Nhà máy Z133 “hồi sinh” pháo 76mm cho HQĐB Việt Nam

Nhà máy Z133 “hồi sinh” pháo 76mm cho HQĐB Việt Nam

(Kiến Thức) - Được xem là “bệnh viện súng, pháo” tuyến cuối của toàn quân, Nhà máy Z133 là đơn vị sửa chữa vũ khí cấp chiến lược đầu tiên của Quân đội ta và là đơn vị sửa chữa vũ khí, đặc biệt là súng, pháo hạng nặng lớn nhất trong nước hiện nay.

Và trong số những mẫu súng, pháo hiện đang được Nhà máy Z133 sửa chữa có cả pháo dã chiến 76mm ZiS-3 là trong những mẫu pháo tiêu chuẩn đang được biên chế cho lực lượng  Hải quân Đánh bộ Việt Nam.
Và trong số những mẫu súng, pháo hiện đang được Nhà máy Z133 sửa chữa có cả pháo dã chiến 76mm ZiS-3 là trong những mẫu pháo tiêu chuẩn đang được biên chế cho lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam.
Theo đó trong phóng sự “Nhà máy Z133 nâng cao khả năng sửa chữa súng pháo” trên Truyền hình Quân đội mới đây, hình ảnh về những khẩu pháo ZiS-3 một lần nữa xuất hiện tại Nhà máy Z133 với số lượng khá lớn. Và dựa vào tình trạng của những khẩu pháo này thì nhiều khả năng chúng đang trải qua quá trình sửa chữa tại đây. Nguồn ảnh: VTV.
Theo đó trong phóng sự “Nhà máy Z133 nâng cao khả năng sửa chữa súng pháo” trên Truyền hình Quân đội mới đây, hình ảnh về những khẩu pháo ZiS-3 một lần nữa xuất hiện tại Nhà máy Z133 với số lượng khá lớn. Và dựa vào tình trạng của những khẩu pháo này thì nhiều khả năng chúng đang trải qua quá trình sửa chữa tại đây. Nguồn ảnh: VTV.
Tuy nhiên việc sửa chữa pháo ZiS-3 không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với nhà máy Z133 khi dòng pháo này có “tuổi đời” đã gần 80 năm. Theo đó nguồn đảm bảo vật tư phụ tùng cho sửa chữa các dòng súng pháo có niên phục vụ đã lâu như ZiS-3 ngày càng khan hiếm, việc nhập ngoại phụ tùng với số lượng nhỏ gặp nhiều khó khăn. Nguồn ảnh: VTV.
Tuy nhiên việc sửa chữa pháo ZiS-3 không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với nhà máy Z133 khi dòng pháo này có “tuổi đời” đã gần 80 năm. Theo đó nguồn đảm bảo vật tư phụ tùng cho sửa chữa các dòng súng pháo có niên phục vụ đã lâu như ZiS-3 ngày càng khan hiếm, việc nhập ngoại phụ tùng với số lượng nhỏ gặp nhiều khó khăn. Nguồn ảnh: VTV.
Để khắc phục tình trạng này, Nhà máy Z133 đã đầu tư các trang thiết bị, phần mềm thiết kế cơ khí mới phục vụ công tác sửa chữa các loại súng, pháo trên diện rộng. Chỉ sau một thời gian cán bộ kỹ thuật của nhà máy đã có thể nắm bắt và làm chủ được trang thiết bị từ đó tự chủ trong sản xuất một số chi tiết, phụ tùng trên một số dòng súng, pháo trước đây vốn phải mua từ nước ngoài. Nguồn ảnh: QĐND.
Để khắc phục tình trạng này, Nhà máy Z133 đã đầu tư các trang thiết bị, phần mềm thiết kế cơ khí mới phục vụ công tác sửa chữa các loại súng, pháo trên diện rộng. Chỉ sau một thời gian cán bộ kỹ thuật của nhà máy đã có thể nắm bắt và làm chủ được trang thiết bị từ đó tự chủ trong sản xuất một số chi tiết, phụ tùng trên một số dòng súng, pháo trước đây vốn phải mua từ nước ngoài. Nguồn ảnh: QĐND.
Với sự nỗ lực không ngừng và quyết tâm cao của những người lính kỹ thuật, Nhà máy Z133 ở thời điểm hiện tại đã có thể chế tạo và phục hồi được nhiều chủng loại vật tư kỹ thuật, kịp thời sửa chữa súng, pháo bảo đảm cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trong toàn quân.
Với sự nỗ lực không ngừng và quyết tâm cao của những người lính kỹ thuật, Nhà máy Z133 ở thời điểm hiện tại đã có thể chế tạo và phục hồi được nhiều chủng loại vật tư kỹ thuật, kịp thời sửa chữa súng, pháo bảo đảm cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trong toàn quân.
