biết ơn thầy”: Đau!

(Kienthuc.net.vn) - Trao đổi với Kienthuc.net.vn, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, GS.TS. Phạm Tất Dong cho biết người làm nghề giáo rất đau lòng và cảm thấy bị xúc phạm khi đọc được thông tin một diễn đàn của giới trẻ thực hiện trắc nghiệm cho ra kết quả 40% đồng tình với quan điểm “thầy cô giáo phải biết ơn học sinh vì không có học sinh thầy cô giáo không có tiền”.
 
Đáng chú ý là trắc nghiệm đó lại diễn ra đúng vào ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20/11. GS.TS. Phạm Tất Dong cho rằng cần phải nhìn thẳng vào sự thật vì dù né tránh thế nào, dù kết quả trắc nghiệm trên mạng xã hội không đủ độ tin cậy thì 40% vẫn cứ cho thấy có một bộ phận không nhỏ suy nghĩ rằng đã trả tiền học phí là sòng phẳng, cần gì phải nghĩ đến chuyện ơn nghĩa thầy cô.

Giáo viên không “ăn” được chữ cao quý

- Nhân Hội nghị T.Ư lần thứ 6, Liên hiệp Hội KH&KT Hà Nội đã gửi tới 6 kiến nghị về giáo dục. Trong đó có vấn đề tách lương của giáo viên ra khỏi hệ thống lương hành chính sự nghiệp. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội KH&KT Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng xung quanh vấn đề này.

Xứng đáng được trân trọng bằng tiền lương


Thầy nghĩ thế nào về việc tách lương giáo viên ra khỏi hệ thống lương hành chính sự nghiệp?

Đọc nhiều nhất

Tin mới