Nhà báo Mỹ: Lập luận “Việt Nam giấu dịch” là hoàn toàn vô nghĩa!

(Kiến Thức) - Theo nhà báo Mỹ George Black, lập luận cho rằng "Việt Nam đang giấu dịch để tránh tổn thất ngành du lịch" là hoàn toàn vô nghĩa.

Nhà báo Mỹ: Lập luận “Việt Nam giấu dịch” là hoàn toàn vô nghĩa!
Nhà báo George Black ở thành phố New York (Mỹ) mới đây đã có bài viết "Việt Nam có thể là quốc gia ứng phó hiệu quả nhất với COVID-19", được đăng trên tạp chí The Nation vào ngày 24/4.
Mở đầu bài báo, tác giả George viết, Việt Nam đạt được thành tựu trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thông qua việc huy động trên quy mô lớn hệ thống y tế, công chức cũng như các lực lượng an ninh,... kết hợp với chiến dịch tuyên truyền giáo dục cộng đồng hiệu quả và sáng tạo.
Kể từ những ngày đầu tiên của đại dịch COVID-19, 3 quốc gia, vùng lãnh thổ ở Châu Á được ca ngợi vì phản ứng hiệu quả, gồm có Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore. Theo nhà báo George, danh sách này có sự thiếu sót rõ ràng khi không nhắc tới Việt Nam.
Gần ba tháng kể từ khi trường hợp nhiễm virus SARS-Cov-2 đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào ngày 23/1, số ca nhiễm được ghi nhận chỉ là 270 (tính đến ngày 24/4) và cho đến nay chưa có ai tử vong. Trong khi đó, dân số của Việt Nam còn nhiều hơn của Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore cộng lại.
Nha bao My: Lap luan “Viet Nam giau dich” la hoan toan vo nghia!
 Một tranh cổ động phòng, chống dịch COVID-19 tại Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Tác giả bài báo viết tiếp, Việt Nam là nơi ghi nhận một trong những trường hợp mắc SARS đầu tiên vào năm 2003 và được khen ngợi vì đã xử lý nhanh chóng và thành công vụ dịch đó. Đối phó với dịch COVID-19, Việt Nam cũng trong tình trạng cảnh giác cao hơn hầu hết các quốc gia khác bởi có chung biên giới trên đất liền với Trung Quốc và lượng giao thương, du lịch lớn giữa hai nước.

Cách tiếp cận của Việt Nam không dựa trên xét nghiệm hàng loạt như nhiều nước, trong đó có Mỹ, áp dụng. The Nation lý giải, điều này không phải vì nguồn lực của Việt Nam bị hạn chế mà là do Việt Nam có một chiến lược phòng ngừa chủ động để giảm thiểu lây nhiễm.
Nhà báo Mỹ cho hay, tổng số xét nghiệm của Việt Nam, tính đến ngày 24/4, là khoảng 175.000. Điều quan trọng là, tỉ lệ phát hiện ra các ca mắc COVID-19 của Việt Nam thông qua xét nghiệm cao hơn 5 lần so với bất kỳ quốc gia nào khác.
Song song với việc xét nghiệm, các biện pháp khác cũng được triển khai để tìm những người đã tiếp xúc với các ca nhiễm bệnh, cách ly ngay lập tức và nhanh chóng tạo cơ sở dữ liệu theo thời gian thực nhằm xác định hành trình di chuyển của họ. Đồng thời, hai ứng dụng di động được sử dụng để người dân khai báo triệu chứng và tình trạng sức khỏe.
Tất cả các biện pháp này được hỗ trợ bởi lực lượng công an, quân đội, hệ thống y tế, công chức và chiến lược tuyên truyền giáo dục công chúng hiệu quả, sáng tạo như hoạt hình, mạng xã hội, áp phích,...

Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)

Ngày 11/1/2020, khi ca tử vong đầu tiên được ghi nhận ở Vũ Hán (Trung Quốc), Việt Nam liền thắt chặt kiểm soát ở các sân bay và biên giới. Bốn ngày sau, khi Hồ Bắc mới chỉ có 27 ca nhiễm, các quan chức Việt Nam đã gặp gỡ đối tác từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

WHO sau đó khen ngợi Việt Nam đã đánh giá được rủi ro nhanh chóng và đưa ra hướng dẫn sớm.

