Nhà thầu Lacons bị tố thi công ẩu, công trình tiền tỷ chưa xong đã nứt

Đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng chưa thi công xong phần kết cấu thì các sàn, dầm công trình của nhà thầu Lacons đã xuất hiện nhiều vết nứt, cong võng.

Nhà thầu Lacons bị tố thi công ẩu, công trình tiền tỷ chưa xong đã nứt
Chủ đầu tư cho rằng nhà thầu Lacons đã thi công không đúng thiết kế, sai biện pháp thi công dẫn đến sự cố...
Chưa xong phần thô đã võng, nứt
Phản ánh đến Infonet mới đây, ông Lương Tú Liên (ngụ quận 7, TP.HCM) cho biết, hơn 3 tháng qua, công trình toà nhà 5 tầng của ông nằm trên đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Phú, quận 7 đã ở trong tình trạng “đắp chiếu”, mọi hoạt động thi công đều phải dừng lại.
Ông Liên cho hay, vì cần nơi kinh doanh mới nên ông ký hợp đồng với Công ty cổ phần thương mại xây dựng Lacons (Công ty Lacons) xây dựng công trình tại địa chỉ nêu trên. Theo thoả thuận, ông Liên sẽ bỏ tiền mua toàn bộ vật tư còn việc thi công xây dựng phần kết cấu, hoàn thiện sẽ giao cho Công ty Lacons.
Trong hợp đồng, Công ty Lacons cam kết “thi công đúng chất lượng, theo đúng yêu cầu kỹ thuật, bản vẽ chi tiết, đúng quy trình kỹ thuật thi công, tiến độ thi công…
Nếu nhà thầu không thực hiện như cam kết thì chủ đầu tư có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và nhà thầu có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra, nếu có".
Hợp đồng phần thi công này có giá trị gần 4,8 tỷ đồng, công trình bắt đầu thi công từ tháng 9/2016.
Nha thau Lacons bi to thi cong au, cong trinh tien ty chua xong da nut
 Sàn công trình cong võng khá rõ rệt.
Theo ông Liên, ngay từ khâu thi công phần tầng hầm của công trình, Công ty Lacons đã thể hiện sự yếu kém, tự ý thay đổi biện pháp thi công do chính họ đưa ra và trực tiếp gây thiệt hại cho gia đình ông 600 triệu đồng.
Cụ thể, công ty Lacons đề xuất phương án làm tường vây chắn đất trước khi đào hầm để không làm ảnh hưởng các hộ dân lân cận. Tuy nhiên sau đó, nhà thầu này đã cho đào đất xong rồi mới lấy các tấm tôn chắn đất sau. Hình thức thi công “ngược” này đã khiến một nhà dân nằm sát bên công trình bị nghiêng và nứt.
Để công trình không bị đình chỉ và phát sinh thêm nhiều chi phí cũng như phiền toái, gia đình ông Liên đã phải đứng ra bồi thường cho chủ nhà này 600 triệu đồng.
Nha thau Lacons bi to thi cong au, cong trinh tien ty chua xong da nut-Hinh-2
 Các vết nứt xuất hiện nhiều trên sàn, dầm và cột công trình.
Khi công trình xây đến tầng 5, ông Liên phát hiện các vết nứt xuất hiện ở sàn tầng 3. Ban đầu nghĩ chỉ là các vết nứt chân chim không quá nghiêm trọng nên ông vẫn để Công ty Lacons thi công tiếp. Nhưng sau đó các vết nứt ngày càng lan rộng và tạo rãnh sâu. Không chỉ có trên sàn, vết nứt còn xuất hiện nhiều trên cột và dầm. Nghiêm trọng hơn, các sàn từ tầng 3 còn bị cong võng xuống, phải dùng cột chống đỡ.
Nhận thấy sự cố ngày càng trầm trọng, đầu tháng 3/2017, ông Liên cho ngưng thi công, yêu cầu các đơn vị tham gia xây dựng cùng ngồi lại tìm nguyên nhân. Các bên thống nhất thuê Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ xây dựng Reactec (Trung tâm Reactec) thuộc Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM để kiểm định chất lượng công trình.
Tranh cãi ai thiệt hại?
Tại cuộc họp giữa các bên diễn ra vào cuối tháng 3/2017, trung tâm Reactec đã đưa ra kết quả siêu âm vị trí thép toàn bộ 5 sàn của công trình. Đại diện đơn vị thiết kế nhận thấy nhà thầu thi công đã đặt thép sai vị trí thiết kế dẫn đến sự cố công trình.
