Nguyên nhân thực sự nào dẫn đến cái chết của Tào Tháo?

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, người đặt nền móng hình thành nhà Tào Ngụy thời Tam quốc, trong lịch sử Trung Quốc.

Nguyên nhân thực sự nào dẫn đến cái chết của Tào Tháo?

Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, kể từ khi đi chinh phạt giặc Khăn Vàng đến khi qua đời, Tào Tháo trải qua gần 40 năm tung hoành trên lưng ngựa, "gần như không có năm nào không xuất chinh". Tiếc rằng, cuối cùng Tào Tháo chết cũng không thực hiện được giấc mộng nhất thống giang sơn.

Tam quốc diễn nghĩa có đoạn viết, Tào Tháo mở hộp đựng đầu Quan Vũ ra nhìn, thấy râu tóc dựng đứng lên, trừng mắt ra nhìn, vì vậy Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu. Hoa Đà được triệu đến chữa bệnh.

Nguyen nhan thuc su nao dan den cai chet cua Tao Thao?

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Sohu

Hoa Đà nói với Tào Tháo rằng căn nguyên của bệnh đau đầu chính là do khối u lớn dần trong não, chỉ còn cách dùng thuốc mê, sau đó dùng rìu bổ đầu, lấy khối u ra ngoài mới có thể trị dứt được bệnh.

Tháo vốn tính đa nghi, nghe tới việc bổ đầu thì nổi trận lôi đình, cho rằng Hoa Đà có ý định hại chết mình để trả thù cho Quan Vũ. Trong cơn thịnh nộ, Ngụy Vương lập tức nhốt Hoa Đà vào ngục. Hoa Đà chết trong ngục không lâu sau thì Tào Tháo chết.

Theo sử liệu, sinh thời Tào Tháo đã mắc bệnh đau đầu trong nhiều năm. Ông đã sai người triệu danh y Hoa Đà - là người đồng hương ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự Châu, đến chữa trị. Do thuốc của Hoa Đà hiệu nghiệm, ông đã giữ Hoa Đà lại bên mình một thời gian. Những lúc bị đau, ông nhờ Hoa Đà châm cứu cho một vài mũi kim thì bệnh tình đỡ đi nhiều.

Sau này Tào Tháo có người nhà mắc bệnh, lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian chưa xong, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Tào Tháo nghi ngờ, sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không có bệnh gì, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội.

Nguyen nhan thuc su nao dan den cai chet cua Tao Thao?-Hinh-2

Tào Tháo và Hoa Đà. Ảnh: Sohu

Sau khi Hoa Đà bị giam, mưu thần nổi tiếng của Tào Tháo là Tuân Úc lên tiếng xin tha cho Hoa Đà. Tào Tháo thẳng thừng nói: "Không đáng phải lo lắng, chẳng lẽ thiên hạ không có một thầy thuốc nào khác sao ?".

Cuối cùng, bị cai ngục tra tấn, Hoa Đà chết trong ngục, khoảng năm 208. Mà Tào Tháo đến tận năm 220 mới qua đời (Tam quốc diễn nghĩa viết, Hoa Đà chết trong ngục không lâu sau thì Tào Tháo chết).

Về Hoa Đà, tương truyền khi bị bắt vào ngục, Hoa Đà biết mình không thể thoát khỏi cái chết nên ngày đêm viết sách y học, đúc kết những kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, mong lưu truyền lại kiệt tác cho hậu thế.

Ông đã kịp viết xong 3 cuốn sách và muốn tặng cho cai ngục, nhưng người này vì lo sợ mà không dám nhận. Thất vọng cực độ, ông đã đốt hết ba cuốn sách. Cai ngục thấy vậy, chợt thấy mình đã hồ đồ, vội vàng chạy đến giằng lấy sách, nhưng chỉ còn một cuốn nguyên vẹn. Đây được coi là điều đáng tiếc cho lịch sử y học Trung Quốc.

Còn Tào Tháo, theo sử liệu, năm 219, ông lại tái phát bệnh đau đầu. Ông giao lại bản doanh Nghiệp Thành của nước Ngụy cho thế tử Tào Phi quản lý, còn mình về Lạc Dương dưỡng bệnh. Hứa Xương lúc đó chỉ còn vua hư danh Hán Hiến Đế.

