Nhà cửa lấn chiếm đất chùa cổ Linh Thông: Quận Nam Từ Liêm thông tin gì?

Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đang chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn kiểm tra, rà soát lại vi phạm đất đai xung quanh khu vực chùa Linh Thông để đưa ra giải pháp xử lý tổng thể.

Diễn biến mới nhất về vi phạm đất đai xung quanh khu vực chùa cổ Linh Thông trên địa bàn phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội), ngày 27/7 thông tin với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Nguyễn Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, quận đang giao cho các phòng, ban chuyên môn kiểm tra.
Ông Nam cho rằng, do sự việc diễn ra từ lâu nên cần phải rà soát lại, kể cả đối với những kết luận đã được ban hành. “Bây giờ, từ phường phải rà soát lại xem thế nào, cả các kết luận. Lúc đấy, mới có giải pháp tổng thể"- ông Nam nói.
Nha cua lan chiem dat chua co Linh Thong: Quan Nam Tu Liem thong tin gi?
Phần đất tái liến chiếm cạnh cổng Tam quan nhà chùa.
Trước những vi phạm đất đai xung quanh khu vực chùa cổ Linh Thông mà người dân và báo chí phản ánh, thành phố Hà Nội cũng đặc biệt quan tâm, đồng thời đã có chỉ đạo “nóng”.
Cụ thể, trước đó ngày 29/6/2023, Văn phòng Thành ủy Hà Nội có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy về các vấn đề, vụ việc bức xúc trên địa bàn thành phố do báo chí phản ánh. Về việc này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo Giám đốc, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin và xử lý các vấn đề báo chí phản ánh theo quy định pháp luật. Trong đó, UBND quận Nam Từ Liêm làm rõ thông tin “Cần xử lý dứt điểm việc tái lấn chiếm chùa cổ Linh Thông”.
Nha cua lan chiem dat chua co Linh Thong: Quan Nam Tu Liem thong tin gi?-Hinh-2
 Hà Nội chỉ đạo quận Nam Từ Liêm xử lý việc tái lấn chiếm đất chùa cổ Linh Thông.
Đến ngày 30/6, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ là ông Nguyễn Viết Hùng có báo cáo số 317/BC-UBND gửi Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; UBND quận Nam Từ Liêm liên quan đến sự việc. Tiếp đó, ngày 10/7, Phó Chủ tịch phường Đại Mỗ có thêm báo cáo số 341/BC-UBND, gửi UBND quận Nam Từ Liêm và Ban Chỉ đạo 197 quận Nam Từ Liêm.
Về nội dung hai báo cáo của Phó Chủ tịch Nguyễn Viết Hùng, các phật tử nhà chùa và người dân địa phương tỏ ra không đồng tình. Họ cho rằng có nhiều điểm chưa phản ánh đầy đủ, chính xác.
Nha cua lan chiem dat chua co Linh Thong: Quan Nam Tu Liem thong tin gi?-Hinh-3
Hai báo cáo của Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ. 
Đơn cử, trong hai báo cáo của Phó Chủ tịch phường Đại Mỗ chỉ nêu hiện trạng chứ chưa đưa ra phương án giải quyết dứt điểm vụ việc lấn chiếm diện tích đất của nhà chùa. Thậm chí, báo cáo đã không đề cập đến thông tin diện tích đất 360m2 trước cổng chùa Linh Thông được phân lô, mua bán trao tay qua nhiều đời chủ (riêng căn nhà số 4 của gia đình bà Đỗ Thị Hiền nằm sát cổng Tam quan chùa Linh Thông và chưa được cấp sổ đỏ).
Nha cua lan chiem dat chua co Linh Thong: Quan Nam Tu Liem thong tin gi?-Hinh-4
 Kết luận thanh tra 97/KL-TT. 
Thực tế, thửa đất có diện tích 360m2 trước cổng chùa Linh Thông đã được nêu rõ trong Kết luận thanh tra 97/KL-TT, ngày 12/8/1993 của UBND huyện Từ Liêm (cũ) ban hành. Trong đó xác định, thửa đất này đã được đổi cho một cá nhân để thu về hiện vật là vật liệu xây dựng để tu bổ các công trình trong khuôn viên chùa. Việc này là vi phạm Điều 5 Luật Đất đai lúc bấy giờ.
Do đó, UBND huyện Từ Liêm đã yêu cầu UBND xã Đại Mỗ (nay là phường Đại Mỗ) phải thu hồi lại diện tích đất này. Dù vậy, UBND xã Đại Mỗ (nay là phường Đại Mỗ) không thực hiện yêu cầu tại Kết luận 97/KL-TT dẫn đến việc thửa đất 360m2 được phân lô, mua bán trao tay qua nhiều đời chủ.
Nha cua lan chiem dat chua co Linh Thong: Quan Nam Tu Liem thong tin gi?-Hinh-5
Diện tích đất rộng 360m2 trước cổng chùa Linh Thông được phân lô, mua bán trao tay qua nhiều người, không được nêu trong báo cáo của UBND phường Đại Mỗ. 
Sau chỉ đạo của Hà Nội, vi phạm đất đai xung quanh khu vực chùa Linh Thông hiện vẫn chưa được chính quyền sở tại xử lý dứt điểm. Phần diện tích tái lấn chiếm cạnh cổng Tam quan nhà chùa đã “tranh thủ mọc thêm” một phần lấn chiếm được xếp gạch án ngữ lâu nay. Điều này gây cản trở nhà chùa không thể hoàn thiện Tam quan và tường bao.
Nha cua lan chiem dat chua co Linh Thong: Quan Nam Tu Liem thong tin gi?-Hinh-6
 Nhà chùa buộc phải quây tôn hàng rào (mũi tên vàng) tại một số vị trí do không thể hoàn thiện Tam quan và tường bao.
Từ năm 2015-2017, chùa Linh Thông được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng không thể hoàn thiện được Tam quan và tường rào bảo vệ nên nội tự chùa hiện đang phải quây tôn như một “lô cốt” phá vỡ cảnh quan và tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh trật tự.
Đặc biệt, di tích chùa cũng đang thuộc diễn hoàn thiện hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý trình UBND TP.Hà Nội ra quyết định xếp hạng. Tuy nhiên, do vi phạm đất đai kéo dài của một số hộ dân xung quanh nhà chùa nên việc công nhận chùa là di tích vẫn chưa thực hiện được.