Kết quả siêu âm cho thấy chiều dày lớp bê tông bảo vệ thép quá dày (từ 49 – 81mm) trong khi đó theo bản vẽ thiết kế lớp bê tông bảo vệ chỉ từ 15 – 20mm, vì vậy cốt thép rơi vào trục trung hoà nên không tham gia chịu lực.
Theo kỹ sư kết cấu Lê Hồng Đức, sự cố sàn và dầm công trình của ông Liên bị nứt, võng có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc đặt thép sai vị trí, bố trí không đủ giàn giáo chống đỡ khi đổ bê tông, chất lượng bê tông không đạt.
Theo hình ảnh chủ nhà cung cấp, khi thi công đổ bê tông các sàn, nhà thầu đã không trang bị đủ giàn giáo cần thiết khi chỉ có 1 tầng chống đỡ, trong khi theo quy định phải có 2 tầng giàn giáo chống đỡ trở lên với công trình thấp tầng và nhiều hơn với những cao ốc.
Nha thau Lacons bi to thi cong au, cong trinh tien ty chua xong da nut-Hinh-3
 Công trình bị ngưng trệ trong thời gian dài, gây thiệt hại cho chủ đầu tư.
Trên cơ sở đó, ông Liên cho rằng, nhà thầu thi công và công ty cung ứng bê tông là hai đơn vị trực tiếp gây ra sự cố nghiêm trọng công trình nên yêu cầu cả hai đơn vị này bồi thường tổng thiệt hại là 4,6 tỷ đồng. Sau đó, đơn vị cung ứng bê tông đã thực hiện đền bù theo thoả thuận.
Còn đối với Công ty Lacons, qua nhiều lần làm việc, nhà thầu này không chấp nhận đền bù do thi công sai thiết kế, ngoài ra Lacons tố ngược rằng ông Liên đã gây thiệt hại cho họ. Nhà thầu này đề nghị ông Liên phải thanh toán số tiền gần 4,2 tỷ đồng, gồm 680 triệu đồng phần nhân công đã hoàn thành và gần 3,5 tỷ đồng thiệt hại trong thời gian công trình bị ngừng thi công.
Ông Liên cho biết, tính đến khi công trình bị ngưng thi công, ông đã thanh toán cho Công ty Lacons tổng cộng hơn 1,8 tỷ đồng, đã vượt khối lượng thực tế mà nhà thầu này đã thực hiện. Các hạng mục nhà thầu này đã thi công hoàn tất cũng đã được Văn phòng Thừa phát lại ghi nhận bằng vi bằng.
“Lacons thi công không đúng bản vẽ thiết kế, sai biện pháp thi công dẫn đến công trình bị hư hỏng, đây rõ ràng là lỗi của họ. Chẳng những không chịu đền bù thiệt hại mà còn vẽ ra các thiệt hại để đòi thêm tiền, giống như kiểu vừa ăn cắp vừa la làng”, ông Liên bức xúc nói.
Phóng viên Infonet đã liên hệ với ông Dương Xuân Vinh, Phó Giám đốc Công ty Lacons, để tìm hiểu sự việc. Ông này trả lời rằng không có ý kiến gì về sự việc tranh chấp và đã giao cho luật sư giải quyết.
Với việc công trình bị sự cố, ngưng trệ trong thời gian dài, ông Liên cho biết đã gây thiệt hại lớn cho gia đình ông. Ngoài việc lỡ cơ hội kinh doanh, mỗi tháng trôi qua ông phải trả lãi vay ngân hàng và các chi phí khác lên đến gần 300 triệu đồng, điều này đã khiến gia đình ông điêu đứng…
Công ty Lacons được biết đến là nhà thầu thi công nhiều dự án tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Công ty đăng ký trụ sở kinh doanh chính tại số 7B Huỳnh Đình Hai, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM, người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Đình Trí, giám đốc công ty.
Theo hồ sơ năng lực của Công ty Lacons, trong năm 2016, công ty này là nhà thầu phụ xây dựng nhiều dự án như Khu căn hộ cao cấp Kingston Residences, khu phức hợp Garden Gate (quận Phú Nhuận), chung cư cao cấp Gate Way (quận 2), Trường Quốc tế IS-HCMC, Nhà máy Holinam (Khu công nghiệp Long Thành - Đồng Nai), Nhà máy Quý Sơn – Long An, Nhà máy Sovigaz - Bình Dương…

