Nhà tài phiệt Mỹ mất 300 triệu đôla vì chạy trường cho con

Không chỉ con trai có nguy cơ bị đuổi học, người cha tài phiệt tham gia vào vụ bê bối chạy trường tại Mỹ có nguy cơ mất hàng trăm triệu USD.

Nhà tài phiệt Mỹ mất 300 triệu đôla vì chạy trường cho con
Nhà đầu tư hàng đầu của Tập đoàn TGP Bill McGlashan sẽ mất hoàn toàn 300 triệu USD tiền đầu tư sau khi nhà tài phiệt này bị cho thôi việc vì liên quan đến cáo buộc dùng tiền mua một hồ sơ thể thao giả để giúp con trai đậu đại học.
Nha tai phiet My mat 300 trieu dola vi chay truong cho con
Bill McGlashan, người sáng lập và đối tác quản lý của TPG Growth. Ảnh: Getty. 
Bê bối trên khiến tên ông có thể bị xóa sổ khỏi nhiều khoản đầu tư trị giá 103 tỷ USD mà ông đã mang về cho công ty. Các khoản đầu tư trên bao gồm cả lượng cổ phần trong Airbnb và Uber, hai cái tên đang trên đà tăng trưởng vượt bậc.
Ngày 14/3, Ban điều hành TPG đã gửi cho McGlashan một thông báo về việc cho thôi việc. Trong email, những người điều hành tập đoàn ngỏ ý sẽ liên lạc với ông để thảo luận về những hậu quả kinh tế của việc chấm dứt hợp đồng này.
Nhà tài phiệt McGlashan phủ nhận thông tin này. Ông phản hồi rằng mình đã từ chức trước khi họ có thể sa thải ông.
“Tôi cảm thấy bối rối khi mọi người đang cố gắng chấm dứt mọi hoạt động với tôi, bởi vì, như mọi người đã thừa nhận trong e-mail gửi tôi, Ban điều hành đã nhận được đơn từ chức của tôi trước đó”, ông nói.
Chỉ hai ngày trước, McGlashan đã bị buộc tội trả 250.000 đôla để đưa con trai vào Đại học Nam California, trong đó bao gồm việc tạo bằng chứng rằng con trai ông là một cầu thủ cho đội bóng đá của trường trung học.
“Trông thật buồn cười. Cách mà thế giới hiện nay hoạt động thật không thể tin được”, McGlashan cảm thán sau khi biết rằng con trai mình được photoshop để trông giống như một cầu thủ.
Nếu như bị cho thôi việc, McGlashan sẽ buộc phải từ bỏ phần lợi nhuận của mình trong các quỹ đầu tư gắn liền với cổ phần trong các công ty mà TPG vẫn đang sở hữu. Một nguồn tin cho biết, chỉ với Uber, McGlashan đã kiếm được 120 triệu đôla từ quỹ đầu tư hiện có.
Ông cũng là đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Quỹ Rise, một quỹ đầu tư hướng vào các công ty đang cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. McGlashan từ chối bình luận điều gì về việc này.

“Bố già Điện Kremlin” đến chết vẫn bị truy thu tài sản

Nhà tài phiệt khét tiếng Boris Berezovsky từng là người chi phối cả nền kinh tế và chính trị Nga thời hậu Liên Xô nhưng cuối cùng phải nhận lấy cái chết cay đắng.

“Bố già Điện Kremlin” đến chết vẫn bị truy thu tài sản
Boris Berezovsky là một trong những nhà tài phiệt nổi danh nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Ông được phương Tây xếp vào nhóm oligarch – những nhà tài phiệt quyền lực chi phối cả kinh tế và chính trị Nga.

Hong Kong thập niên 1950 qua ống kính nhà tài phiệt

Một gia đình tài phiệt Hong Kong vừa công bố hơn 60 tấm ảnh về cuộc sống của thành phố này trong thời đại mà máy ảnh cầm tay còn khan hiếm.

