Nhà có giỗ đến ăn, bố chồng mắng 1 câu tất cả cứng họng

Bố chồng em vẫn tiếp tục: “Nếu còn lần sau như vậy, tao cấm cửa khỏi cần chúng mày về vì nhà tao không thiếu người ăn”.

Nhà có giỗ đến ăn, bố chồng mắng 1 câu tất cả cứng họng

Nhà chồng em đông anh em, dưới anh ấy còn 1 người em trai với 2 cô em gái nữa, tất cả đều đã lập gia đình. Về chuyện đất đai nhà cửa, bố mẹ chồng em ăn ở khá công bằng.

Vợ chồng em là trưởng được sống trên đất tổ tiên thì phải có trách nhiệm chăm lo cho ông bà cũng như thờ phụng các cụ tiên tổ. Con trai thứ bố mẹ cũng cho một mảnh đất, tuy nhỏ hơn nhà chúng em ở nhưng cũng là mặt đường và có giá trị tiền tỷ.

2 cô con gái, bố mẹ không có đất cho thì khi họ đi lấy chồng, ông bà đều cho của hồi môn, lúc họ mua nhà ông bà cũng thêm cho vài trăm triệu.

Thế mà cứ hễ mở miệng là cô mấy em chồng em lại bì tị rằng vợ chồng em là trưởng được bố mẹ cho phần hơn nên phải gánh mọi trọng trách trong nhà, con thứ, con gái không phải lo gì hết.

Nha co gio den an, bo chong mang 1 cau tat ca cung hong

Bài chia sẻ (Ảnh chụp màn hình)

Cũng bởi mang suy nghĩ ấy mà mỗi khi nhà có công có việc, lớn hay nhỏ các em chồng đều đùn đẩy hết cho vợ chồng anh cả.

Ngày giỗ hay tết lễ họ không bao giờ giúp đỡ anh chị, chỉ tới bữa là về ngồi mâm cho đầy đủ. Ăn xong lại đứng dạy về. Nhiều lần chồng em góp ý nhưng cả trai gái, dâu rể trong nhà đều đáp lại:

“Anh chị là trưởng phải lo việc gia đình là đúng. Hơn nữa anh chị xem, có ai sướng như anh chị được bố mẹ cho cơ ngơi lớn thế này, bọn em chỉ được tí gọi là vớt vát có thấm tháp gì. Chẳng lẽ anh chị được hưởng nhiều thế mà mấy việc cỏn con như giỗ chạp mà cũng không lo được".

Rồi ngay cả bố mẹ ốm, các em chồng cũng ỉ hết cho vợ chồng em chăm. Ông bà nhìn các con sống thiếu trách nhiệm như thế nhiều lần lên tiếng dạy bảo mà họ chỉ vâng dạ để đó.

Như hôm qua nhà có giỗ cụ nội, vợ chồng em làm mấy mâm gọi là con cháu trong nhà về quây quần ăn uống cho vui.

Vẫn như mọi lần, các em chồng không hề hỏi trước xem anh chị làm thế nào, hay lên tiếng đóng góp. Thực ra, chưa bao giờ chúng em yêu cầu mọi người phải góp giỗ nhưng nó thể hiện tấm lòng với tổ tiên và cũng là có sự san sẻ giữa anh chị em trong nhà.

Đằng này cứ tới bữa họ về tay không, đến đĩa hoa quả em chồng em cũng không có để dâng thờ các cụ. Họ bảo người trong nhà cần gì phiền phức. 

Đúng lúc 11h trưa 3 gia đình vừa tới cửa, bố chồng em chỉ tay từng người bảo:

“Các anh các chị kể cũng vô tư nhỉ, một năm tính ra cũng phải chục đám giỗ mà toàn để mình anh trai chị dâu lo, đến bữa vác miệng về ăn. Các con không biết ngượng mặt à. Nếu đi ăn cỗ mà cứ việc đưa miệng tới, không phải đóng góp gì tôi đi ăn cả đời cũng được”.

Mấy người kia nghe bố nói, đỏ mặt không ai dám lên tiếng. Bố chồng em vẫn tiếp tục: “Nếu còn lần sau như vậy, tao cấm cửa khỏi cần chúng mày về vì nhà tao không thiếu người ăn”.

Nghe tới đây, họ vội vã dạ vâng mà không biết có thay đổi không nữa.

COVID-19: Các triệu chứng chính của dịch bệnh đã thay đổi

Kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các bệnh nhân đã báo cáo hàng chục triệu chứng khác nhau, từ các dấu hiệu giống như cảm lạnh cho đến những triệu chứng lạ hơn như sưng lưỡi.

