Nhà là những người ta sống cạnh bên

"Ngôi nhà bên bờ biển xanh thẳm" của nhà văn người Mỹ TJ Klune là bức tranh thú vị về con người hiện đại, đem đến bài học cuộc sống thú vị.

Nha la nhung nguoi ta song canh ben

Tác phẩm gửi gắm thông điệp về tình người trong cuộc sống. Ảnh: Minh Huy.

TJ Klune là tác giả của các tiểu thuyết giả tưởng và lãng mạn nổi tiếng. Ngôi nhà bên bờ biển xanh thẳm của anh là tác phẩm best-seller theo bình chọn của tờ New York Times và giành được hàng loạt giải thưởng bao gồm ALA Alex, Mythopoeic Fantasy trong năm 2021.

Cuốn sách xoay quanh Linus Baker - nhân viên ở DICOMY, anh có nhiệm vụ theo dõi và đánh giá hiệu quả của các cơ sở nuôi dưỡng thanh thiếu niên đặc biệt. Đó là những đứa trẻ mang theo sức mạnh kỳ lạ và cần được chăm sóc để không “đi quá giới hạn cho phép”.

Những khuôn mẫu chung

Là tác phẩm mang nhiều yếu tố tưởng tượng, nhưng tác giả TJ Klune khắc họa một cách khéo léo những môtíp chung của con người hiện đại thông qua nhân vật Linus Baker.

Anh là một người đàn ông tứ tuần, béo bụng, luôn lo lắng cho ngày mai và chỉ có một người bạn duy nhất là chú mèo Calliope không mấy thân thiện. Không những thế, ở chỗ làm, anh cũng mờ nhạt và đầy an phận.

Cuộc sống của anh đậm tính “văn phòng”, với khoảng thời gian làm việc như một chiếc máy mà không thể biết thế giới ngoài kia tươi đẹp biết bao. Và dù luôn muốn đến thăm những vùng biển xanh, đó vẫn mãi là một ảo tưởng của người không dứt ra khỏi công việc.

Đời sống văn phòng có phần khắc nghiệt được TJ Klune khắc họa rất chân thực với hàng núi hồ sơ, những đồng nghiệp luôn cạnh tranh và người sếp - bà Jenkins - thiếu thấu hiểu... Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho tác phẩm nhận được nhiều sự đồng cảm, khi nó miêu tả một cách chính xác những gì đang diễn ra ở chốn công sở.

Môi trường làm việc độc hại, triệt tiêu hết mọi cảm xúc. Mỗi khi về nhà, tình hình cũng không khá hơn. TJ Klune mô tả thành phố của Linus luôn có mưa, xe buýt chật kín, trong khi căn nhà thì đầy lạc lõng và cô độc.

Thế nhưng mọi thứ dần dần thay đổi, khi anh được phân công đến mái ấm Maryas bên bờ biển xanh, nơi anh không hề hay biết những bất ngờ rồi sẽ xoay chuyển cả cuộc đời mình.

Nha la nhung nguoi ta song canh ben-Hinh-2

Nhà văn TJ Klune. Ảnh: Yes Magazine.

Bài học về lẽ sống

Những trại mồ côi cũng như mái ấm Maryas được TJ Klune mô tả thú vị, phần nào gợi nhớ tiểu thuyết Mái ấm kỳ lạ của cô Peregrine từ nhà văn Ransom Riggs.

Nếu trong tác phẩm kể trên, những giáo viên Ymbryne phải bảo vệ các đứa trẻ đặc biệt thoát khỏi thí nghiệm của loài quái vật mong muốn giết chúng, thì ở Ngôi nhà bên bờ biển xanh thẳm, đó là những sự chống đối thực hơn và rõ ràng hơn với chính những kẻ muốn kìm giữ họ.

Ở đó có những người canh giữ hòn đảo và khu rừng như bà Zoe và Phee; có thần vườn Talia, cậu bé Sal luôn luôn biến hình mỗi khi sợ hãi.