“Đường thành sông” ở TPHCM: Bắc thang lên hỏi “ông giời“?

“Đường thành sông” ở TPHCM: Bắc thang lên hỏi “ông giời“?
- Nhiều dự án hàng ngàn tỷ đồng chống ngập đã được triển khai ở TPHCM, nhưng cứ mỗi khi mưa lớn, nhiều tuyến đường lại biến thành sông. Đặc biệt, từ đầu tháng 10/2012 đến nay là khoảng thời gian kinh hoàng nhất khi nhiều khu vực, người dân phải “bơi” trên đường sau mưa...

Cống không đáp ứng đủ lưu lượng thoát nước

Đầu tháng 10/2012 tại TPHCM đã xảy ra 2 trận mưa lớn. Lượng mưa do được tại thời điểm đó khoảng 60,6mm và 76mm khiến hàng chục tuyến đường lớn tại nhiều quận của TPHCM hóa thành sông. Thậm chí nhiều tuyến đường lâm vào tình cảnh thê thảm chưa từng gặp nên Trung tâm chống ngập TPHCM phải huy động máy bơm lưu động, xe hút nước và thiết bị chuyên dụng ứng cứu...

Theo thống kê của Trung tâm chống ngập TPHCM, từ đầu năm 2012 đến nay, các tuyến đường nằm trong lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm gồm: Hòa Bình, Bàu Cát, Đồng Đen... thường xuyên bị ngập nước mỗi khi có mưa. Đường Hòa Bình đoạn từ đường Lạc Long Quân đến kênh Tân Hóa thời gian ngập kéo dài 10 - 15 giờ. Tại đây, đơn vị thi công gói thầu xây lắp số 1, 2 và 3 đã lấp kênh, thay thế bằng cống hộp có kích thước từ 2m x 2,5 x 3,0 - 4 x 2,5 x 3m.

Tuyến kênh Tân Hóa - Lò Gốm có nhiệm vụ thoát nước cho lưu vực khoảng 1.446ha nhưng đơn vị thi công chỉ dẫn dòng thi công bằng cống tròn D1200mm không đảm bảo thoát nước. Tình trạng tương tự đã xảy ở khu vực nút giao thông cầu vượt Gò Dưa, phường Tam Bình và phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, nơi thường xuyên bị ngập mỗi khi mưa lớn. Nguyên nhân được xác định là do đơn vị thi công cống hộp thay thế rạch Cầu Miếu thuộc dự án nút giao thông Gò Dưa dẫn dòng bằng cống D600mm không đủ lưu lượng thoát nước.

Mưa xuống, nhiều tuyến đường hóa thành sông.
Mưa xuống, nhiều tuyến đường hóa thành sông.

Giải quyết chưa triệt để

Theo tìm hiểu của phóng viên, 2 vấn đề tồn đọng lớn nhất được đưa ra khiến thành phố tiếp tục ngập nặng, dù sau bao nhiêu năm chống ngập cùng hàng loạt dự án hàng ngàn tỷ đồng là do tình trạng lấn chiếm kênh rạch và thi công dự án gây ngập.

Tại quận 6, đơn vị thi công thuộc Dự án Nâng cấp đô thị đã bít cống Nguyễn Văn Luông làm tuyến cống Kinh Dương Vương không thoát về được cửa xả cầu ông Buông nên gây ngập.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Dự án Vệ sinh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận Bình Thạnh). Tại giao lộ với Trần Quang Khải đơn vị thi công đã làm sụp vách, đỉnh cống vòm. Tại giao lộ Trần Quốc Toản, đơn vị thi công đã thay 02 đoạn cống dọc D500 (trên lề Trần Quốc Toản) bằng 1 đoạn cống D400 (dưới đường Hai Bà Trưng) nối vào tuyến cống D2000, làm giảm nhiều tiết diện dòng chảy nên gây ngập khi mưa lớn.