Hong Kong thập niên 1950 qua ống kính nhà tài phiệt
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet
Một loạt ảnh vừa được một trong những gia đình kinh doanh nổi tiếng nhất Hong Kong công bố. Lawrence Kadoorie, một nhà tư bản công nghiệp tại Hong Kong, đã chụp những tấm ảnh này vào thập niên 1950 với một chiếc máy ảnh Minox cầm tay dày 8 mm, vật dụng thường được các điệp viên sử dụng vào Thế chiến thứ 2. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-2
 "Vào thời mà cha tôi chụp những bức ảnh này, không ai cầm theo máy ảnh đi khắp nơi cả vì máy ảnh thường rất cồng kềnh", South China Morning Post dẫn lời Michael Kadoorie, con trai của Lawrence Kadoorie, cho biết.
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-3
Với chiếc máy ảnh nhỏ xíu trên tay, đặc quyền của người giàu thời đó, Lawrence Kadoorie đã chụp lại phong cảnh và cuộc sống của người Hong Kong những năm hậu Thế chiến thứ 2. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-4
Ông đã chụp từ người đưa cơm cho các nhân viên văn phòng ở Trung Hoàn, chợ truyền thống ở Du Ma Địa đến các sạp báo ven đường. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-5
Michael Kadoorie nói rằng ở Hong Kong thời nay, người ta tận hưởng mọi thứ trong thoáng chốc rồi đáp trả lại nó ngay. Nhiều thập niên trước, họ có đủ thời gian để suy xét mọi thứ rồi miêu tả lại nó, dù thường phải làm điều đó bằng thư từ. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-6
"Đó là một giai đoạn khác, bạn không có thông tin liên lạc tức thời. Tôi hy vọng những bức ảnh sẽ làm sống dậy thời đại đó và khơi gợi một số suy nghĩ", ông nói. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-7
Lawrence Kadoorie qua đời vào năm 1993. Gần đây, gia đình đã công bố 60 bức ảnh do ông chụp về cuộc sống đời thường ở Hong Kong những năm 1950. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-8
 Các tác phẩm của Lawrence Kadoorie hiện được gia đình trưng bày trong triển lãm Eye on Hong Kong (tạm dịch: Mắt nhìn Hong Kong).
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-9
Khi còn sống, Lawrence Kadoorie là một nhiếp ảnh gia năng nổ và giữ cả chức chủ tịch Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia tại thành phố Hong Kong. Ông thường mời các thành viên của câu lạc bộ đến nhà mình tại Tân Giới để họ cùng nhau chụp ảnh các người mẫu. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-10
Kadoorie là một gia đình người Do Thái từ Iraq, họ nắm quyền kiểm soát các công ty lớn của Hong Kong như CLP Holdings, khách sạn The Peninsula và chuyến tàu chạy lên đỉnh núi Victoria. Ước tính tài sản ròng của dòng họ Kadoorie là 9,9 tỷ USD. 

Ảnh hiếm về Hong Kong thập niên 1950 qua ống kính nhà tài phiệt

Một gia đình tài phiệt Hong Kong vừa công bố hơn 60 tấm ảnh về cuộc sống của thành phố này trong thời đại mà những chiếc máy ảnh cầm tay còn khan hiếm.

Ảnh hiếm về Hong Kong thập niên 1950 qua ống kính nhà tài phiệt
Anh hiem ve Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet
Một loạt ảnh vừa được một trong những gia đình kinh doanh nổi tiếng nhất Hong Kong công bố. Lawrence Kadoorie, một nhà tư bản công nghiệp tại Hong Kong, đã chụp những tấm ảnh về gia đình tài phiệt Hong Kong này vào thập niên 1950 với một chiếc máy ảnh Minox cầm tay dày 8 mm, vật dụng thường được các điệp viên sử dụng vào Thế chiến thứ 2. 
Anh hiem ve Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-2
"Vào thời mà cha tôi chụp những bức ảnh này, không ai cầm theo máy ảnh đi khắp nơi cả vì máy ảnh thường rất cồng kềnh", South China Morning Post dẫn lời Michael Kadoorie, con trai của Lawrence Kadoorie, cho biết. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.