Nhà báo George Black nhắc lại, những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam là 3 hành khách bay trở về từ Vũ Hán vào tháng 1. Ngay sau đó, những người tiếp xúc gần với họ đã được truy tìm và cách ly. Đến ngày 31/1, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống và kiểm soát COVID-19, đứng đầu là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Đến giữa tháng 3/2020, Việt Nam chỉ ghi nhận 61 ca nhiễm COVID-19. Bệnh nhân 61 là một người trở về từ một lễ hội tôn giáo lớn ở Malaysia. Chính phủ ngay lập tức đóng cửa nhà thờ Hồi giáo tại TP.HCM mà bệnh nhân 61 đã ghé qua, đồng thời ra lệnh cách ly khu vực sinh sống của bệnh nhân này ở tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, bất cứ ai đã tiếp xúc với người bệnh đều được đưa vào trung tâm cách ly ngay lập tức.
Người hoài nghi tất nhiên có thể đặt ra mọi câu hỏi. Hải quân Mỹ đã ghi nhận các ca lây nhiễm trên tàu sân bay Theodore Roosevelt sau khi ghé cảng Đà Nẵng - thành phố lớn thứ ba của Việt Nam. Các nhà lý luận theo thuyết âm mưu ngay lập tức nói rằng có sự che giấu bùng phát dịch ở đó.
Trên thực tế, lời giải thích hợp lý nhất dường như là hai khách du lịch người Anh, sau đó cũng bị nhiễm bệnh, đã ở cùng khách sạn với các thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Theodore Roosevelt này. Toàn bộ 40 người tiếp xúc với họ sau đó được xét nghiệm và có kết quả âm tính. Đà Nẵng, một thành phố với hơn một triệu người, chính xác chỉ ghi nhận 6 ca nhiễm.
Một lập luận phổ biến hơn là Việt Nam đang giấu dịch để tránh tổn thất cho ngành du lịch. Tuy nhiên, nhà báo George Black khẳng định, lập luận như thế thật vô nghĩa, vì du lịch đã bị đóng cửa với toàn bộ chuyến bay bị hủy bỏ.
The Nation dẫn lời Todd Pollack, giáo sư tại Trường Y Harvard và là người chỉ đạo chương trình Đối tác vì sự tiến bộ y tế tại Việt Nam, cho biết: "Tôi thấy không có lý do gì để hoài nghi thông tin từ Chính phủ Việt Nam vào thời điểm này. Phản ứng của Việt Nam rất nhanh và quyết đoán. Nếu dịch bệnh lớn hơn nhiều so với báo cáo chính thức, chúng ta sẽ thấy bằng chứng từ công suất phòng cấp cứu và số ca nhập viện gia tăng, và chúng tôi không thấy điều này".
Bài viết trên The Nation khẳng định, việc xử lý đại dịch (tại Việt Nam) rất minh bạch, rõ ràng.
Bài báo cho rằng những gì Việt Nam đã đạt được trong 3 tháng đầu tiên là để mua thời gian quý giá và nó đã được sử dụng rất hiệu quả.
Nhà báo George còn nhắc đến việc Việt Nam đã hỗ trợ cộng đồng quốc tế ứng phó dịch COVID-19 như chuyển 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont cho Mỹ, tặng 550.000 khẩu trang y tế tới các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Châu Âu và tặng 730.000 khẩu trang y tế cho các nước láng giềng là Lào và Campuchia.
Tác giả bài viết cũng đề cập tới việc Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng cho làn sóng lây nhiễm thứ 2 bằng cách trang bị các giường bệnh mới, phòng áp lực âm, mua thêm bộ kit xét nghiệm nhanh từ Hàn Quốc...
"Nếu có làn sóng thứ hai xảy đến, Việt Nam hoàn toàn có khả năng kiểm soát tốt như đã làm được trong đợt đầu tiên. Có nhiều bài học từ thành công chống dịch phi thường này của Việt Nam", nhà báo George Black nhấn mạnh.