COVID-19: Các triệu chứng chính của dịch bệnh đã thay đổi
Tuy nhiên, giống như tất cả các loại virus, các triệu chứng chính liên quan đến COVID-19 đã thay đổi và tùy theo tình trạng tiêm chủng của mỗi người.

Chết đứng khi đọc được thông báo đáo hạn tiền tiết kiệm của chồng

Biết số tiền trong tài khoản tiết kiệm của chồng, tôi lặng cả người.

Chết đứng khi đọc được thông báo đáo hạn tiền tiết kiệm của chồng

Bao nhiêu năm qua, tôi không hề biết đến tiền lương của chồng. Mỗi tháng, anh chỉ đưa tôi 10 triệu để chi tiêu, còn lại thì tự giữ. Cũng có vài lần tôi hỏi nhưng chồng đều cáu gắt, bực bội và cho rằng tôi can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của anh ấy nên tôi tự ái, không hỏi nữa.

Chet dung khi doc duoc thong bao dao han tien tiet kiem cua chong

Ảnh minh họa

Với số tiền 17 triệu/tháng, tôi chi tiêu cũng đủ và để dành được tầm 2 triệu, phòng khi gia đình xảy ra chuyện gì bất trắc. Vì tự mình giữ tiền nên ngày lễ, sinh nhật vợ, chồng tôi đều gửi cho tôi vài triệu, có khi mua quà tặng nên tôi cũng tạm hài lòng với cuộc sống hiện tại. Thậm chí tôi còn nghĩ, đôi khi không giữ tiền chồng cũng là điều hay, đỡ phải nặng đầu lo nghĩ.

3 tháng trước, bố tôi phát hiện bị tai nạn giao thông rất nặng, phải phẫu thuật rồi nằm viện suốt 1 tháng trời. Anh em tôi họp nhau lại và thống nhất mỗi người sẽ góp 50 triệu để lo cho bố. Dù vậy, số tiền vẫn không đủ để trả tất cả viện phí, anh em tôi buộc phải vay thêm bạn bè. Chạy vạy suốt mấy ngày mới gom đủ số tiền cần thiết.

Hiện tại, sức khỏe của bố tôi đã tiến triển tốt hơn. Ông được xuất viện và chăm sóc tại nhà.

Sẽ chẳng có chuyện gì để nói nếu tôi không vô tình thấy số tiền trong tài khoản tiết kiệm của chồng. Bình thường, chúng tôi chẳng bao giờ đụng vào điện thoại của nhau. Nhưng hôm đó, con trai tôi cầm điện thoại bố chơi game và điện thoại có thông báo đến nên thằng bé mới đưa tôi. Chồng tôi đang tắm, tôi cũng tò mò nên mở xem thử và bàng hoàng khi thấy đó là thông báo đến ngày đáo hạn tài khoản tiết kiệm của chồng mình. Số tiền trong tài khoản đến 500 triệu đồng.

Vậy mà khi bố tôi đứng giữa ranh giới sống - chết, anh vẫn im lặng, không nói gì về số tiền này. Tôi cười trong cay đắng và nhận ra, chồng mình đúng là kẻ tệ bạc. Từ lúc biết số tiền đó, tâm trí tôi lúc nào cũng căng thẳng vì suy nghĩ. Tôi có nên "vùng dậy", yêu cầu chồng đưa tiền lương và số tiền 500 triệu kia cho mình giữ không? Vợ chồng mà không tin tưởng nhau thế này, tôi thấy không hay chút nào.

Vợ cứ bí tiền lại vay tình cũ, tôi nghi ngờ thì sững người

Sững người vì những lời nói tựa dao đâm của vợ, tôi cảm thấy uất hận vô cùng. Không giữ được bình tĩnh tôi tát vợ một cái và buông những lời nặng nề, khó nghe.

Vợ cứ bí tiền lại vay tình cũ, tôi nghi ngờ thì sững người

Tôi là kiểu người trầm tính, ngại giao tiếp, thích sự ổn định. Vì vậy, tốt nghiệp ra trường tôi xin vào làm kỹ thuật ở công ty gần nhà. Vì không giỏi giao tiếp, quan hệ với các lãnh đạo nên tôi có làm giỏi mấy cũng chỉ là nhân viên, không được cất nhắc thăng chức.

Sau 3 năm đi làm tôi lấy vợ, vợ tôi là người làng bên. Cô ấy là kế toán, lương cũng không nhiều nhưng vợ tôi hoạt bát lắm. Cô ấy trái ngược với tôi, quen biết rộng, nhiều bạn bè và nhận cả việc về nhà làm kiếm thêm thu nhập. Cũng vì vợ chồng lương thấp, 2 đứa con nhỏ chi tiêu tốn kém, vợ không làm thêm chẳng biết lấy tiền đâu ra. Chẳng lẽ có gia đình rồi lại ngửa tay xin tiền bố mẹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.