Nhà ổ chuột bỗng dưng sốt giá

Khu nhà ổ chuột chợ Cồn (quận Hải Châu), đang được “cò” đất săn đón sau khi thành phố Đà Nẵng có kế hoạch giải tỏa.

Nhà ổ chuột bỗng dưng sốt giá
Đà Nẵng đã phải tạm ngưng việc giải tỏa do đã có một hộ dân bán nhà với giá cao gấp đôi, gấp ba so với số tiền được đền bù để mua đất ở các vị trí khác.
Mấy tháng nay, khu chợ Cồn bỗng trở nên nhộn nhịp. Nhiều người dân tụ tập thành từng nhóm bàn tán xung quanh việc nên bán nhà hay không khi nhiều “cò” đất tìm đến hỏi mua với giá rất cao. Ông Nguyễn Văn Minh, tổ trưởng tổ 10, cho biết, việc này diễn ra suốt mấy tháng qua. Gần đây khi lãnh đạo thành phố trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra thì sự việc mới tạm thời lắng xuống.
Một ngôi nhà trong khu “ổ chuột” chợ Cồn. Ảnh: Đào Phan
 Một ngôi nhà trong khu “ổ chuột” chợ Cồn. Ảnh: Đào Phan
Theo ông Minh, nhiều hộ dân khu nhà ổ chuột chợ Cồn phàn nàn số tiền đền bù quá thấp so với giá số tiền thực tế họ phải bỏ ra để mua đất ở vị trí được phân lô.
“Nhiều hộ ở đây nhận phiếu đất khoảng vài ba trăm triệu nhưng lại được bố trí lô mới giá ngót bảy, tám trăm triệu thì tiền đâu mà mua và xây nhà, Nhà nước cho vay 5 năm rồi cũng phải trả chứ phải cho không đâu? Trong khi đó, hầu hết các hộ dân chợ Cồn đều là hộ nghèo, quanh năm sống dựa vào buôn bán. Ngôi nhà chỉ chưa đầy chục mét vuông nhưng được hỏi mua với giá trên trời, gấp 2-3 lần giá thành phố đền bù thì người dân đồng ý bán cũng là điều dễ hiểu”, ông Minh nói.
Anh Nguyễn Hiền, một người dân tổ 10, tỏ ra tiếc nuối khi quyết định nhận tạm ứng đền bù mà không bán đất. “Vừa rồi, tôi lên nhận 53/66 triệu đồng tiền đền bù rồi ra thuê nhà ở tạm khoảng gần hai tháng nay. Nhà đông người, lại chưa thể ổn định kinh doanh nên mới vài tháng gia đình đã tiêu gần cạn số tiền ứng. Giờ biết gom tiền đâu mà mua đất dựng nhà? Trước kia, “cò” đất trả giá 580 triệu mà không bán vì muốn theo chủ trương của thành phố, biết thế thì tôi bán luôn đi chỗ khác”.
Cái lợi trước mắt
Khu “ổ chuột” chợ Cồn (các tổ 10,11,12,13) đều đã có nhiều hộ bán nhà, một số khác đang cân nhắc. Tuy nhiên, không ít người lại khá dè dặt sau khi lãnh đạo thành phố trực tiếp xuống tìm hiểu sự việc.
Ông Võ Châu Phi - tổ trưởng tổ 11, cho biết, tổ đã có khoảng 10 hộ bán đất để mua đi chỗ khác. “Cò” đất cũng nhiều lần tìm đến ngã giá ngôi nhà rộng 17,2 m2 mà gia đình ông đang ở, mặc dù ông từ chối bán. Mấy hôm nay ông như “ngồi trên đống lửa” nên đã họp 16 thành viên trong gia đình về việc có nên bán nhà hay không.