Về phần ZiS-3 đây là mẫu pháo dã chiến cấp tiểu đoàn cỡ 76mm do Nhà máy pháo binh 92 của Liên Xô thiết kế và sản xuất từ 1941-1945 với số lượng khổng lồ, lên tới 103.000 khẩu. Số lượng sản xuất cực lớn cho thấy sự thành công của khẩu pháo này trên chiến trường. Nguồn ảnh: naver.com.
Về phần ZiS-3 đây là mẫu pháo dã chiến cấp tiểu đoàn cỡ 76mm do Nhà máy pháo binh 92 của Liên Xô thiết kế và sản xuất từ 1941-1945 với số lượng khổng lồ, lên tới 103.000 khẩu. Số lượng sản xuất cực lớn cho thấy sự thành công của khẩu pháo này trên chiến trường. Nguồn ảnh: naver.com.
Lựu pháo ZiS-3 vốn được thiết kế cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực, thế nhưng trong quá trình sử dụng nó lại gây ngạc nhiên vô cùng khi đảm nhiệm được cả vai trò chống tăng. Với môi trường chiến tranh hiện đại, ZiS-3 có phần hơi lép vế so với các loại vũ khí công nghệ cao, dù vậy chỗ nó vẫn có chỗ đứng nhất trong Quân đội ta. Nguồn ảnh: Sputnik.
Lựu pháo ZiS-3 vốn được thiết kế cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực, thế nhưng trong quá trình sử dụng nó lại gây ngạc nhiên vô cùng khi đảm nhiệm được cả vai trò chống tăng. Với môi trường chiến tranh hiện đại, ZiS-3 có phần hơi lép vế so với các loại vũ khí công nghệ cao, dù vậy chỗ nó vẫn có chỗ đứng nhất trong Quân đội ta. Nguồn ảnh: Sputnik.
Lựu pháo ZiS-3 có tổng trọng lượng khi chiến đấu lên tới 1.116kg, khi hành quân lên tới 2.150kg. Nó được vận hành bởi khẩu đội 7 người. Nguồn ảnh: Sputnik.
Lựu pháo ZiS-3 có tổng trọng lượng khi chiến đấu lên tới 1.116kg, khi hành quân lên tới 2.150kg. Nó được vận hành bởi khẩu đội 7 người. Nguồn ảnh: Sputnik.
Như hầu hết các loại pháo thời kỳ này, ZiS-3 76,2mm thiết kế tấm thép chống đạn giúp pháo thủ chống được đạn súng mảnh, các loại mảnh đạn pháo bom trên chiến trường. Nguồn ảnh: Sputnik.
Như hầu hết các loại pháo thời kỳ này, ZiS-3 76,2mm thiết kế tấm thép chống đạn giúp pháo thủ chống được đạn súng mảnh, các loại mảnh đạn pháo bom trên chiến trường. Nguồn ảnh: Sputnik.
Nòng pháo có chiều dài 3,24m, góc tầm từ -5 đến 37 độ, góc hướng 54 độ. Với ZiS-3, pháo binh trở nên có lợi thế hơn hẳn trên chiến trường ngay cả khi họ không có sự hổ trợ của xe tăng hay pháo tầm xa. Tầm bắn của ZiS-3 lên đến hơn 13km và có tốc độ bắn khoảng 25 phát/phút. Nguồn ảnh: Sputnik.
Nòng pháo có chiều dài 3,24m, góc tầm từ -5 đến 37 độ, góc hướng 54 độ. Với ZiS-3, pháo binh trở nên có lợi thế hơn hẳn trên chiến trường ngay cả khi họ không có sự hổ trợ của xe tăng hay pháo tầm xa. Tầm bắn của ZiS-3 lên đến hơn 13km và có tốc độ bắn khoảng 25 phát/phút. Nguồn ảnh: Sputnik.
Có rất nhiều loại đạn được sản xuất cho pháo ZiS-3 76,2mm gồm: đạn xuyên giáp BR-350A/SP; đạn xuyên thép hỗn hợp cứng BR-350N (phát triển sau CTTG 2); đạn nổ mạnh chống tăng BK-354 (phát triển sau CTTG 2); đạn nổ phá mảnh OF-350B... Trong đó đạn xuyên thép BR-350A có khả năng xuyên thủng giáp trước dày 82mm với góc chạm 90 độ cách 100m, giảm xuống còn 53mm cách 2.000m... Nguồn ảnh: Flickr.
Có rất nhiều loại đạn được sản xuất cho pháo ZiS-3 76,2mm gồm: đạn xuyên giáp BR-350A/SP; đạn xuyên thép hỗn hợp cứng BR-350N (phát triển sau CTTG 2); đạn nổ mạnh chống tăng BK-354 (phát triển sau CTTG 2); đạn nổ phá mảnh OF-350B... Trong đó đạn xuyên thép BR-350A có khả năng xuyên thủng giáp trước dày 82mm với góc chạm 90 độ cách 100m, giảm xuống còn 53mm cách 2.000m... Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem video: Tư lệnh Hải quân kiểm tra sẵn sàng chiến đấu Lữ đoàn 147. (nguồn Truyền hình Hải quân)

GALLERY MỚI NHẤT