Thổ dân sống biệt lập trong rừng Amazon nhiễm COVID-19 tử vong

Thiếu niên 15 tuổi thuộc một bộ lạc sống sâu trong rừng Amazon nhiễm COVID-19 vừa tử vong, dấy lên lo ngại đối với người trong bộ lạc.

Thổ dân sống biệt lập trong rừng Amazon nhiễm COVID-19 tử vong
Theo Bộ Y tế Brazil, thiếu niên tử vong hôm 9/4, trở thành người bản địa thứ ba chết vì COVID-19 ở nước này. Cậu bé thuộc cộng đồng Yanomami nằm ở dọc biên giới Brazil, Venezuela. Ngày 3/4, thiếu niên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Roraima ở Boa Vista, thủ phủ của bang Roraima, trong tình trạng khó thở, đau ngực, đau họng và sốt. Kể từ ngày đó, thiếu niên ở trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Kinh ngạc thành phố Vũ Hán trước và sau khi dỡ phong tỏa

(Kiến Thức) - Cuộc sống bình thường dần trở lại với Vũ Hán, thành phố từng là "tâm dịch" COVID-19 ở Trung Quốc, sau khi nơi này chính thức được dỡ phong tỏa từ ngày 8/4.

Kinh ngạc thành phố Vũ Hán trước và sau khi dỡ phong tỏa
Kinh ngac thanh pho Vu Han truoc va sau khi do phong toa
 Những bức ảnh của hãng thông tấn Reuters phần nào cho thấy sự khác biệt lớn về cuộc sống ở Vũ Hán trước và sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. (Nguồn ảnh: Reuters)
Kinh ngac thanh pho Vu Han truoc va sau khi do phong toa-Hinh-2
Được biết, chính quyền Vũ Hán đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn thành phố từ ngày 23/1 khi dịch COVID-19 bùng phát. Trong khoảng thời gian này, người dân được yêu cầu ở nhà, các trung tâm mua sắm, địa điểm công cộng, đường phố ở Vũ Hán,...trở nên vắng tanh. Ảnh chụp tại một trung tâm thương mại hôm 25/2. 
Kinh ngac thanh pho Vu Han truoc va sau khi do phong toa-Hinh-3
 Tuy nhiên, cuộc sống đã dần trở lại bình thường kể từ khi Vũ Hán chính thức dỡ bỏ phong tỏa từ ngày 8/4. Ảnh: Nhiều người đeo khẩu trang trong một trung tâm mua sắm ở Vũ Hán sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.
Kinh ngac thanh pho Vu Han truoc va sau khi do phong toa-Hinh-4
 Đường phố vắng tanh ở Vũ Hán trong bức ảnh chụp ngày 3/3.
Kinh ngac thanh pho Vu Han truoc va sau khi do phong toa-Hinh-5
 Tuy nhiên, những ngày này, các phương tiện lưu thông ngày càng nhiều khiến đường phố Vũ Hán trở nên đông đúc hơn.
Kinh ngac thanh pho Vu Han truoc va sau khi do phong toa-Hinh-6
 Đại lộ Linjiang gần sông Trường Giang hôm 31/3.
Kinh ngac thanh pho Vu Han truoc va sau khi do phong toa-Hinh-7
 Còn đây là bức ảnh chụp đại lộ Linjiang sau khi thành phố Vũ Hán được dỡ bỏ phong tỏa.
Kinh ngac thanh pho Vu Han truoc va sau khi do phong toa-Hinh-8
 Con đường vắng bóng người qua lại trên con phố gần sông Trường Giang hôm 17/2.
Kinh ngac thanh pho Vu Han truoc va sau khi do phong toa-Hinh-9
Hiện tại, đường phố ở Vũ Hán đông đúc hơn, nhưng người dân vẫn phải đeo khẩu trang phòng lây nhiễm virus. 

Diễn biến sức khỏe của Thủ tướng Anh nhiễm COVID-19 vừa được xuất viện

(Kiến Thức) - Sau thời gian điều trị vì nhiễm COVID-19, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được xuất viện và đang trong quá trình phục hồi sức khỏe.

