Nhà đầu tư 'khóc ròng' tại phiên xét xử Trịnh Văn Quyết và đồng phạm

Trong phần trả lời xét hỏi, Trịnh Văn Quyết khai về việc bản thân chỉ đạo thuộc cấp tăng vốn điều lệ của công ty và thao túng thị trường chứng khoán nhưng khẳng định chưa bao giờ có ý đồ chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Ngày 23/7, TAND TP. Hà Nội tiếp tục xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và 49 người khác trong vụ "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra tại CTCP Tập đoàn FLC.

Theo cáo buộc, từ năm 2014 - tháng 9/2016, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros, các công ty thuộc Tập đoàn FLC và người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, để thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, qua đó nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần.

Nha dau tu 'khoc rong' tai phien xet xu Trinh Van Quyet va dong pham-Hinh-7

TAND TP. Hà Nội dựng rạp, bố trí ghế ngồi cho các bị hại để phục vụ việc xét xử. Ảnh: Q.T

Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Để phục vụ xét xử, tòa án triệu tập 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS, với tư cách là bị hại; đồng thời, triệu tập 63.092 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ROS với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Bán hết nhà cửa, tài sản vì mua cổ phiếu "họ" FLC

Là một trong những nhà đầu tư đang nắm giữ 38.000 cổ phiếu ROS trong tài khoản nhưng chưa bán được, anh Trường Giang (ở Đông Anh, Hà Nội) cho biết, số cổ phiếu này được anh mua trong nhiều năm, từ khi ROS vẫn được nằm trong danh mục VN30 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).

Theo nhà đầu tư này, mã cổ phiếu ROS anh mua với ý định "đầu tư lâu dài", còn trước đó anh từng nhiều lần mua mã cổ phiếu FLC nhưng chỉ với mục đích "lướt sóng". Trong khoảng thời gian đầu tư ngắn hạn thì có thời điểm lãi nhưng cũng có lúc bị thua lỗ.

"Tôi đến dự phiên tòa với mong muốn được bồi thường lại số tiền mình đã mua mã cổ phiếu này theo giá thời điểm mua vào", anh Giang nói.

Nha dau tu 'khoc rong' tai phien xet xu Trinh Van Quyet va dong pham-Hinh-8

Anh Lê Ngọc Nông đi tàu từ Đà Nẵng ra Hà Nội để dự phiên tòa. Ảnh: Q.T

Cũng với mong muốn lấy lại được số tiền đã đầu tư của mình, anh Lê Ngọc Nông (ở Đà Nẵng) đi tàu hơn 17 tiếng ra Hà Nội để dự phiên tòa.

Theo anh Nông, bản thân đã bỏ ra số tiền là 14 tỷ đồng để đầu tư vào 3 mã cổ phiếu FLC, AMD, ROS từ đầu năm 2017, với tổng số cổ phiếu cả 3 mã này gần 800.000 cổ phiếu. Đây là số tiền anh tích góp gần 30 năm làm việc và vay mượn thêm ngân hàng, người thân, bạn bè.

Khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, giao dịch bị đình chỉ, toàn bộ số cố phiếu anh mua đều bị kẹt trong tài khoản. Từ thời điểm đó, anh đã phải cố gắng cầm cự, vay mượn khắp nơi để trả lãi cho ngân hàng. "Đến tháng 7 năm ngoái, không cố gắng cầm cự được nữa nên tôi phải bán hết nhà cửa, tài sản để trả nợ rồi về sống cùng bố mẹ", anh Nông chia sẻ.

Bị hại này cho biết thêm, anh chọn di chuyển bằng tàu ra Hà Nội và thuê một phòng trọ nhỏ cạnh TAND TP. Hà Nội để tiết kiệm chi phí. "Do hết sạch tiền nên tôi phải đi vay mượn để đến được phiên tòa ngày hôm nay. Tôi mong HĐXX sẽ xử đúng người đúng tội và bản thân sớm lấy lại được số tiền mình đã đầu tư", anh Nông nói.

"Chưa bao giờ có ý định chiếm đoạt tiền nhà đầu tư"

Trong phiên tòa sáng nay (23/7), bị cáo Trịnh Văn Quyết là người cuối cùng được HĐXX gọi lên xét hỏi sau phần trả lời của nhiều bị cáo giữ vai trò "giúp sức" cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC.

Đứng trên bục khai báo, ông Quyết khai rõ về việc bản thân chỉ đạo thuộc cấp tăng vốn điều lệ của công ty và thao túng thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, bị cáo lại khai không nhớ chi tiết việc lừa đảo nâng khống vốn điều lệ như thế nào, thu về bao nhiêu khoản tiền, mục đích của việc nâng khống vốn và khoản tiền chiếm đoạt sử dụng vào những gì. Tương tự, ở hành vi thao túng thị trường chứng khoán, ông Quyết cho rằng vì thời gian đã lâu nên không nhớ đã chỉ đạo thuộc cấp làm những gì, không nhớ khoản thu lợi bất chính bao nhiêu.

Nha dau tu 'khoc rong' tai phien xet xu Trinh Van Quyet va dong pham-Hinh-9

Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại phiên tòa.

