Nhà báo Vũ Hán nói gì sau hai tháng “mất tích”?

(Kiến Thức) - Li Zehua, nhà báo từng đưa tin về Vũ Hán (Trung Quốc) trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát mạnh, mới đây lên tiếng sau gần hai tháng "mất tích".

Theo Daily Mail, Li Zehua "mất tích" gần hai tháng qua sau khi đăng tải video từ Vũ Hán, nơi từng là "tâm dịch" COVID-19 ở Trung Quốc. Mới đây, Li cho biết anh đã bị cảnh sát bắt và đưa đi cách ly.
Li, từng làm việc tại CCTV, được nhìn thấy lần cuối trước khi "mất tích" vào ngày 26/2 trong một video anh đăng lên mạng. Đoạn livestream dài hàng giờ kết thúc khi các nhân viên tiến vào căn hộ của Li và từ hôm đó, chàng trai 25 tuổi không thấy xuất hiện.
Nha bao Vu Han noi gi sau hai thang “mat tich”?
Li Zehua đã lên tiếng sau gần hai tháng "mất tích". Ảnh: Daily Mail.  
Nhưng hiện giờ, gần hai tháng sau khi "mất tích", một đoạn video về Li đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội, trong đó Li giải thích về sự "biến mất" của mình, The Guardian đưa tin.
Theo lời Li, vào ngày 26/2, một chiếc SUV màu trắng đuổi theo anh và có tiếng hét lên yêu cầu anh dừng lại khi anh đang lái xe ở quận Vũ Xương. Hoảng sợ, Li cố lái xe về căn hộ của mình. Anh đã quay video và đăng lên mạng vào cuối ngày hôm đó. Sau khi trở về nhà, Li tắt đèn và ngồi hàng giờ trước máy tính chờ đợi.
Ba giờ sau đó, có tiếng gõ cửa và ba người đàn ông tự nhận là nhân viên an ninh bước vào căn hộ của Li. Họ đưa Li đến đồn cảnh sát, nơi anh bị thẩm vấn trong 24 giờ. Li cho biết, anh được thông báo là đang bị điều tra về tội gây rối trật tự công cộng.
Cảnh sát sau đó quyết định không buộc tội Li nhưng nói rằng anh cần phải đi cách ly vì đã đến thăm những địa điểm "nhạy cảm" ở vùng dịch Vũ Hán.
Li khẳng định anh đã cách ly trong một tháng tiếp theo và được ra ngoài vào ngày 28/3. Kể từ đó, anh trở về quê nhà tại một tỉnh khác.

Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)

Li nhấn mạnh rằng cảnh sát đã đối xử với anh một cách lịch sự và anh được phục vụ ba bữa trong thời gian cách ly, được các nhân viên an ninh theo dõi và có thể xem bản tin buổi tối của đài truyền hình nhà nước.
Trước khi bị cảnh sát đưa đi, Li được cho là đã đến nhiều địa điểm "nhạy cảm" ở Vũ Hán, chẳng hạn như nơi tổ chức bữa tiệc lớn bất chấp dịch bệnh và nhà hỏa táng. Vào thời điểm Li "mất tích", có nguồn tin còn nói rằng Li có thể bị cảnh sát bí mật nhắm đến sau khi đến thăm Viện Virus học Vũ Hán.
Trong khi đó, nơi ở của nhà báo Chen Qiushi và Fang Bing, người cũng từng đưa tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Vũ Hán, hiện vẫn là điều bí ẩn kể từ tháng 2/2020 và các quan chức Trung Quốc không công khai bình luận về họ.

Indonesia “sa lầy” trong cuộc khủng hoảng COVID-19 như thế nào?

(Kiến Thức) - Số ca nhiễm và tử vong vì virus SARS-CoV-2 ở Indonesia ngày càng tăng khiến Tổng thống Joko Widodo đã phải ban hành sắc lệnh tuyên bố đại dịch COVID-19 là “thảm họa quốc gia”.

Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?
 Theo Insider, Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới, không ghi nhận ca mắc COVID-19 nào cho đến ngày 2/3. Theo BBC, tình hình dịch COVID-19 bùng phát tại Indonesia là vấn đề đáng lo ngại khi hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này bị đánh giá là yếu kém, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa. (Nguồn ảnh: Insider)
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-2
Indonesia có tỷ lệ nam giới hút thuốc cao nhất thế giới (khoảng 68%), và 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước này đều liên quan đến thuốc lá. Mặc dù phụ nữ hút thuốc ít hơn rất nhiều nhưng họ vẫn chịu ảnh hưởng của khói thuốc. Điều này có nghĩa là, người dân Indonesia dễ bị nhiễm virus corona, vì nó ảnh hưởng đến phổi. 
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-3
Ngày 31/1, báo Sydney Morning Herald của Australia đưa tin, Indonesia thiếu thiết bị xét nghiệm (COVID-19), cụ thể là một chất cần thiết để phát hiện virus. Vì vậy, họ có thể bỏ sót những trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2. 
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-4
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Indonesia cũng chưa sẵn sàng đáp ứng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2017, Indonesia chỉ có 4 bác sĩ/10.000 người dân. 
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-5
 Khi Trung Quốc áp đặt các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, Indonesia lại đi một con đường khác. Mặc dù các chuyến bay từ Trung Quốc bị dừng từ ngày 5/2, Tổng thống Widodo hôm 17/2 công bố kế hoạch giảm giá 30% cho các hành khách đặt vé máy bay và chỗ ở để thúc đẩy ngành du lịch.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-6
 Ngày hôm sau, Indonesia vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm nào. Bộ trưởng Y tế Indonesia Terawan Agus Putrano khi đó cho rằng việc cầu nguyện đã mang lại phước lành cho đất nước và đến nay chưa có ca nhiễm virus corona chủng mới nào.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-7
 Tuy nhiên, đến ngày 2/3, Indonesia xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-8
 Dù vậy, Tổng thống Widodo vẫn chưa quyết định phong tỏa đất nước. Thay vào đó, chính phủ tạm thời ngưng xuất khẩu khẩu trang và chất khử trùng.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-9
 Ngày 14/3, Tổng thống Indonesia thừa nhận, chính phủ đã không công khai thông tin về dịch COVID-19 vì "Chúng tôi không muốn dẫn đến sự hoảng loạn".
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-10
 Đến ngày 20/3, Indonesia ghi nhận 269 ca nhiễm COVID-19. Trong tuần tiếp theo, lo ngại tăng lên khi nước này thiếu thiết bị bảo vệ cho các nhân viên y tế. Các báo cáo nói rằng, nhiều bác sĩ Indonesia phải mặc áo mưa thay đồ bảo hộ, và đến ngày 10/4, 26 bác sĩ ở nước này đã tử vong vì virus SARS-CoV-2.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-11
 Chính phủ bắt đầu cho xây dựng một bệnh viện mới có tên Galang, cũng như chuyển đổi một trung tâm thể thao ở Jakarta thành trung tâm y tế nhằm đối phó với dịch bệnh.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-12
Thống đốc Jakarta Anies Baswedan đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong thành phố vào ngày 20/3. 
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-13
 Vào cuối tháng 3, một nghiên cứu của Trung tâm mô hình toán học bệnh truyền nhiễm ở London (Anh) ước tính, chỉ có 2% ca nhiễm COVID-19 ở Indonesia được báo cáo. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác minh.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-14
 Ngày 31/3, chính phủ Indonesia tuyên bố sẽ phóng thích sớm 30.000 tù nhân để tránh nguy cơ lây nhiễm virus trong những trại giam đông đúc ở nước này. Tổng thống Widodo cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-15
 Ngày 5/4, Indonesia trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới, với 9%. Trước tình hình hiện tại, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chính thức tuyên bố đại dịch COVID-19 là một thảm họa quốc gia. 
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-16
Tính đến ngày 16/4, Indonesia ghi nhận trên 5.500 người mắc COVID-19, trong đó có hơn 490 người tử vong. Hiện tại, Indonesia là nước có số người tử vong vì virus SARS-CoV-2 cao nhất Đông Nam Á.

Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)

Chân dung Bộ trưởng Y tế Brazil mất chức vì “trái ý” tổng thống trong chống dịch

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Y tế Brazil Luiz Henrique Mandetta đã bị sa thải sau hàng loạt bất đồng với Tổng thống Jair Bolsonaro về cách xử lý cuộc khủng hoảng COVID-19.

Chan dung Bo truong Y te Brazil mat chuc vi “trai y” tong thong trong chong dich
 Ngày 16/4, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro (trái) đã ra quyết định miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Luiz Henrique Mandetta (phải) sau hàng loạt bất đồng giữa hai người liên quan đến cách xử lý cuộc khủng hoảng COVID-19. Ảnh: Reuters. 
Chan dung Bo truong Y te Brazil mat chuc vi “trai y” tong thong trong chong dich-Hinh-2
Ông Mandetta đánh giá dịch bệnh COVID-19 là "thách thức lớn" đối với hệ thống y tế Brazil, kêu gọi mọi người giữ khoảng cách và ở nhà để phòng ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Tổng thống Bolsonaro lại phản đối biện pháp này, cho rằng COVID-19 chỉ là "cúm mùa". Ảnh: CC.  
Chan dung Bo truong Y te Brazil mat chuc vi “trai y” tong thong trong chong dich-Hinh-3
 Trước đó, ngày 14/3, ông Mandetta cũng đã nói với các cố vấn rằng ông nghĩ mình sắp bị cách chức. Ảnh: OG.
Chan dung Bo truong Y te Brazil mat chuc vi “trai y” tong thong trong chong dich-Hinh-4
Bác sĩ Nelson Teich (ảnh) được cho là người sẽ kế nhiệm ông Mandetta đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Y tế Brazil. Ảnh: CGTN.   
Chan dung Bo truong Y te Brazil mat chuc vi “trai y” tong thong trong chong dich-Hinh-5
 “Tôi cảm ơn toàn bộ đội ngũ đã làm việc với tôi ở Bộ Y tế, và tôi chúc người kế nhiệm nhiều thành công”, ông Mandetta viết trên Twitter sau khi nhận thông báo miễn nhiệm. Ảnh: OT. 
Chan dung Bo truong Y te Brazil mat chuc vi “trai y” tong thong trong chong dich-Hinh-6
 Bộ trưởng Y tế Brazil Luiz Henrique Mandetta sinh ngày 30/11/1964 tại thành phố Campo Grande, Mato Grosso do Sul, Brazil. Ảnh: Time24.news.
Chan dung Bo truong Y te Brazil mat chuc vi “trai y” tong thong trong chong dich-Hinh-7
 Ông tốt nghiệp trường Đại học Gama Filho và từng làm bác sĩ quân y tại Bệnh viện Trung ương Quân đội. Ảnh: chapadaurgente.
Chan dung Bo truong Y te Brazil mat chuc vi “trai y” tong thong trong chong dich-Hinh-8
 Ông là nghị sĩ quốc hội từ năm 2011 đến 2019. Ảnh: Reuters.
Chan dung Bo truong Y te Brazil mat chuc vi “trai y” tong thong trong chong dich-Hinh-9
Tháng 1/2019, ông Mandetta chính thức đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Y tế Brazil từ những ngày đầu của chính quyền Tổng thống Bolsonaro. Ảnh: PC. 
Chan dung Bo truong Y te Brazil mat chuc vi “trai y” tong thong trong chong dich-Hinh-10
 Trong thời gian tại vị, ông Mandetta đã triển khai được chương trình cải thiện sức khỏe cho người dân và lên kế hoạch cho cuộc chiến chống COVID-19. Ảnh: metropoles.
Chan dung Bo truong Y te Brazil mat chuc vi “trai y” tong thong trong chong dich-Hinh-11
 Được biết, ông Mandetta đã giành được nhiều tín nhiệm trong công cuộc xử lý dịch bệnh COVID-19 những ngày qua và tỷ lệ ủng hộ dành cho ông tăng đáng kể. Ảnh: PV. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.