“Thành phố đền bù cho nhà tôi là 630 triệu, trong khi bố trí lô đất mới với giá 1,3 tỷ đồng. Nghĩa là chúng tôi phải bỏ ra khoản tiền bằng với giá đền bù nữa mới đủ mua đất ở vị trí mới, chưa kể chi phí xây nhà phải vay Nhà nước. Vợ chồng chúng tôi cũng đã gần 60 tuổi, vay nợ thì biết bao giờ mới trả được. Mấy hôm nay cả gia đình đã nhiều lần ngồi lại với nhau bàn phương án bán phiếu đất tìm một lô mới”, ông Phi nói.
Một người dân khác (xin giấu tên) lý giải: “Nhà có 6 đứa con, được đền bù gần 400 triệu, lo đất được bố trí không đủ, nên phải bán cho người ngoài giá cao hơn để mua lô đất mới phù hợp khả năng. Gia đình tôi 40 năm nay buôn bán ở khu chợ sầm uất, giờ lên chỗ mới biết sống bằng nghề gì? Nếu vay nợ thì biết lấy gì mà trả trong khi lên chỗ mới chưa ổn định cuộc sống?”.
Trước đó, tại cuộc đối thoại với phụ nữ địa phương ngày 20/10, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, ông đã đích thân xuống khu chợ Cồn ngay lúc nửa đêm để xử lý thực trạng trên. Theo ông Thơ, bà con sống ở khu chợ Cồn xưa nay sống trong nghèo khó, nay thấy số tiền lớn trước mắt mà vội bán đất mà không nghĩ việc về sau.
“Thành phố đã tạo điều kiện hết sức bằng việc bố trí một khu chung cư ở khu vực quận Hải Châu để người dân có cuộc sống tốt hơn. Có những nhà diện tích có vài ba mét vuông vẫn được bố trí một lô riêng, nhưng phần lớn dân lại nhận đất chứ không nhận chung cư. Dân bán nhà với giá chênh lệch vài ba trăm triệu, nếu có mua cũng mua được những lô đất trong hẻm, như vậy lại cực khổ như ban đầu”, ông Thơ nói.
Giá lô quầy quá cao, tiểu thương phản đối di dời
Nhiều ngày qua, hàng trăm tiểu thương chợ Lệ Trạch (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đồng loạt bãi thị phản đối việc di dời sang chợ tạm để bàn giao đất xây chợ mới. Theo các tiểu thương, họ không chịu di dời sang chợ tạm do tiền đấu lô quầy khi vào lại chợ mới quá cao.
Sáng 3/11, UBND xã Hòa Tiến huy động lực lượng xuống đảm bảo trật tự, vận động các tiểu thương di dời. Ông Nguyễn Ái, Chủ tịch xã Hòa Tiến, cho biết: “Chợ Lệ Trạch xây cách đây 17 năm, đã xuống cấp trầm trọng, rất nguy hiểm cho bà con. Khi có chủ trương xây chợ mới với vốn đầu tư 25 tỷ đồng, chúng tôi đã thông báo cho các tiểu thương đóng góp 50% nhưng bà con cho là quá cao, huyện phải hỗ trợ giúp 2 tỷ nhưng bà con vẫn không thỏa mãn. Hiện tại, xã ghi nhận phản ảnh của bà con để trình lên cấp trên, xin hướng chỉ đạo giải quyết”.

