Nhà 8B Lê Trực tiếp tục tung chiêu 'câu giờ'

Chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực lại có công văn xin quỹ thời gian 7 tháng để hoàn thành việc phá dỡ giai đoạn 1 chỉ có tum và tầng 19.

Xin 7 tháng để phá dỡ 1 tầng, tum
Như Tiền Phong đã thông tin, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu Chủ tịch UBND quận Ba Đình căn cứ kết quả kiểm tra, rà soát của liên ngành khẩn trương ban hành quyết định cưỡng chế và phê duyệt phương án cưỡng chế đối với phần diện tích vi phạm nhà 8B Lê Trưc được cơ quan chuyên môn kết luận. Thành phố Hà Nội yêu cầu “khẩn trương”, nhưng đến nay UBND quận Ba Đình vẫn chưa ban hành quyết định cưỡng chế khiến dư luận đặt dấu hỏi về thái độ xử lý của chính quyền địa phương.
Trong khi quận Ba Đình còn đang chần chừ thì theo thông tin PV có được, Công ty Cổ phần May Lê Trực vừa tiếp tục có văn bản gửi Sở Xây dựng, UBND quận Ba Đình, UBND phường Điện Biên thông báo việc điều chỉnh tiến độ phá dỡ phần diện tích vi phạm tại dự án 8B Lê Trực.
Nha 8B Le Truc tiep tuc tung chieu 'cau gio'
 
Với lý do phá dỡ công trình có kết cấu bê tông phức tạp như nhà 8B Lê Trực rất khó khăn, vì phải lắp hệ thống giáo bao che ngoài mặt đường Trần Phú từ tầng 1 đến tầng 5, phải thi công lắp đặt hệ thống giáo che ngoài trời trên tầng 19, Công ty CP May Lê Trực đề nghị Sở Xây dựng, UBND quận Ba Đình, UBND phường Điện Biên cho qũy thời gian 7 tháng chỉ để phá xong giai đoạn 1, gồm: tum thang, tầng 19.
Đáng lưu ý là Công văn số 171/2015/QLDA của Công ty CP May Lê Trực không nhắc đến việc phá dỡ giai đoạn 2, cũng như quỹ thời gian cụ thể sẽ hoàn thành việc phá dỡ và cắt gọt diện tích vi phạm theo kết luận của cơ quan chức năng.
Trước việc chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực có công văn “xin” quỹ thời gian 7 tháng để phá dỡ phần tum thang, tầng 19, trong khi cơ quan quản lý nhà nước là UBND quận Ba Đình chậm ban hành quyết định cưỡng chế, Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định sẽ có văn bản đốc thúc và kiến nghị thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND quận Ba Đình ban hành Quyết định cưỡng chế nhà 8B Lê Trực theo đúng quy định, chứ không đồng ý với phương án tự phá dỡ trong thời hạn 7 tháng được chủ đầu tư đưa ra.
Một đại diện của Sở Xây dựng cho biết: “Với tốc độ phá dỡ thể hiện trong văn bản kiểm tra của cơ quan liên ngành thì việc phá dỡ của chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực đang thực hiện là chậm và không đảm bảo tiến độ theo đúng với tinh thần chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội. Khi chủ đầu tư tự phá dỡ không đảm bảo tiến độ thì UBND quận Ba Đình phải có trách nhiệm ra Quyết định cưỡng chế, phê duyệt phương án cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế. Sở Xây dựng sẽ tiếp tục đề nghị thành phố Hà Nội yêu cầu UBND quận Ba Đình nghiêm túc thực hiện chỉ đạo…”.
Chậm xử lý dư luận càng bất bình
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, đối với công trình nhà 8B Lê Trực, Bí thư Thành ủy Hà Nội và Chủ tịch thành phố đã rất nhiều lần chỉ đạo nhưng UBND quận Ba Đình lại xử lý với tốc độ rất cầm chừng.
“Ở đây có gì bất thường đáng nghi ngờ không? Tôi cho rằng việc UBND quận Ba Đình chậm ra quyết định cưỡng chế rất có thể vì trước đây hai bên có sự “dan díu” quyền lợi nào đó nên giờ khó xử. Đối với công trình đã được kết luận vi phạm rõ ràng như nhà 8B Lê Trực thì quá đủ điều kiện để ký quyết định cưỡng chế, vấn đề là UBND quận Ba Đình muốn làm, hay chờ dư luận lắng xuống rồi cho qua?”, ông Liêm nói.
“Tôi đồng ý quan điểm cần tạo điều kiện cho chủ đầu tư tự giác khắc phục vi phạm, nhưng việc tháo dỡ phải được thực hiện nghiêm túc, chứ anh không thể kéo dài từ tháng này qua tháng khác, nếu để như vậy dư luận rất bất bình. Qua báo chí phản ánh có thể thấy Công ty Cổ phần May Lê Trực đã không nghiêm túc phá dỡ nên cần xử lý nghiêm khắc hơn. Những ngày qua, tôi được biết UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản đốc thúc.
Tuy nhiên, chỉ đốc thúc trên giấy trong trường hợp này là chưa đủ. Để giải quyết triệt để, tôi cho rằng lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội phải thường xuyên dành thời gian giám sát chặt chẽ, đồng thời xem xét xử lý trách nhiệm lãnh đạo UBND quận Ba Đình nếu cấp dưới không thực hiện đúng chỉ đạo…”, ông Phạm Sỹ Liêm nói.
Về thời gian phá dỡ giai đoạn 1 gồm tum thang, tầng 19 nhà 8B Lê Trực, theo lãnh đạo một công ty chuyên phá dỡ công trình trên địa bàn Hà Nội, nhà 8B Lê Trực là công trình có kết cấu bê tông hiện đại và phức tạp. Tuy nhiên, với công trình đã được chủ đầu tư rào chắn, lắp đặt hệ thống giáo và lưới vây như nhà 8B Lê Trực thì chỉ cần 4 tháng để hoàn tất việc phá dỡ tum thang, tầng 19, nếu huy động đủ lực lượng và phương tiện.

Chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực nộp phương án phá dỡ

(Kiến Thức) - Theo Sở Xây dựng HN, chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực đã nộp phương án phá dỡ phần công trình xây sai phạm cho UBND phường Điện Biên vào giờ chót.

Tối 15/11, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, cuối giờ chiều cùng ngày, chủ đầu tư dự án tòa nhà 8B Lê Trực là Công ty cổ phần May Lê Trực đã nộp phương án phá dỡ phần sai phạm tại công trình này cho UBND phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội). Như vậy, chủ đầu tư đã nộp phương án tháo dỡ theo đúng thời hạn do Sở Xây dựng đưa ra.
Chu dau tu toa nha 8B Le Truc nop phuong an pha do
Tòa nhà 8B Lê Trực gần Lăng Bác có nhiều sai phạm trong xây dựng. 

Bắt đầu “cắt ngọn” tòa nhà 8B Lê Trực

9h sáng nay 21/11, dưới sự chứng kiến của cơ quan chức năng, chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực bắt đầu tiến hành phá dỡ sai phạm.

Thời gian để "cắt ngọn" tòa nhà 8B Lê Trực, P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội được thông tin là 8 tháng, tính từ ngày 21/11/2015. Chủ đầu tư khẳng định đang đôn đốc nhà thầu làm với tiến độ nhanh nhất có thể và cam kết khắc phục triệt để sai phạm với tinh thần tự nguyện cao.
Trước đó, Sở Xây dựng và UBND quận Ba Đình đã chấp thuận phương án phá dỡ do chủ đầu tư cam kết. Theo phương án này, giai đoạn 1, chủ đầu tư sẽ tiến hành phá dỡ tầng tum, sau đó phá dỡ tầng 19.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.