Nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình lĩnh án 3 năm tù

(Kiến Thức) - TAND TP HCM tuyên phạt nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình 3 năm tù. Hành vi của ông Bình được cho là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (sau là Ngân hàng Xây dựng VNCB).

Đúng 15h chiều nay (2/7), Hội đồng xét xử TAND TP HCM tuyên án bị cáo Đặng Thanh Bình (64 tuổi, cựu Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước) và 4 bị cáo nguyên là thành viên Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước (đặt tại Ngân hàng Xây dựng - VNCB) về tội "Thiếu trách nhiệm" để Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB) gây thiệt hại hơn 15.000 tỷ đồng.
Các bị cáo đứng dậy nghe tòa tuyên án. Ảnh: Tuổi Trẻ.
 Các bị cáo đứng dậy nghe tòa tuyên án. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Căn cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt bị cáo từng mức án như sau: Bị cáo Đặng Thanh Bình 3 năm tù; bị cáo Hà Tấn Phước 2 năm tù; Lê Văn Thanh chịu mức án 2 năm 6 tháng tù; bị cáo Phạm Thế Tuân chịu phạt 1 năm tù và Ngô Văn Thanh phạt 1 năm 6 tháng tù cùng về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cả 5 bị cáo được miễn trách nhiệm dân sự.
Trong vụ án này, HĐXX nhận định vai trò, trách nhiệm của bị cáo Đặng Thanh Bình là cao nhất, bởi sự buông lỏng trong quản lý đã dẫn đến những sai sót kéo dài tạo điều kiện cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo Bình không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ nhằm đảm bảo tính đúng đắn, chính xác đối với thực trạng, năng lực tài chính của nhóm Danh mà vẫn quyết định để ông Danh quản lý điều hành Ngân hàng VNCB, sử dụng ngân hàng như một công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
HĐXX cũng cho rằng hành vi của nguyên Phó thống đốc Đặng Thanh Bình là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín để Phạm Công Danh có điều kiện thực hiện tội phạm, gây thiệt hại cho VNCB trên 15.000 tỷ đồng.
Điều đáng nói, quá trình xét xử tại tòa bị cáo Bình lại cho rằng bản thân đã làm đúng chức trách và nhiệm vụ, nhưng không lường hết được những hành vi vi phạm pháp luật hết sức tinh vi của ông Phạm Công Danh và nhóm nhân viên dưới quyền ông Danh….

Đại án 9.000 tỷ: Nữ doanh nhân “đòi” 5.190 tỷ đồng

Liên quan tới đại án 9.000 tỷ, trước tòa, bà Trần Ngọc Bích (GĐ Công ty Tân Hiệp Phát) và người đại diện liên tục "đòi" VNCB phải trả 5.190 tỷ.

Ngày 30/12, phiên tòa xét xử đại án 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (viết tắt là VNCB) tiếp tục phần xét hỏi. HĐXX đã tiến hành thẩm vấn những hành vi xung quanh khoản tiền 5.190 tỷ đồng liên quan đến bà Trần Ngọc Bích và ông Trần Quí Thanh.

"Đòi" 5.190 tỷ đồng

Trước tòa, ông Phan Vũ Tuấn (đại diện ủy quyền của bà Trần Ngọc Bích) yêu cầu VNCB trả lại cho bà Bích 5.190 tỷ đồng. "Đây là tiền của bà Bích nằm trong tài khoản của bà Bích mà ông Danh đã tự động rút ra khỏi tài khoản của bà Bích mà không có sự đồng thuận...", người này lập luận.
Dai an 9.000 ti: Nu doanh nhan
Bà Trần Ngọc Bích tại phiên tòa sơ thẩm.
 