Hàng loạt nhà ổ chuột cháy dữ dội giữa Thủ đô

(Kiến Thức) - Hàng loạt nhà ổ chuột cháy dữ dội tại ngõ Linh Quang, phường Văn Chương,  Đống Đa, Hà Nội, khiến nhiều người dân hốt hoảng.

Hàng loạt nhà ổ chuột cháy dữ dội giữa Thủ đô
Hàng loạt nhà ổ chuột cháy bùng bùng khoảng 13h30 chiều nay tại ngõ Linh Quang, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội.
Hiện trường vụ cháy.
  Hiện trường vụ cháy.

Cảnh nhếch nhác khu ổ chuột trong Công viên Gia Định TP HCM

Khu ổ chuột trong Công viên Gia Định (TP HCM) là tập hợp của những ngôi nhà lụp xụp và vô cùng nhếch nhác.

Cảnh nhếch nhác khu ổ chuột trong Công viên Gia Định TP HCM

Nhiều người lần đầu đến khu ổ chuột trong Công viên Gia Định (thuộc quận Gò Vấp và Phú Nhuận, TP.HCM) không khỏi ngạc nhiên khi thấy trong công viên lại có một khu nhà trọ nhếch nhác, làm xấu mỹ quan đô thị.

Xóm trọ tồi tàn trong công viên

Khu nhà tồi tàn trên nằm ngay phía sau trụ sở của đội thi công tu bổ thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước Trung An, gần chính giữa khu B, Công viên Gia Định. Đó là những căn nhà nhỏ, tạm bợ, ẩm thấp. Những dãy quần áo phơi phóng giăng đầy các lối đi, thậm chí có chỗ người dân còn đào các mương chứa nước thải quanh nhà.

Quang cảnh ở đây không khác gì những khu nhà ổ chuột dọc các dòng kênh thối trên địa bàn TP trước đây. Đa số người thuê phòng trọ ở khu vực Công viên Gia Định sống bằng nghề buôn bán hàng rong như bán khoai nướng, chuối chiên, hủ tiếu gõ… ở tuyến đường chạy ngang công viên hoặc khu vực lân cận. “Từ khi nhiều người bán hàng rong vào đây thuê chỗ ở, tình trạng buôn bán hàng rong ở khu vực công viên càng thêm phức tạp” - một nhân viên bảo vệ ở Công viên Gia Định chia sẻ.

Canh nhech nhac khu o chuot trong Cong vien Gia Dinh TP HCM
 Cảnh nhếch nhác ở khu nhà trọ nằm lẫn trong Công viên Gia Định. Ảnh: Trung Thanh.

Những người thuê chỗ ở trong khu nhà lụp sụp trên làm nơi cư ngụ cho biết chủ phòng trọ là dân sống lâu năm trong khu vực này. “Những người cho thuê phòng khẳng định họ đã sinh sống ở đây từ trước năm 1975. Chúng tôi buôn bán hàng rong, thu nhập không cao; thấy phòng trọ nào tiện lợi, giá rẻ thì thuê thôi” - chị N., một người thuê phòng trọ trong Công viên Gia Định, nói.

Theo người dân sống lâu năm gần Công viên Gia Định, trước đây trong công viên có khoảng chục hộ dân sinh sống. Nhưng gần đây có nhiều người đến thuê chỗ ở để bán hàng rong nên khu vực này chẳng khác nào xóm trọ. Từ đó tình hình an ninh trật tự trong công viên cũng phức tạp theo.

Chưa biết xử lý ra sao

Một cán bộ nguyên là giám đốc Công viên Gia Định cho biết trước đây trong công viên có khoảng 11 hộ dân sinh sống từ trước năm 1975. “Mấy năm trước, lúc tôi còn làm quản lý Công viên Gia Định chưa có tình trạng người bán hàng rong vào thuê phòng trọ. Lúc đó tình hình an ninh ở khu nhà này cũng đã rất phức tạp, có lần công an bắt được một nhóm người tổ chức đá gà ăn tiền ngay trong khu nhà đó” - vị này thông tin thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Doãn Hải, Giám đốc Công viên Gia Định (thuộc Công ty TNHH Công viên Cây xanh TP.HCM), xác nhận có tình trạng người bán hàng rong thuê chỗ ở trong khu nhà lụp sụp trong công viên. Theo ông Hải, khu nhà trong công viên hiện vẫn nằm trong diện tích cũ, đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, gần đây nhiều người vào ở, nấu nướng, xả nước thải, chất thải gây mất mỹ quan công viên.

“Số người ở đông gây khó khăn cho công tác giữ gìn an ninh trật tự trong công viên. Song, việc này liên quan đến những hộ đã sinh sống lâu năm trong công viên, nguồn gốc đất đai của những hộ này thế nào chúng tôi không nắm rõ. Việc họ cho thuê chỗ ở, rồi người thuê có đăng ký tạm trú, tạm vắng hay không cũng không thuộc thẩm quyền quản lý của chúng tôi. Nói chung, việc này vượt quá thẩm quyền xử lý của chúng tôi” - ông Hải nói.

Đến nghĩa địa của những oan hồn Biển Đông ở Quảng Bình

Nghĩa địa của những oan hồn Biển Đông được người dân Bảo Ninh lập bên cạnh bờ biển quanh năm sóng vỗ rì rào có khuôn viên rộng hơn 400m2.

Đến nghĩa địa của những oan hồn Biển Đông ở Quảng Bình
Nghĩa trang của những oan hồn

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.