Khi HĐXX hỏi về mục đích của việc tăng vốn doanh nghiệp có phải để lừa đảo chiếm đoạt tiền nhà đầu tư hay không, bị cáo Trịnh Văn Quyết khẳng định: "Tôi chưa bao giờ có ý đồ chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư".

Tự trình bày, ông Quyết cho hay, từ thời điểm thành lập doanh nghiệp đến nay, bị cáo chỉ mong muốn tăng nguồn vốn của công ty chuyên về xây dựng để vận hành chung với hệ thống doanh nghiệp trong FLC. "Cho đến thời điểm bị bắt, có thể nói mọi sự tính toán vận hành doanh nghiệp hoạt động của bị cáo cơ bản đã thành công", ông Quyết nói đến đây bị HĐXX ngắt quãng.

Sau đó, HĐXX công bố thêm một số chi tiết về hành vi của bị cáo Trịnh Văn Quyết trong việc thao túng thị chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi nghe xong, bị cáo hoàn toàn đồng ý với các nội dung quy kết trong cáo trạng, đồng thời mong HĐXX xen xét thêm những nội dung này.

Theo cáo trạng, từ năm 2017 - 2022, ông Quyết chỉ đạo 2 em gái là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga cùng nhiều thuộc cấp mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, ngân hàng nhằm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán với các mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.

Từ đó, em gái ông Quyết đã sử dụng 190 tài khoản liên tục mua bán các mã chứng khoán trên với số lượng lớn nhằm chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa và đóng cửa giao dịch; đặt lệnh mua, bán cổ phiếu sau đó hủy lệnh.

Từ đó, em gái ông Quyết đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán bằng cách liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán với khối lượng lớn chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa và đóng cửa giao dịch; đặt lệnh mua, bán cổ phiếu sau đó hủy lệnh. Hành vi này bị cáo buộc tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu trên.

Điển hình như mã HAI, đẩy giá từ 3.700 đồng/cổ lên tới 22.500 đồng/cổ trước khi bán tháo, thu lợi bất chính 238 tỷ đồng.

Hay với mã cổ phiếu FLC, cơ quan tố tụng xác định được "thổi" từ 3.050 đồng lên hơn 21.000 đồng/cổ phiếu, thu lợi bất chính 397 tỷ đồng.

Tổng cộng, thông qua việc thao túng 5 mã chứng khoán, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây thiệt hại 723 tỷ đồng cho các nhà đầu tư, trừ chi phí thu lợi hơn 600 tỷ đồng.

Trước khi phiên tòa diễn ra, luật sư của bị cáo Trịnh Văn Quyết cho biết, người thân của bị cáo đã nộp thêm 23 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Tại giai đoạn điều tra và truy tố, bị cáo Quyết được ghi nhận đã khắc phục hơn 189,5 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền bị cáo này khắc phục là 212,5 tỷ đồng.

Theo luật sư của cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, bị cáo đã nhận thức được sai phạm của bản thân, xin chịu trách nhiệm hình sự và dân sự như cáo buộc của cơ quan tố tụng. Đồng thời bị cáo mong muốn cơ quan chức năng áp dụng chính sách khoan hồng cho các bị cáo khác là người thân, đồng nghiệp cấp dưới liên quan đến vụ án.

Lợi nhuận Nhựa Tiền Phong tăng mạnh trước thềm SCIC thoái vốn

(Vietnamdaily) - Nhựa Tiền Phong ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh trong quý 2/2024. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế đạt 75% kế hoạch đề ra cho cả năm, đồng thời nợ vay ngân hàng cũng được giảm đáng kể.

Loi nhuan Nhua Tien Phong tang manh truoc them SCIC thoai von
 Lợi nhuận Nhựa Tiền Phong tăng mạnh trước thềm SCIC thoái vốn

Mới đây, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (HNX: NTP) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024. Công ty ghi nhận doanh thu thuần lũy kế bán niên đạt 2.722 tỷ đồng, tăng hơn 165 tỷ so với cùng kỳ. Doanh thu tài chính đạt gần 36 tỷ, tăng 34% so với cùng kỳ, trong khi chi phí tài chính giảm 16% xuống 63,7 tỷ đồng.

Trụ sở của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Sài Gòn đang bị rao bán

Đây là tài sản của ông Nguyễn Minh Hoàng thế chấp cho ngân hàng theo hợp đồng tín dụng ký vào tháng 12/2018 để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán cho Công ty CP Nông nghiệp Hòa Lâm.

Mới đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank, chi nhánh 3 (TP HCM) có thông báo bán đấu giá quyền sử dụng đất diện tích 278 m2 và quyền sở hữu nhà ở tọa lạc tại số 60B Nguyễn Văn Thủ (phường Đakao, quận 1, TP HCM). Khu đất này được xây dựng nhà ở 3 tầng, diện tích mặt sàn 121 m2 (tổng diện tích sử dụng gần 325 m2).
Mức giá khởi điểm là 119 tỷ đồng. Đây là tài sản của ông Nguyễn Minh Hoàng thế chấp cho ngân hàng theo hợp đồng tín dụng ký vào tháng 12/2018 để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán cho Công ty CP Nông nghiệp Hòa Lâm.

Tin mới