Ngoài ra, đó còn là Chauncey với kết cấu trong suốt giống loài sứa biển mà không ai rõ cậu bé đi được từ đâu, cũng như Lucy - kẻ phản Chúa, người mang dòng máu của Lucifer và sở hữu khả năng tiêu diệt nhân loại.

Linus không biết điều gì sẽ chờ đón mình, chỉ cho đến khi gặp được thầy giáo Arthur Parnassus, chủ trại trẻ mồ côi và hiểu được cách anh giúp bọn trẻ phát triển bình thường. Đến khi đó, từng tảng băng trong Linus mới dần nứt ra, giúp anh thoát khỏi vùng an toàn của mình.

Thật ra những đứa trẻ ấy cũng giống những người khác, nhưng khi bị gán cho danh “dị biệt”, chúng không được xã hội dung nạp.

Ở mái ấm ấy, thay vì coi chúng như những “dị nhân” sở hữu khả năng đặc biệt, thầy Parnassus trực tiếp tiếp xúc và chỉ coi chúng như những đứa trẻ ngây thơ. Thầy dạy cho chúng cách thức kiềm chế khả năng của mình và đối xử với chúng một cách công bằng và qua những cuối tuần cùng đi khám phá trên khắp hòn đảo, Linus đã dần hiểu ra âm mưu đen tối của DICOMY.

Thông qua tác phẩm, TJ Klune đã gợi ra những bài học ý nghĩa về sự trưởng thành, sự nghi hoặc cũng như thông điệp sống hết mình.

Đó là khoảnh khắc của sự tin tưởng, thấu hiểu cũng như ủng hộ hết mình khi ta thương yêu ai đó. Đó còn là bài học về việc tôn trọng những sự khác biệt cũng như xóa đi những định kiến chung để coi người xung quanh là một gia đình.

Ở một khía cạnh nào đó, việc yêu thương những thứ nhỏ nhặt trong đời sống này, cùng đó là sự lắng nghe từ cả con tim chính là những gì Linus học được từ nơi trại trẻ với những con người dũng cảm đã bảo vệ nó.

Xã hội đầy những bong bóng định kiến vây xung quanh, nhưng điều quan trọng hơn cả là việc tin rằng công lý vẫn luôn tồn tại và con người ta dù đến thế nào vẫn luôn tìm thấy tương lai ngập tràn hy vọng.

Ngôi nhà bên bờ biển xanh thẳm là một bức tranh cảm động về cách mà chúng ta sống cũng như bài học dũng cảm khi bước ra khỏi vùng an toàn.

Với những tưởng tượng độc đáo, giọng văn hài hước cũng như cốt truyện mang nhiều ý nghĩa, cuốn sách đã thắp lên niềm hy vọng trong một đời sống có phần bận rộn về những mảnh đời không chung dòng máu nhưng biết nương tựa và coi nhau như một gia đình. 

Nhà hướng Tây chỉ 250.000 đồng tiền điện/tháng nhờ giải pháp chống nóng "lạ"

(Kiến Thức) - Dù có mặt tiền hướng Tây nhưng với việc tạo lớp che chắn ở mặt tiền với nhiều ô cửa sổ kết hợp không gian bên trong bố trí so le, ngôi nhà luôn mát mẻ và giảm chi phí điện năng tối đa.

Nha huong Tay chi 250.000 dong tien dien/thang nho giai phap chong nong
 Tọa lạc tại thành phố biển Nha Trang, ngôi nhà có hạn chế là mặt tiền hướng Tây. Nếu không được xử lý, nhà sẽ rất nóng bức và ngột ngạt.

Sau đại dịch, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư chọn viết về... hậu tận thế

Trong tác phẩm "Hong tay khói lạnh" - tập tản văn mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn đất Mũi viết về những giả tưởng sau tận thế.

Tập tản văn Hong tay khói lạnh của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa được nhà xuất bản Trẻ cho ra mắt. Sau hai năm đầy biến động của đại dịch COVID-19, nhà văn đất Mũi đã viết về thân phận con người, đặt trong bối cảnh hậu tận thế, khi trái đất "không còn sự sống, không màu xanh, chỉ bụi xám chì phủ lớp đất bạc như muối hầm".

Đọc nhiều nhất

Tin mới