Theo bản án sơ thẩm, trong 2 ngày 21 và 26/8/2013, bà Trần Ngọc Bích và 8 cá nhân đã cầm cố 118 sổ tiết kiệm vay tiền tại VNCB, đã nhận giải ngân tổng cộng 5.190 tỷ đồng gồm 3.100 tỷ đồng ngày 21/8 và 2.090 tỷ đồng ngày 26/8/2013. Ngay trong ngày tiền được giải ngân vào tài khoản, Phạm Công Danh chỉ đạo Hoàng Đình Quyết chuyển toàn bộ đến tài khoản của Danh. Sau đó, số tiền này được chuyển tiếp sang tài khoản của ông Trần Quí Thanh để sử dụng thanh lý những hợp đồng của chính những người trong nhóm này đã vay trước đó. Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX hỏi về nguồn gốc khoản tiền 3.100 tỷ và 2.090 tỷ từ đâu mà có trong tài khoản bà Bích? Người đại diện trả lời do một số người vay và chuyển cho bà Bích. Ông Tuấn khẳng định tiền này là vay hợp pháp, bà Bích chưa rút ra hay chuyển đi đâu nên đề nghị được trả lại vào tài khoản của mình. Đến lượt mình, bà Trần Ngọc Bích nhắc lại yêu cầu người đại diện đã trình bày. Bà là đề nghị VNCB trả lại 5.190 tỷ, tiền lãi phát sinh và tiền bồi thường theo quy định pháp luật... Sau khi bà Bích trình bày, bị cáo Hoàng Đình Quyết được tòa gọi lên thẩm vấn để làm rõ. Ông Quyết thừa nhận là người trực tiếp giải ngân 5.190 tỷ đồng vào các ngày 21/6 và 21/8, những số tiền của bà Bích vay đều được đảm bảo bằng sổ tiết kiệm. "Bản chất vụ việc là bà Bích vay nợ mới trả nợ cũ", cựu Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn quả quyết. Bị cáo Quyết khẳng định không tự ý chuyển số tiền 5.190 tỷ đồng mà có sự đồng thuận của bà Bích thông qua ông Vũ Anh Tuấn. HĐXX hỏi bị cáo Danh xác định các khoản vay ngày 21/6 và 21/6 gồm 5.190 tỷ đồng dòng tiền đi như thế nào? "Tiền của bà Bích gửi tại ngân hàng được chuyển vào tài khoản của tôi, sau đó từ tài khoản của tôi chuyển qua tài khoản của ông Thanh", bị cáo Danh khai. Trước những lời khai trên, tòa cho biết sẽ triệu tập ông Trần Quý Thanh đến tòa vào ngày 3/1 tới. Không vay vẫn để sổ ở ngân hàng? Trước đó, HĐXX đã tiến hành thẩm vấn những hành vi xung quanh việc rút 300 tỷ đồng bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm đứng tên 3 cá nhân Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung và Trần Hoài Phục nhưng không có hồ sơ, chứng từ vay. Tuy nhiên, quá trình điều tra, cơ quan điều tra thu giữ 6 sổ này đang nằm tại VNCB. Tại tòa, người đại diện 3 chủ sổ tiết kiệm liên tục cho rằng hoàn toàn không có chuyện họ thế chấp sổ vay tiền của VNCB, điều này do các bị cáo tự ý thực hiện. Chủ tọa đặt câu hỏi theo lý thì những người gửi tiền thì phải giữ sổ tiết kiệm nhưng tại sao 6 sổ tiết kiệm này lại nằm trong ngân hàng VNCB? Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (SN 1982, đại diện 3 chủ sổ tiết kiệm) thừa nhận theo nguyên tắc chủ sở hữu là giữ sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, ban đầu họ có ý định vay tiền của ngân hàng nên đã gửi sổ tiết kiệm vào ngân hàng nhằm đảm bảo các khoản vay. Thế nhưng khi đang làm thủ tục thì những người này không vay nữa và tiếp tục để sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Khi vụ án bị khởi tố, những người này tới ngân hàng lấy sổ tiết kiệm mà ngân hàng không cho nhận lại? "Tại sao chúng tôi cho nhóm này nợ chứng từ bởi chúng tôi tạo điều kiện cho khách hàng ở xa, nhóm này là khách hàng VIP, họ gửi rất nhiều tiền vào ngân hàng. Nhưng sau khi bị cáo cho giải ngân thì những người này không chịu hoàn tất hồ sơ vay tiền. Những lời khai của người đại diện là hoàn toàn sai sự thật", bị cáo Khương khẳng định. Về nguồn gốc số tiền, người đại diện và các chủ sổ một mực khẳng định đây là tiền của họ. Thế nhưng tại phiên sơ thẩm họ lại khai là tiền vay của ông Trần Quí Thanh. Ngày 3/1, phiên tòa tiếp tục.

Vụ Phạm Công Danh: CBBank lấy cơ sở nào đòi bồi thường 6.100 tỷ?

(Kiến Thức) - CBBank đề nghị HĐXX tuyên 46 bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê, 44 đồng phạm và hơn 140 cá nhân được đề cập trong cáo trạng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, hoàn trả hơn 6.100 tỷ.

Sáng nay (18/1), phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và 45 đồng phạm vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (BIDV)… tiếp tục phần xét hỏi.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.