Nguyen nhan thuc su nao dan den cai chet cua Tao Thao?-Hinh-3

Tào Tháo chết do bị bệnh đau đầu hành hạ. Ảnh: Sohu

Bị bệnh đau đầu hành hạ không có ai chữa được, Tào Tháo rất ân hận vì đã giết Hoa Đà. Tháng giêng năm 220, Tào Tháo qua đời, thọ 66 tuổi. Ông ở ngôi Ngụy vương được 5 năm.

Thế tử Tào Phi lên nối ngôi Ngụy vương. Vài tháng sau, Tào Phi ép vua Hán Hiến Đế nhường ngôi, lập ra nhà Ngụy, đóng đô ở Lạc Dương. Tào Tháo được truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế, thường gọi là Ngụy Vũ Đế.

Mệnh danh là "gian hùng thời loạn" nhưng Tào Tháo vẫn thua người này

Những ai đã đọc Tam Quốc chí và Tam Quốc diễn nghĩa thì có lẽ còn phát hiện ra có một người còn gian hùng hơn cả Tào Tháo. Đó là ai?

Mệnh danh là "gian hùng thời loạn" nhưng Tào Tháo vẫn thua người này

Tư Mã Ý

Tư Mã Ý sinh ra trong gia tộc Tư Mã nổi tiếng vào thời Đông Hán khi có nhiều đời làm quan. Gia cảnh của Tào Tháo ban đầu thấp hơn nhiều và không mấy tiếng tăm so với Tư Mã Ý. Tào Tung (cha của Tào Tháo) là con nuôi của Tào Đằng, một trong những hoạn quan có thế lực nhất trong triều đình Đông Hán.

Không phải Tào Tháo, trở ngại lớn nhất khi Lưu Bị đánh Tây Xuyên là gì?

Trương Nhiệm xuất thân bần hàn, phục vụ cho Lưu Chương. Ông chính là trở ngại lớn nhất của Lưu Bị khi đi đánh Tây Xuyên.

Không phải Tào Tháo, trở ngại lớn nhất khi Lưu Bị đánh Tây Xuyên là gì?

Tào Tháo và Lưu Bị là hai thế lực rất mạnh thời Tam quốc, tuy nhiên Tào Tháo không phải là trở ngại lớn nhất của Lưu Bị khi ông muốn tiến vào Tây Xuyên, Người khiến Lưu Bị vất vả nhất trong chiến dịch này chính là Trương Nhiệm.

Chiến dịch Tây Xuyên, hay Lưu Bị chiếm Tây Xuyên hoặc Lưu Bị chiếm Ích Châu là một loạt các chiến dịch quân sự của tập đoàn quân phiệt Lưu Bị cầm đầu, trong việc chiếm đoạt Tây Xuyên (phần lớn Ích Châu đương thời, bao gồm Tứ Xuyên và Trùng Khánh ngày nay), khi đó khu vực này đang nằm dưới tay của quân phiệt Lưu Chương.

Tào Tháo có 25 con trai, vì sao Tư Mã Ý dễ dàng đoạt quyền?

Tào Tháo có tới 25 người con trai nhưng Tư Mã Ý vẫn dễ dàng đoạt quyền, hóa ra là vì nguyên nhân này.

Tào Tháo có 25 con trai, vì sao Tư Mã Ý dễ dàng đoạt quyền?

Trong Tam Quốc, có thể nói Tào Tháo là một trong những chính trị gia tham vọng và nổi tiếng bậc nhất. Tào Tháo (155 – 220), biểu tự Mạnh Đức, là người đã đặt nền móng để lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.

So với Tôn Quyền của Đông Ngô, Lưu Bị của Thục Hán, Tào Tháo có nhiều lợi thế hơn cả. Sinh trưởng trong gia đình giàu có, đồng thời có nhiều thuận lợi trong quá trình lập nghiệp, Tào Tháo nhanh chóng gây dựng được cơ nghiệp lớn và có sức ảnh hưởng trong Tam Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới