Nguyên nhân khiến nữ sinh lớp 12 phải điều trị tâm thần

Theo chuyên gia tâm thần, áp lực học tập cùng với việc phải ở nhà lâu do dịch bệnh là nguyên nhân gây nên tình trạng của trường hợp này.

Nguyên nhân khiến nữ sinh lớp 12 phải điều trị tâm thần

Bác sĩ Trần Thị Sáu, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội), cho biết sau khi Hà Nội nới lỏng các biện pháp chống dịch, số người đến khám sức khỏe tâm thần gia tăng.

Gần đây, bác sĩ Sáu tiếp nhận ca bệnh là một nữ sinh lớp 12, ở Hà Nội, đến khám vì có hành vi gây tổn thương trên cơ thể.

Gia đình bệnh nhân chia sẻ trước khi bắt đầu năm học mới, nữ sinh này đã có biểu hiện lo âu, buồn chán và dùng vật sắc nhọn tự cắt vào tay. Thời điểm đó, gia đình gọi điện xin ý kiến tư vấn của bác sĩ. Sau khi được tư vấn, tình trạng của nữ sinh đã được cải thiện.

Học được một thời gian, nữ sinh này tiếp tục xuất hiện tình trạng buồn chán, suy nghĩ tiêu cực… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập. Nữ sinh có biểu hiện hay cáu gắt và bắt đầu lặp lại hành vi cắt tay, hành hạ cơ thể.

Gia đình sau đó đã đưa nữ sinh đến Bệnh viên Tâm thần ban ngày Mai Hương thăm khám. Tại bệnh viện, nữ sinh chia sẻ với bác sĩ: "Mỗi khi làm đau bản thân như vậy, em cảm thấy tư tưởng thoải mái hơn".

"Sau khi thăm khám, chúng tôi đã phải cho bệnh nhân dùng thuốc, kết hợp gia đình, dùng biện pháp điều trị tâm lý", bác sĩ Sáu cho hay.

Nguyen nhan khien nu sinh lop 12 phai dieu tri tam than

Bệnh nhân tới khám tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương gần đây tăng. Ảnh: L.P.

Theo chuyên gia này, áp lực học tập cùng với việc phải ở nhà lâu do dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tư tưởng của mọi người nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng. Với trường hợp như nữ sinh trên, đây chính là lý do.

Khi ở lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý, những tác động khách quan bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, suy nghĩ, tâm lý, hành vi.

Hiện nay, tại cơ sở y tế này, bệnh nhân đến khám ở mọi lứa tuổi nhưng nhóm tuổi vị thành niên, thanh niên chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa số bệnh nhân đến khám đều chung một nguyên nhân là ảnh hưởng của dịch bệnh và việc phải học online lâu dài.

Thậm chí, những trường hợp bị biểu hiện rối loạn lo âu, trầm cảm khá nặng, đến mức tự hành hạ cơ thể mình.

Bác sĩ Sáu khuyến cáo để sớm phát hiện và can thiệp kịp thời, vai trò của người thân là rất quan trọng. Bố mẹ thường xuyên phải quan tâm, giám sát các con để phát hiện những bất thường ở trẻ.

"Ví dụ như trước đây con vui vẻ, hoạt bát, ngoan hiền nhưng bỗng nhiên thấy con có những thay đổi bất thường về hành vi, hay cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, cần đi khám chuyên khoa tâm thần sớm. Với trường hợp trẻ tìm đến những cách như rạch tay, hành hạ cơ thể thì đã ở tình trạng quá nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn”, bác sĩ Sáu tư vấn.

Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, cộng với việc học online thường xuyên, nếu bố mẹ không hiểu tâm tư của trẻ, gây áp lực cho trẻ rất dễ khiến trẻ bị ảnh hưởng. Bởi vậy, phụ huynh cần thường xuyên hỏi han, chia sẻ và không gây áp lực, không giao mục tiêu, đặt kỳ vọng quá lớn với con trẻ.

Bác sĩ cũng cảnh báo phụ huynh khi để trẻ tiếp cận các thiết bị điện tử quá dễ dãi, điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn với trẻ.

"Sau mỗi đợt học online, trẻ đến khám về nghiện game, điện thoại thường tăng. Đó là chưa kể đến việc trẻ dễ tiếp cận các nội dung xấu, độc hại trên mạng…Vì thế, phụ huynh không chỉ là người quan tâm, giám sát mà còn đóng vai trò là người bạn, chia sẻ với con để giải tỏa áp lực, căng thẳng giúp trẻ cân bằng cuộc sống, thoải mái tâm lý", bác sĩ Sáu khuyến cáo.

Ít nhất 3 triệu thanh niên Việt có các vấn đề về tâm lý, tâm thần

Uớc tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên có vấn đề về tâm lý, tâm thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được các hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết, một bộ phận còn lại tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá và ma túy để “tự chữa”, xoa dịu các triệu chứng của rối loạn tâm thần.
 
 

Ít nhất 3 triệu thanh niên Việt có các vấn đề về tâm lý, tâm thần
Số liệu trên được ThS.BS Nguyễn Song Chí Trung – Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện và HIV (ĐH Y Dược TP.HCM) báo cáo tại Hội nghị “Sức khỏe tâm thần và sử dụng ma túy trong thanh thiếu niên” được Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) tổ chức tại TP.HCM vào ngày 3/11.

Rối loạn tâm thần do nghiện game online: Bệnh thời hiện đại khó điều trị?

(Kiến Thức) - Dù chỉ trò chơi giải trí đơn thuần nhưng nghiện game online lại gây ra tác hại vô cùng nguy hiểm, có thể gây hoang tưởng, ảo giác, rối loạn tâm thần. Đây là căn bệnh khó chữa trị nhất trong các chứng rối loạn tâm thần.

Rối loạn tâm thần do nghiện game online: Bệnh thời hiện đại khó điều trị?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung chứng nghiện game online là một bệnh về tâm thần.
Cụ thể, trong cuộc họp thường niên lần thứ 25 của WHO tại Thụy Sỹ, tổ chức này đã nhất trí quan điểm coi chứng nghiện game là một bệnh lý chính thức được bổ sung vào danh mục 55.000 bệnh, các thương tích hoặc nguyên nhân gây tử vong, hay còn gọi là danh sách phân loại bệnh (ICD) được các bác sĩ, nhà nghiên cứu, công ty bảo hiểm sức khỏe sử dụng để tham khảo.

Anh trai bảo chị dâu mắc bệnh tâm thần, nhưng sự thật mới đáng ngại

Nhìn ánh mắt chị nháy nháy tôi đã hiểu phần nào nên chuyển hướng.

Anh trai bảo chị dâu mắc bệnh tâm thần, nhưng sự thật mới đáng ngại

Anh tôi rất giỏi, 30 tuổi đã có công ty riêng rất phát triển, chị dâu chỉ việc ở nhà sinh con mà chẳng vất vả đi kiếm tiền. Ngôi biệt thự 3 tầng lộng lẫy của anh trai rất gần chỗ công ty tôi làm việc. Chính vì thế dù đã ra trường vài năm nhưng tôi chưa muốn ra ngoài ở.

Hàng ngày đi làm về, tôi được chị dâu chuẩn bị sẵn những món ngon. Còn về phần mình chỉ mỗi công đoạn rửa bát và ngồi chơi với các cháu. Chị dâu sống rất tốt và tình cảm nên mỗi khi anh trai gắt gỏng với chị ấy, tôi luôn đứng ra bảo vệ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.