Nhà giàu tạo khí thải nhà kính, 140 triệu người nghèo sắp “lãnh đủ“

Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về nhân quyền và nghèo đói cùng cực, Philip Alston, cảnh báo tình trạng những người tạo ra ít khí thải nhà kính lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn, gây nên tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng.

Nhà giàu tạo khí thải nhà kính, 140 triệu người nghèo sắp “lãnh đủ“
Nha giau tao khi thai nha kinh, 140 trieu nguoi ngheo sap “lanh du“
Trái đất ngày càng ấm lên tạo ra những hệ quả sâu rộng. 
Theo Sputnik, trong bản báo cáo trình lên Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Alston nhắc đến việc biến đổi khí hậu có thể khiến 140 triệu người ở các nước đang phát triển phải sống vô gia cư vào năm 2050.
“Thật trớ trêu, những người nghèo vốn chỉ chịu trách nhiệm về một phần nhỏ lượng khí thải nhà kính, lại phải hứng chịu gánh nặng từ biến đổi khí hậu và ít có khả năng bảo vệ chính mình trước tình trạng này”, Alston nói.
Trong báo cáo năm 2016 đăng tải trên tạp chí Nature, các quốc gia đang đóng góp không tương xứng vào nỗ lực ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. Một số quốc gia tạo ra khí thải nhiều nhất nhưng lại không ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính, trong khi các quốc gia khác “lãnh đủ”, vì bầu khí quyển lan tỏa toàn cầu.
Báo cáo đánh giá Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ tạo ra 60% lượng khí thải nhà kính. Nhưng những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu lại là các đảo quốc ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, cũng như các nước châu Phi.
“Chúng ta đang đối mặt với viễn cảnh ‘phân biệt chủng tộc’ về khí hậu, nơi người giàu trả tiền để trốn tránh sự ấm lên toàn cầu, đói nghèo và xung đột trong khi những người khác bị bỏ lại phía sau và chỉ còn biết chịu đựng”, Alston nói thêm.
Alston nói Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc chưa dành đủ nguồn lực và quan tâm đến sự bất bình đẳng “đáng lo ngại” này.
“Một cuộc khủng hoảng toàn diện đe dọa đến quyền con người sắp xảy ra trong quy mô rộng lớn, trong khi các giải pháp hiện tại là không tương xứng”, Alston nói.

Những động vật đầu tiên trên Trái Đất gây nóng lên toàn cầu

Khoảng 500 triệu năm trước, những động vật đầu tiên trên Trái Đất đã đặt nền móng cho sự nóng lên toàn cầu và gián tiếp gây ra hủy diệt hàng loạt nhiều năm sau đó.

Những động vật đầu tiên trên Trái Đất gây nóng lên toàn cầu

Khi một vài sinh vật đầu tiên xuất hiện có hình dáng giống sâu đã tiến hóa dưới đáy biển, chúng đã bắt đầu cho sự nóng lên toàn cầu là nguyên nhiên khiến chúng suy sụp.

Khoảng 500 triệu năm trước, những động vật đầu tiên trên Trái Đất này đã bắt đầu đào đáy biển, do đó đã để lại nhiều hang hóa thạch trở thành bằng chứng duy nhất cho sự tồn tại của chúng.

Nắng nóng kinh hoàng đến nhựa đường cũng bị nung chảy

Điều khá kỳ lạ là hiện tượng này đang diễn ra trên khắp thế giới từ châu Úc, Canada, Mỹ, châu Âu đến Trung Đông. Trong đợt nóng dai dẳng với nhiệt độ tăng cao bao trùm nhiều khu vực trên thế giới, phá vỡ nhiều kỷ lục về thời tiết.
 

Nắng nóng kinh hoàng đến nhựa đường cũng bị nung chảy
Nhiều tài xế tại Australia đã buộc phải bỏ xe của mình lại giữa đường vì nhựa đường tan chảy do nắng nóng hoàn toàn phủ kín lốp xe, khiến xe không hoạt động được. Ảnh: Nhựa đường chảy nhão do nắng nóng bọc kín bánh xe tải.
 Nhiều tài xế tại Australia đã buộc phải bỏ xe của mình lại giữa đường vì nhựa đường tan chảy do nắng nóng hoàn toàn phủ kín lốp xe, khiến xe không hoạt động được. Ảnh: Nhựa đường chảy nhão do nắng nóng bọc kín bánh xe tải.

Tự nhiên và trào lưu #10yearschallenge đáng suy ngẫm

Những bức ảnh theo trào lưu #10yearschallenge dưới đây khiến nhiều người phải “giật mình” về tác động của các vấn đề môi trường tác động đến tự nhiên.

Tự nhiên và trào lưu #10yearschallenge đáng suy ngẫm
Tu nhien va trao luu #10yearschallenge dang suy ngam
 Theo trào lưu #10yearschallenge (Thử thách 10 năm), những bức ảnh xưa và nay được so sánh với nhau khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi sự thay đổi của cảnh vật và con người qua thời gian.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.