Bệnh nhiệt miệng là gì?
Ảnh Internet |
Bệnh nhiệt miệng được y học gọi tên bệnh áp-tơ còn dân gian thì hay gọi là loét miệng, viêm niêm mạc miệng cấp. Biểu hiện của bệnh là niêm mạc miệng bị viêm nhiễm, sưng, nóng đỏ và đau. Đôi khi lở loét rất khó chịu, đặc biệt là khi nhai nuốt hay ăn uống.
Bệnh có thể gây ra những áp-xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc. Nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng. Khi viêm cấp thì thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch ở góc hàm. Các vết loét cấp ở niêm mạc miệng, lưỡi thường tái phát nhiều lần, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Triệu chứng viêm loét miệng
Ảnh Internet |
Viêm loét dạng nhỏ:
Đây là những dạng loét phổ biến nhất (viêm miệng aphthous còn gọi là viêm miệng ap – tơ) và chiếm 80% trong số các trường hợp. Thời gian để các vết loét này lành lại thường là 7 – 10 ngày.
Viêm loét dạng lớn:
Còn được gọi là các vết loét rộng, những dạng loét này chiếm 10% trong số các trường hợp viêm miệng aphthous. Những vết loét này được coi là viêm loét miệng dạng aphthous lớn. Loại này thường kết hợp với các vết loét liền kề và tạo nên vết loét lớn hơn. Chúng thường rất đau.
Viêm loét dạng herpes:
Dạng viêm loét này rất đau và được hình thành do lấy nhiễm virus herpes simplex. Trong loại viêm loét này, bạn sẽ thấy các vết thương tái phát thường xuyên hơn nhiều so với viêm loét dạng aphthous nhỏ và lớn. Hầu hết phụ nữ có khả năng bị ảnh hưởng bởi dạng loét này nhiều hơn so với nam giới. Những vết loét này xảy ra theo cụm với 100 các vết loét nhỏ.
Nguyên nhân gây ra viêm loét miệng
- Căng thẳng
- Tình trạng răng miệng mất vệ sinh
- Thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin C và sắt
- Dị ứng thức ăn
- Đặc biệt là viêm..
- Mất cân bằng hoocmon
- Bệnh về đường ruột
- Bệnh về da...
Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà
Nước ép cùi dừa
Bạn hãy lấy phần cùi dừa, sau đó ép lấy nước cốt để súc miệng. Nước cốt dừa có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau và làm sạch khoang miệng rất hiệu quả. Bạn hãy chăm chỉ súc miệng bằng loại nước này ít nhất 3 – 4 lần mỗi ngày, các vết loét sẽ chóng lành.
Nước hạt rau mùi
Hạt rau mùi được biết đến với công dụng là loại bỏ hôi miệng, kháng khuẩn và trị nhiệt miệng rất tốt. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần đun sôi 1 thìa hạt rau mùi rồi sau đó chắt lấy nước và súc miệng từ 2-3 lần mỗi ngày là được.
Nước ép khế chua
Nước ép khế chua cực kì tốt cho việc loại bỏ nhiệt miệng. Nếu đã từng thử rất nhiều cách mà vẫn không hiệu quả, thì bạn hãy thử nghiền nát một trái khế, sau đó cho bát nước lọc vào và đun sôi. Khi nước nguội, bạn ngậm trong miệng khoảng 2 phút rồi bắt đầu nuốt từ từ. Mỗi ngày bạn thực hiện từ 2 – 3 lần sau các bữa ăn.
Mật ong và nghệ
Mật ong có tính kháng khuẩn, còn nghệ kháng viêm hiệu quả. Kết hợp 2 nguyên liệu này lại với nhau, bạn sẽ có thể nhanh chóng loại bỏ được các nốt phỏng và nhiệt trong miệng. Để thực hiện, bạn hãy trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa bột nghệ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp này vào vết loét từ 2 – 3 lần/ngày.
Súc miệng nước muối loãng
Nước muối loãng là loại dung dịch có tính kháng khuẩn, sát trùng rất tốt. Bạn chỉ cần pha một chút muối với nước ấm và súc miệng vào các buổi sáng, tối là hiện tượng nhiệt miệng sẽ giảm đi nhanh chóng.