Diễn biến sức khỏe của Thủ tướng Anh nhiễm COVID-19 vừa được xuất viện
Dien bien suc khoe cua Thu tuong Anh nhiem COVID-19 vua duoc xuat vien
 Ngày 27/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson xác nhận ông dương tính với COVID-19. Ảnh: Reuters. 

Dien bien suc khoe cua Thu tuong Anh nhiem COVID-19 vua duoc xuat vien-Hinh-2
 "Hiện tôi đang tự cách ly, nhưng tôi sẽ tiếp tục lãnh đạo chính phủ ứng phó dịch bệnh thông qua cuộc họp video trực tuyến", ông Johnson nói trong đoạn video đăng tải lên Twitter hôm 27/3. Ảnh: CNBC. 

Dien bien suc khoe cua Thu tuong Anh nhiem COVID-19 vua duoc xuat vien-Hinh-3
 Đến tối 5/4, nhà lãnh đạo Anh phải nhập viện sau khoảng 10 ngày tự cách ly tại nhà. Người phát ngôn Chính phủ Anh cho biết "đây là một biện pháp thận trọng". Ảnh: DD. 

Dien bien suc khoe cua Thu tuong Anh nhiem COVID-19 vua duoc xuat vien-Hinh-4
 Ngày 6/4, Thủ tướng Anh được chuyển vào khoa chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện St. Thomas ở London vì triệu chứng COVID-19 xấu đi. Vài giờ trước khi vào phòng chăm sóc đặc biệt, ông Johnson đăng trên Twitter nói rằng ông vẫn giữ tinh thần tốt sau một đêm ở viện. Ảnh: CNN. 

Dien bien suc khoe cua Thu tuong Anh nhiem COVID-19 vua duoc xuat vien-Hinh-5
 Ngày 7/4, một người phát ngôn của Thủ tướng Boris Johnson cho biết, sức khỏe của ông Johnson hiện đã bình thường. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Anh vẫn tiếp tục phải điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Euronews. 
Dien bien suc khoe cua Thu tuong Anh nhiem COVID-19 vua duoc xuat vien-Hinh-6
Hôm 10/4, người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho hay ông Boris Johnson  đã được chuyển về phòng bệnh thường sau 4 ngày điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt. Thủ tướng Johnson có thể đi được một đoạn ngắn và "tinh thần rất tốt". Ảnh: CNN.  

Dien bien suc khoe cua Thu tuong Anh nhiem COVID-19 vua duoc xuat vien-Hinh-7
Đến 12/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson được xuất hiện sau một tuần điều trị COVID-19 tại bệnh viện St. Thomas. Ảnh: Reuters.  

Dien bien suc khoe cua Thu tuong Anh nhiem COVID-19 vua duoc xuat vien-Hinh-8
 "Ngài Thủ tướng đã được xuất viện để tiếp tục quá trình phục hồi sức khỏe tại khu dinh thự Chequers", phát ngôn viên của ông Johnson nói. Ảnh: CNBC. 

Dien bien suc khoe cua Thu tuong Anh nhiem COVID-19 vua duoc xuat vien-Hinh-9
 Khi ra viện, nhà lãnh đạo Anh đã gửi lời cảm ơn các y bác sĩ ở Bệnh viện St Thomas vì sự chăm sóc tuyệt vời của họ dành cho ông. Ảnh: Business Line. 

Dien bien suc khoe cua Thu tuong Anh nhiem COVID-19 vua duoc xuat vien-Hinh-10
 Tuy nhiên, theo lời khuyên từ đội ngũ y tế, Thủ tướng Boris Johnson sẽ không trở lại công việc ngay lập tức và phải dành thời gian tĩnh dưỡng. Ảnh: TN.  

Dien bien suc khoe cua Thu tuong Anh nhiem COVID-19 vua duoc xuat vien-Hinh-11
 Trước đó, các chuyên gia cũng cho rằng Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể phải vắng mặt từ 1-2 tháng, ngay cả khi hồi phục hoàn toàn. Trong thời gian này, Ngoại trưởng Dominic Raab (ảnh) sẽ thay ông Johnson điều hành chính phủ. Ảnh: Reuters.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.