Lấn chiếm đất chùa cổ Linh Thông, phường Đại Mỗ xử lý sao?

UBND phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa có báo cáo gửi Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội trước thông tin vi phạm đất đai kéo dài của một số hộ dân xung quanh chùa Linh Thông.

Ngày 5/7, ông Nguyễn Viết Hùng - Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ cho PV Tri thức và Cuộc sống biết, phường vừa gửi báo cáo Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cùng các Sở ngành và UBND quận Nam Từ Liêm liên quan đến kiến nghị, phản ánh xung quanh khu vực chùa Linh Thông.
Lan chiem dat chua co Linh Thong, phuong Dai Mo xu ly sao?
Chùa Linh Thông là một ngôi chùa cổ, nằm trên đường Quang Tiến, tổ dân phố An Thái, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. 
Phường Đại Mỗ báo cáo gì?

Hiện trạng nhà cửa lấn chiếm đất chùa cổ Linh Thông sau chỉ đạo của Hà Nội

Văn phòng Thành ủy Hà Nội đã có công văn yêu cầu các bên trong đó chỉ đạo UBND quận Nam Từ Liêm làm rõ thông tin “Cần xử lý dứt điểm việc tái lấn chiếm chùa cổ Linh Thông”.

Hien trang nha cua lan chiem dat chua co Linh Thong sau chi dao cua Ha Noi
Trong loạt bài viết trước, Báo Tri thức và Cuộc sống đã nêu thông tin phản ánh, nhiều năm qua, hai bên Tam quan chùa Linh Thông (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phát sinh tình trạng lấn chiếm đất đai, nhưng không được chính quyền sở tại xử lý triệt để, gây bức xúc. 

Nghi vấn Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Kinh Bắc dùng bằng giả?

Ông Đoàn Xuân Tiếp, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Kinh Bắc, lên tiếng trước thông tin bằng cấp của mình bị cho là có dấu hiệu bất thường.

Vừa qua, PV Báo Tri thức và Cuộc sống nhận được phản ánh liên quan bằng cấp của ông Đoàn Xuân Tiếp (sinh ngày 19/5/1950), Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Kinh Bắc. Ông Tiếp bị cho là không có bằng THCS nhưng lại có bằng tốt nghiệp đại học và cao nhất là bằng thạc sĩ (đang làm luận án tiến sĩ).
Lộ sự thật từ hệ đào tạo “Vừa học vừa làm”?

Theo tài liệu do bạn đọc cung cấp, ông Đoàn Xuân Tiếp có bằng tốt nghiệp Trường ĐH Mỏ - Địa chất, niên khóa 2005 - 2010, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh mỏ, hệ đào tạo “Vừa làm vừa học”. Điểm bình quân khóa học của ông Tiếp là 7,12, xếp loại khá.

Tuy nhiên, bảng kết quả học tập của ông Đoàn Xuân Tiếp xuất hiện thông tin bất thường. Cụ thể, hệ đào tạo trên bảng điểm đại học của ông Tiếp là “Vừa học vừa làm”, trong khi tên gọi chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT là “Vừa làm vừa học”.

Liên quan vấn đề trên, ông Đoàn Xuân Tiếp; ông Nguyễn Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh Bắc và luật sư Nguyễn Duy Dụ, Trưởng Văn phòng Luật sư Đông Ngàn - người được ông Đoàn Xuân Tiếp ủy quyền - đã có buổi làm việc với PV.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.