Theo KS Vũ Đức Thắng (Hội Xây dựng Cảng, Cầu đường TPHCM), có ý kiến cho rằng, chính việc thi công dự án chống ngập của TPHCM do các đơn vị thi công cũng là một lý do cần quan tâm xem xét. Vì ngoài việc thi công ẩu thì chính do cách giải quyết vấn đề của chúng ta chưa triệt để nên càng khiến xử lý điểm ngập này lại sinh ra điểm khác, giải quyết xong lại “tái ngập”...

Giải thích nguyên nhân nước thoát chậm, gây ngập lụt lớn những ngày đầu tháng 10 vừa qua, ThS Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý thoát nước, Trung tâm chống ngập TPHCM cho rằng, nguyên nhân là do dòng chảy bị chặn bởi các công trình đang thi công như công trình dự án vệ sinh môi trường thành phố, gây ngập các tuyến đường quận Phú Nhuận; công trình cầu Đỏ, gây ngập đường Nguyễn Xí, Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh)...

Việc lắp đặt các tuyến cống thoát nước quá lỗi thời, không phù hợp thực tế cũng là một nguyên nhân, như việc lấp rạch Cầu Miếu (quận Thủ Đức) để thay bằng cống dẫn dòng chảy D600mm. Loại cống này quá nhỏ, không đảm bảo thoát nước. Đường Nguyễn Văn Quá (quận 12) có hệ thống thoát nước dọc đường bằng cống D300 - 800 dẫn đến quá tải khiến đường này thường xuyên bị ngập khi mưa lớn.

Cư dân kêu trời vì chung cư Golden Land hư hỏng đáng sợ

Mặc dù mới đưa vào sử dụng hơn 1 năm nhưng chung cư Golden Land (Nguyễn Trãi - Thanh Xuân) đã hư hỏng nghiêm trọng như: sập trần, tắc cống, vỡ kính,...

Cư dân kêu trời vì chung cư Golden Land hư hỏng đáng sợ
Chung cư Golden Land do Công ty cổ phần Thương Mại Hưng Việt (thuộc tập đoàn tài chính Hoàng Huy) làm chủ đầu tư. Từ tháng 3/2014, các căn hộ tòa A, B,C đã lần lượt được bàn giao cho khách hàng.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều hộ dân tại đây, dù mới đưa vào sử dụng nhưng công trình đã có dấu hiệu hư hỏng, không đảm bảo chất lượng.

Ngán ngẩm chung cư Golden Land hầm nứt, nước ngập bì bõm

Bỏ hàng chục tỷ đồng ra mua 1 căn hộ, nhưng mới chỉ đi vào hoạt động, chung cư Golden Land (Nguyễn Trãi, Hà Nội) đã khiến nhiều "thượng đế" phải thất vọng.
 

Ngán ngẩm chung cư Golden Land hầm nứt, nước ngập bì bõm
Ngan ngam chung cu Golden Land ham nut, nuoc ngap bi bom

Theo quảng cáo của chủ đầu tư, chung cư Golden Land là tổ hợp căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại có tổng số vốn đầu tư trên 4.000 tỉ đồng, mật độ xây dựng chỉ 39,5% trên khu đất rộng 2,4ha. Tổ hợp gồm 5 tòa nhà cao từ 25-33 tầng được thiết kế theo phong cách châu Âu hiện đại bởi một công ty thiết kế hàng đầu của Pháp... 


Ngan ngam chung cu Golden Land ham nut, nuoc ngap bi bom-Hinh-2
Tuy nhiên, chuyển về sinh sống chưa đầy 1 năm, nhiều khách hàng đã phải ngán ngẩm vì chất lượng công trình xuống cấp nghiêm trọng, trong khi chủ đầu tư vi phạm nhiều điều khoản trong hợp đồng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.